Mạch lạc trong cấu trúc văn bản

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 119 - 150)

1. Đa số thuật ngữ

3.3.2. Mạch lạc trong cấu trúc văn bản

Cấu trúc (bố cục) của các bài báo khoa học là hình thức của bài báo xuất hiện bằng tên các mục, tiểu mục đánh dấu các yếu tố thành phần (hoặc các yếu tố nghĩa) và sự tổ chức của các yếu tố đó theo một trình tự nhất định để thể hiện cấu trúc nghĩa hoàn chỉnh của VB. ồng thời, tường minh hóa cấu trúc nghĩa của VB bằng mối quan hệ nghĩa giữa các yếu tố. Mạch lạc sẽ được tạo ra bởi cấu trúc của VB. ó là cách thức để các bộ phận hợp thành một thể thống nhất, góp phần thể hiện chủ đề và nội dung [5, tr.470].

Ngữ liệu được thống kê cho thấy, rất ít các bài báo KHXH&NV (3%) giống các bài báo Khoa học Tự nhiên có dấu hiệu hình thức thể hiện mạch lạc bằng sự xuất hiện theo trình tự và tên gọi các đề mục (các yếu tố thành phần). Phần lớn các bài báo KHXH&NV (97%) biểu hiện đặc trưng tính mạch lạc theo trình tự logic ngữ nghĩa bậc một (quan hệ trình tự diễn đạt) [81, tr.266] bằng cấu trúc chặt chẽ toàn VB (các câu, các đoạn, các yếu tố nghĩa được sắp xếp theo trình tự logic chủ quan và khách quan). ó là, sự logic của lập luận (các ý tưởng khoa học trong bài viết) và sự logic theo trình tự trước sau của các thông tin khoa học.

Bên cạnh đó, cấu trúc các bài báo được tổ chức hợp lý, đảm bảo đầy đủ các yếu tố quan yếu (các yếu tố nội dung - thành phần quan trọng) [51, tr.73], đồng thời đóng góp vào việc duy trì, triển khai đề tài - chủ đề theo những mối quan hệ nghĩa logic nhất định và đảm bảo sự liên kết, thống nhất giữa các yếu tố đó sẽ tạo nên sự mạch lạc cho VB. Bởi vì, “các nhà phân tích diễn ngôn đều thừa nhận rằng cấu

trúc hay còn gọi là cách thức tổ chức các yếu tố quan yếu có một vai trò quan trọng trong việc tạo nên mạch lạc” [51, tr.55].

Do đó, từ yêu cầu cần đảm bảo kết cấu hình thức của một bài báo khoa học và tính mạch lạc cho thể loại VB này, việc tìm hiểu các yếu tố quan yếu và xem xét tính mạch lạc của chúng trong ngữ liệu được thu thập là một việc cần thiết.

Tám yếu tố thành phần trong một bài báo khoa học được qui định bởi Tạp chí Khoa học và ông nghệ Việt Nam (đã đề cập trong phần iv, mục 1.2.2.3). ây chính là 8 yếu tố bắt buộc và những nguyên tắc cụ thể của từng yếu tố này cần phải thực hiện đúng để đảm bảo cấu trúc nghĩa cho một bài báo khoa học (phụ lục 2 của L ). Do đó, việc nghiên cứu các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học -

HQGHN, được tìm hiểu từ bố cục hình thức (xem xét sự xuất hiện của các yếu tố thành phần trong một bài báo) và tiếp theo là mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố này hướng tới đề tài - chủ đề chung của VB. Dựa trên nhiều tài liệu chỉ dẫn về cấu trúc đặc thù một bài báo khoa học trong nước và nước ngoài, qua thống kê ngữ liệu, chúng tôi sơ đồ hóa cấu trúc các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học - HQGHN như sau:

Sơ đồ 3.7: Cấu trúc của một bài báo &NV

Theo sơ đồ 3.7, cấu trúc của một bài báo KHXH&NV, ngoài tiêu đề thường gồm các yếu tố là: tóm tắt, dẫn nhập (lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, phương

Kết quả nghiên cứu 1 Kết quả nghiên cứu 2 Kết quả nghiên cứu 3

pháp nghiên cứu), kết quả, thảo luận, kết luận, tài liệu tham khảo. Ngoài phần tiêu đề, tóm tắt và tài liệu tham khảo là bắt buộc, các yếu tố khác trong một bài báo khoa học có thể xem xét trong cấu trúc (bố cục) gồm ba phần là: đặt vấn đề (vấn đề nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu), giải quyết vấn đề (kết quả nghiên cứu, thảo luận) và kết luận [28, tr.171].

Ngoài ra, cấu trúc hình thức đặc thù (bố cục bài viết) và mối quan hệ chặt chẽ của các yếu tố nội dung trong các bài báo khoa học nói chung và các bài báo KHXH&NV nói riêng sẽ đảm bảo tính mạch lạc cho thông tin khoa học được truyền tải. Nếu thiếu một yếu tố thành phần (yếu tố quan yếu) trong bài báo khoa học hoặc xuất hiện sự không thống nhất (không logic) giữa các đơn vị trong một yếu tố hay giữa các yếu tố quan yếu đó sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạch lạc của VB.

Ngữ liệu 41: Bài báo khoa học “Đường hướng lấy người học làm trung tâm

trong dạy-học ngoại ngữ” [Tạp chí KHXH&NV, tập 16, số 2, 2000, tr.37-47], gồm

8 yếu tố thành phần là: 1.Tiêu đề;

2.Tóm tắt;

3. Dẫn nhập (gồm Lịch sử vấn đề (các quan điểm khác nhau về vai trò của người dạy hay người học) và Mục đích nghiên cứu (trình bày quan niệm của tác giả về “đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy-học ngoại ngữ)”;

4.Phương pháp nghiên cứu (định tính);

5. Kết quả nghiên cứu (cơ sở lý luận của việc chuyển trọng tâm từ người dạy sang người học, đường hướng lấy người học làm trung tâm và vai trò, nhiệm vụ của người dạy và người học);

6. Kết luận (đường hướng lấy người học làm trung tâm là một chủ trương giáo dục đúng đắn);

7. Thảo luận (giải đáp những băn khoăn, lo ngại về sự chuyển đổi trọng tâm từ người dạy sang người học và gợi ý bốn hướng nghiên cứu tiếp trong tương lai); 8.Tài liệu tham khảo.

ác yếu tố thành phần trên của bài báo đã có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng tới đề tài - chủ đề chung là “đường hướng lấy người học làm trung

tâm trong dạy - học ngoại ngữ”.

Như vậy, mối quan hệ gắn kết giữa các nội dung được triển khai trong từng phần của bài báo và mối quan hệ giữa các phần này cùng hướng tới đề tài - chủ đề chung là “đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy - học ngoại ngữ” đã tạo nên sự mạch lạc cho bài báo này. ó là mạng lưới quan hệ gắn kết một cách hợp lý theo trật tự logic tư duy (nhân - quả, cơ sở lý thuyết - áp dụng thực tiễn - kết luận, bổ trợ - chứng minh).

Ngoài ra, kết quả khảo sát 586 bài báo KHXH&NV đã cho thấy, cấu trúc đầy đủ các yếu tố thành phần trên (xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2013). hỉ một số bài báo thiếu một hoặc hai yếu tố thành phần (chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1995). ụ thể là:

Bảng 3.8: ác yếu tố thành phần trong hai giai đoạn của bài báo &NV

ác yếu tố thành phần Từ năm 1985 đến năm 1995 Từ năm 1996 đến năm 2013 ó (%) Không (%) ó (%) Không (%) ác tiêu đề nhỏ (tiểu mục) 19% 81% 88% 12% Tóm tắt 80% 20% 100% 0% Dẫn nhập 85% 15% 97% 3% Lịch sử vấn đề 20% 80% 96% 4%

Phương pháp nghiên cứu 9% 81% 94% 6%

Kết quả nghiên cứu 100% 0% 100% 0%

Thảo luận 94% 6% 98% 2%

Kết luận 100% 0% 100% 0%

Bảng khảo sát trên cho thấy, việc thiếu các tiêu đề nhỏ trong một bài báo khoa học ở giai đoạn đầu chiếm tỷ lệ cao (81%) và sang giai đoạn sau đã chiếm tỷ

lệ thấp hơn (12%). Phần Dẫn nhập không xuất hiện trong các bài báo ở giai đoạn đầu là 15%, sang giai đoạn sau đã xuất hiện gần đầy đủ (97%). ác phần khác cũng có xu hướng xuất hiện nhiều và đầy đủ hơn ở giai đoạn sau: phần Lịch sử vấn đề 20% tăng thành 96%; Phương pháp nghiên cứu từ 9% tăng lên 94%; Thảo luận tăng từ 94% thành 98%; phần Tóm tắt, Kết quả nghiên cứu và Kết luận đã xuất hiện đầy đủ (100%).

Kết quả thu được đã chỉ ra sự xuất hiện tăng dần và có xu hướng đầy đủ hơn các yếu tố thành phần của bài báo ở giai đoạn sau. iều này cho thấy sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, hướng tới đáp ứng đúng các quy định của chuẩn quốc gia và quốc tế của các bài báo KHXH&NV (có sự tác động bởi yếu tố xã hội, sự giao lưu hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa của các giai đoạn xuất bản bài báo khoa học). Và quá trình phát triển theo xu hướng đầy đủ các yếu tố thành phần hơn của các bài báo KHXH&NV trong giai đoạn 2 đã cho thấy đặc điểm phù hợp với sự phát triển chung của các bài báo khoa học trên thế giới (theo kết quả nghiên cứu của Chris Mack [135]).

Bên cạnh đó, cấu trúc nghĩa (hay còn gọi là cấu trúc vĩ mô) trong toàn bộ bài báo do sự xuất hiện bởi các phương tiện liên kết, đã giúp cho nghĩa của các câu, các đoạn văn, các thành phần (các yếu tố thành phần) được kết nối với nhau và trở nên chặt chẽ, dễ hiểu hơn.

Ngoài ra, cấu trúc diễn ngôn là sự tổ chức các yếu tố nội dung/ quan yếu theo những cách thức, trật tự nhất định để tạo mạch lạc [51, tr.59]. Và tính chất quan yếu sẽ tạo nên sự mạch lạc cho VB, đó là sự phù hợp về nội dung của các đóng góp (contributions) trong quá trình giao tiếp. ối với các bài báo KHXH&NV, 8 yếu tố thành phần (yếu tố quan yếu) trong một bài báo cùng đóng góp vào đề tài - chủ đề chung và bằng các mối quan hệ nghĩa logic nhất định, sẽ đảm bảo tính quan yếu cho VB đó.

Một VB có cấu trúc ngữ nghĩa càng tường minh thì tính mạch lạc càng cao và sự gắn kết chặt chẽ của các yếu tố trong VB để duy trì, triển khai đề tài - chủ đề một cách logic, hợp lý thì sẽ tạo nên sự chính xác và thống nhất cho chỉnh thể đó.

Do vậy, bức tranh chung về các yếu tố thành phần xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học - HQGHN và sự kết nối nghĩa (các mạng quan hệ nghĩa) của các yếu tố thành phần đó trong việc tạo ra cấu trúc nghĩa cho toàn bộ VB đã được tìm hiểu và phân tích.

Tuy nhiên, bức tranh tổng thể trong cả hai giai đoạn về sự xuất hiện đầy đủ các yếu tố thành phần (các yếu tố nội dung quan yếu) của các bài báo KHXH&NV được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.9: ác yếu tố thành phần của bài báo &NV

Qua sơ đồ trên, có thể thấy ngoại trừ yếu tố Kết quả nghiên cứu và Kết luận xuất hiện đầy đủ, các yếu tố khác vẫn còn thiếu trong một số bài báo KHXH&NV. Tên các mục trong bài báo (các tiêu đề nhỏ) chỉ xuất hiện trong 63% tổng số ngữ liệu được khảo sát, 27% các bài báo thiếu dấu hiệu nhận biết các đơn vị nhỏ này và như vậy cả bài báo là một dòng thông tin dài liền mạch (từ 3 đến 5 trang) sẽ khiến cho các nội dung khoa học khó theo dõi hơn đối với độc giả. Phần Dẫn nhập xuất hiện trong các bài báo (93%) là phần quan trọng cung cấp các thông tin mở đầu (lý do, mục đích nghiên cứu, phương pháp và câu hỏi nghiên cứu), nhưng vẫn còn 7% các bài báo thiếu yếu tố này và đề cập trực tiếp tới nội dung nghiên cứu. Sự xuất hiện của các phần khác là: Tóm tắt (93%), Lịch sử vấn đề (69%), Phương pháp nghiên cứu (67%) và Thảo luận (96%).

Ngoài ra, các bài báo KHXH&NV thuộc 8 ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn được tìm hiểu chi tiết đặc điểm mạch lạc xuất hiện qua cấu trúc VB (sự xuất hiện đầy đủ của các yếu tố thành phần) là:

Bảng 3.10: ác yếu tố thành phần trong các bài báo thuộc 8 ngành Khoa học ã hội và Nhân văn

ác bài báo thuộc các ngành khoa

học

Sự xuất hiện các yếu tố thành phần Tiêu đề nhỏ Tóm tắt Dẫn nhập Lịch sử vấn đề Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Thảo luận Kết luận Pháp luật 78% 100% 88% 65% 72% 100% 94% 100% Giáo dục 78% 100% 94% 83% 98% 100% 100% 100% Kinh tế 67% 100% 94% 68% 70% 100% 100% 100% Xã hội học 72% 100% 88% 80% 82% 100% 98% 100% Lịch sử 31% 97% 65% 55% 35% 100% 78% 100% Ngôn ngữ 66% 100% 100% 98% 85% 100% 98% 100% Văn học 18% 98% 78% 78% 55% 100% 90% 100% Triết học 44% 98% 70% 67% 42% 100% 94% 100%

Kết quả khảo sát trong bảng 3.10 đã chỉ ra, tỷ lệ các bài báo khoa học xã hội xuất hiện đầy đủ các yếu tố thành phần (cụ thể là: các tiêu đề nhỏ, tóm tắt, dẫn nhập, lịch sử vấn đề, phương pháp nghiên cứu) cao hơn trong các bài báo khoa học nhân văn (ngoại trừ ngành Ngôn ngữ).

Các bài báo KHXH&NV chuẩn gồm 8 yếu tố thành phần là: tiêu đề, tóm tắt, giới thiệu, phương pháp, kết quả, thảo luận và kết luận, tài liệu tham khảo. Mối quan hệ giữa các phần được xem xét là: Tiêu đề và Tóm tắt; Tóm tắt và toàn bộ nội dung bài báo; Tiêu đề và phần Dẫn nhập; Phương pháp nghiên cứu và Kết quả nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu và thảo luận; Kết luận và toàn bộ bài báo.

Kết quả khảo sát 586 bài báo đã cho thấy tính mạch lạc xuất hiện trong từng yếu tố thành phần và mối quan hệ chặt chẽ của các yếu tố thành phần (các yếu tố quan yếu). iều này được thể hiện như sau:

3.3.2.1. Tiêu đề và Tóm tắt

Tiêu đề (tên gọi, đầu đề) của VB để thể hiện ý đồ chủ đạo và quan điểm chính của người tạo lập VB. Tiêu đề có sức mạnh - định giới hạn VB và tạo ra sự hoàn chỉnh (bởi sự liên kết tiêu đề với nội dung bằng chức năng định danh và dự báo). Trong VB khoa học có hiện tượng tiêu đề vừa nêu lên nội dung cơ bản vừa nêu lên khái niệm, đối tượng tư tưởng, nhưng trong cả hai trường hợp, tiêu đề và nội dung VB đều gắn bó với chủ đề chính của tác phẩm, được triển khai qua việc liên kết và thống nhất tất cả các phần để đạt được tính hoàn chỉnh của VB [31, tr.250]. Ngoài ra, tiêu đề đóng vai trò quan trọng trong VB khi thực hiện chức năng dự báo và hồi cố [75, tr.28].

ác tiêu đề trong bài báo KHXH&NV thuộc văn phong khoa học, chịu những quy định của loại phong cách VB này (mục 1.2.2.2). hính vì thế, các tiêu đề có xu hướng định danh hóa sự việc, hiện tượng (đề cập trực tiếp đến đề tài của bài báo). Ngoài ra, các bài báo KHXH&NV được khảo sát thuộc hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 1985 đến năm 1995 (các chuyên ngành của Trường ại học Tổng hợp Hà Nội), giai đoạn 2 từ năm 1996 đến nay (các chuyên ngành thuộc Khoa Luật, Trường ại học Giáo dục và Trường ại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - HQGHN), nên ngữ liệu được phân loại để so sánh, đối chiếu sự phát triển về đặc điểm hình thức cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa của các tiêu đề.

Bảng 3.11: Cấu tạo ngữ pháp tiêu đề các bài báo &NV Cấu tạo của

tiêu đề Ngữ liệu khảo sát Từ năm 1985 đến năm 1995 (%) Từ năm 1996 đến năm 2013 (%) Cụm danh từ (thành phần khởi ngữ) 87% 90% âu đơn khẳng định 11% 9% âu hỏi 2% 1% Tổng 100% 100%

Bảng khảo sát 3.11 cho thấy, về hình thức cấu tạo các tiêu đề được sử dụng có xu hướng ngắn gọn và súc tích. Vì câu đơn chiếm tỷ lệ ít (11% và 9% trong hai giai đoạn), câu hỏi được sử dụng ít nhất (2% và 1%), đồng thời không xuất hiện sử dụng tiêu đề là những câu phức, câu ghép. ác cụm danh từ được sử dụng phổ biến nhất (87% và 90%), đồng thời có vai trò ngữ pháp là thành phần khởi ngữ trong câu (các trường hợp tường minh nghĩa bằng việc sử dụng các kết từ “về”, “về

việc” là 13%). Trong giai đoạn 1 xuất hiện nhiều tiêu đề có tính chất là các cụm

danh từ (cụm danh động từ) và sử dụng bắt đầu bằng các từ: về, về việc, một vài

nhận xét, ý kiến nhỏ về, nghiên cứu về v.v. Tới giai đoạn 2, những từ này có xu

hướng xuất hiện ít hơn.

Nội dung trong tiêu đề các bài báo khoa học thường gồm những từ ngữ quan trọng nhất và phản ánh chính xác nội dung bài viết. Do đó, thường nêu rõ đề tài - chủ đề của công trình nghiên cứu. Tên gọi đề tài - chủ đề để chỉ cả sự việc, hiện tượng và quan điểm, cách đánh giá về sự việc, hiện tượng đó. Vai trò của tiêu đề trong mối quan hệ với đề tài - chủ đề của các bài báo KHXH&NV có kết quả khảo

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 119 - 150)