Mạch lạc trong trật tự hợp lý giữa các câu, các đoạn

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 115 - 119)

1. Đa số thuật ngữ

3.3.1. Mạch lạc trong trật tự hợp lý giữa các câu, các đoạn

Trật tự hợp lý giữa các câu, các đoạn trong VB là trật tự theo quan hệ nghĩa logic nhất định. Quan hệ ngữ nghĩa bậc một gồm: quan hệ thứ tự, quan hệ bao hàm, quan hệ tương tự, quan hệ đồng nhất, quan hệ mâu thuẫn.. Quan hệ ngữ nghĩa bậc hai gồm: Quan hệ thứ tự (theo trình tự thời gian, không gian, nhân quả, trình tự diễn đạt), quan hệ bao hàm (giống loài, chung riêng, sở hữu, đặc trưng), quan hệ tương tự (đồng loại, đẳng lập, tuyển chọn), quan hệ mâu thuẫn (tương phản, đối lập)… (dẫn theo [81, tr. 266]).

Kết quả khảo sát 586 bài báo KHXH&NV đã cho thấy, quan hệ thứ tự đã xuất hiện phổ biến giữa các câu, các đoạn để thể hiện sự mạch lạc là: quan hệ nguyên nhân - hệ quả, quan hệ thời gian, quan hệ bổ trợ, quan hệ trình tự diễn đạt. ặc biệt, xuất hiện nhiều trong ngữ liệu được khảo sát là sự logic theo trình tự của các thông báo khoa học (trình tự diễn đạt). iều này được thể hiện trong các bài báo bằng sự logic của trình bày (sự tách bạch rành mạch của các phần qua các ký hiệu chữ số đi kèm, ví dụ: I, II, III, 1, 2, 3…) và sự logic của tư duy (trình tự các ý tưởng, thông tin khoa học phù hợp với các quy luật so sánh, diễn dịch, quy nạp). Bên cạnh đó, trật tự giữa các câu, các đoạn trong VB được khảo sát đã đảm bảo đúng trật tự logic khách quan (quy luật của sự việc, hiện tượng) và logic nhận thức (chủ quan) của con người.

Ngoài ra, dấu vết mạch lạc trong các bài báo KHXH&NV chỉ rất ít trường hợp không được đánh dấu bằng các phương tiện liên kết (nội dung ngữ nghĩa xuất hiện bằng trật tự câu, trật tự đoạn văn hợp lý trong VB), chiếm đa số (97%) đã được thể hiện bằng các quan hệ logic có đánh dấu (bằng các phương tiện liên kết). Cụ thể là, quan hệ nghĩa logic chỉ mối quan hệ đề tài – chủ đề giữa các câu, các đoạn văn bằng sự xuất hiện của phép lặp các danh từ (cụm danh từ), từ khóa (mục 2.1.1.1 và mục 2.2.2.1), sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa (mục 2.1.1.2), sự phối hợp các từ ngữ khoa học chuyên ngành (mục 2.1.1.3). Tiếp theo là sự xuất hiện phổ biến của các quan hệ nghĩa logic giữa các câu, các đoạn văn bằng quan hệ nguyên nhân - hệ quả trong ngữ liệu được thu thập (mục 2.1.2.1), quan hệ bổ trợ (đặc biệt là bổ trợ - chứng minh và bổ trợ - khái quát trong mục 2.1.2.2), quan hệ thời gian - không gian (mục 2.1.2.3), quan hệ nghịch đối (mục 2.1.2.4) và sử dụng câu nối hợp nghĩa (chuyển tiếp) để kết nối ngữ nghĩa giữa các đoạn văn. Quan hệ nghĩa quy chiếu (hồi chiếu và khứ chiếu) giữa các yếu tố trong các câu, các đoạn văn bằng phép quy chiếu chỉ định (mục 2.1.3.1).

Nhìn chung, những mối quan hệ nghĩa logic này đã đảm bảo sự logic trình bày và logic tư duy, đồng thời là minh chứng rõ ràng cho tính mạch lạc xuất hiện

bởi trật tự hợp lý giữa các câu, các đoạn trong VB. Và có thể nhận thấy, đặc điểm mạch lạc trên xuất hiện rất phổ biến trong các bài báo KHXH&NV được khảo sát.

Ngữ liệu 39: “Ngoài đạo Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của

một đạo lý nữa trong giáo lý nhà Phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đạo lý Tứ Ân, ân cha mẹ được coi là quan trọng nhất và có ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt Nam, điều này phù hợp với nếp sống, đạo lý truyền thống của người Việt Nam.

Nhìn chung, trong lịch sử, khác với Nho giáo hay Thiên Chúa Giáo, Phật giáo vào nước ta một cách hòa bình, không đi kèm sự xâm lăng của quân xâm lược nước ngoài.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 25, số 4, 2009, tr.308].

Giữa câu thứ nhất và câu thứ hai trong ngữ liệu trên có sự nối tiếp mạch lạc bằng việc nhắc lại cụm từ “đạo lý Tứ Ân”, “ân cha mẹ”. iều này cho thấy sự mạch lạc trong triển khai đề tài - chủ đề của đoạn văn, VB. Ngoài ra, từ nối kết “nhìn

chung” được sử dụng đầu đoạn văn thứ hai đã có tác dụng nối đoạn văn này với các

đoạn văn trước đó (cụ thể là các sắc thái khác nhau trong hòa bình, từ bi bác ái của ạo Phật và gần gũi với đạo lý truyền thống của người Việt) bằng quan hệ nối bổ trợ - tổng hợp (đánh giá khái quát).

Ngữ liệu 40: “Đây là một thành tựu văn hóa lớn của thời kỳ phát triển bước

đầu của một nhà nước phong kiến dân tộc đang ở giai đoạn đi lên, trong những thế kỷ đầu tiên sau khi nước nhà giành độc lập: thành tựu của giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIV.

Tóm lại, thời Trần là một triều đại thể hiện sự nghiệp giáo dục và thi cử hết sức nghiêm minh…” [Tạp chí KHXH&NV, tập 22, số 3, 2006, tr.69].

Quán từ “tóm lại” đã đóng vai trò liên kết đoạn văn cuối của bài báo nghiên cứu này với những đoạn văn đứng trước đó bằng quan hệ nghĩa bổ trợ - khái quát. oạn cuối này đã thực hiện chức năng kết luận lại tất cả các nội dung nghiên cứu của các tiểu mục và các đoạn văn về kết quả nghiên cứu xuất hiện trước nó. Nếu không xuất hiện từ đóng vai trò nối kết “tóm lại” này thì sẽ không tạo sự liên kết về mặt hình thức giữa hai đoạn văn và có sự đứt mạch ý trong nội dung ngữ nghĩa giữa

đoạn trước đó và đoạn này. iều này sẽ khiến cho nội dung nghĩa trong đoạn văn trước trở nên khó hiểu và rời rạc ý so với đoạn kết luận của VB này.

Như thế, từ ngữ liệu 39, 40 và tất cả ngữ liệu được khảo sát cho thấy, quan hệ nghĩa bổ trợ - khái quát đã xuất hiện rất phổ biến trong phần cuối các tiểu kết, kết luận của các bài báo KHXH&NV. ây là đặc điểm mạch lạc đặc biệt về nội dung ngữ nghĩa đã xuất hiện giữa các câu, các đoạn của thể loại VB này cho thấy có sự khác biệt so với đặc điểm mạch lạc xuất hiện trong các VB nghệ thuật.

Ngoài ra, ngữ liệu được khảo sát đã chỉ ra, mạng lưới các mối quan hệ logic xuất hiện giữa các câu, các đoạn trong các bài báo KHXH&NV là sự logic về khách quan (thời gian, không gian, nội dung sự việc), logic của tư duy (quan hệ nhân - quả, khái quát, giải thích, bổ trợ, chứng minh, trình tự diễn đạt các ý tưởng khoa học…). ặc biệt là, quan hệ nguyên nhân - hệ quả xuất hiện phổ biến nhất trong các bài báo KHXH&NV để tạo sự kết nối logic, mạch lạc giữa các câu, các đoạn trong VB. ồng thời, quan hệ logic này xuất hiện phổ biến theo trình tự thời gian là nguyên nhân được trình bày trước và kết quả được trình bày sau. Ngoài ra, các quan hệ logic được đánh dấu bằng các phương tiện nối kết (xuất hiện kèm quan hệ nghĩa logic này là các quan hệ từ: vì, do, tại vì, bởi vì … các từ nối kết: vì vậy,

như vậy, do vậy, cho nên, do đó …). Và không xuất hiện phổ biến các quan hệ nghĩa

logic không được đánh dấu bằng các phương tiện liên kết (phải suy luận dựa trên ngữ cảnh, kiến thức nền, phông văn hóa) như các VB nghệ thuật. ây chính là một đặc điểm khác biệt tạo sự mạch lạc của VB khoa học so với các VB nghệ thuật. Do vậy, cần lưu ý việc sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện chính xác, mạch lạc các mối quan hệ nghĩa logic cho các bài báo KHXH&NV nói riêng, các VB khoa học nói chung (tránh được những suy luận khác nhau và hiểu sai các thông tin khoa học).

Như vậy, nội dung ngữ nghĩa trong các câu, các đoạn có sự kết nối chặt chẽ, trôi chảy trong việc triển khai đề tài - chủ đề của bài báo khoa học đó (bằng các quan hệ nghĩa logic), đồng thời tuân theo một trình tự hợp lý thống nhất của nội dung thông tin khoa học (vấn đề nghiên cứu được triển khai qua trình tự các lớp ý

nghĩa, các lớp thông tin). Do vậy, giá trị mạch lạc đã được thể hiện rất rõ trong các bài báo KHXH&NV được khảo sát.

Và sự thống nhất trôi chảy của đề tài - chủ đề nghiên cứu được thể hiện mạch lạc rõ rệt và phổ biến qua cấu trúc tổng thể một bài báo khoa học IMRD - trình tự xuất hiện theo quy định về các yếu tố thành phần trong một bài báo khoa học là: dẫn nhập (lý do, mục đích, lịch sử nghiên cứu), phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu (kết quả 1, kết quả 2, kết quả 3…), kết luận, thảo luận - được phân tích như sau.

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 115 - 119)