dụng hiệu quả các PLK và các đặc trưng liên kết xuất hiện trong các VB khoa học, cụ thể là các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học - HQGHN.
Ngữ liệu được khảo sát cho thấy, phép lặp, phép nối, phép quy chiếu chỉ định đóng vai trò quan trọng trong VB và là những PLK đặc thù, còn phép tỉnh lược và phép thế xuất hiện không chiếm ưu thế trong các bài báo KHXH&NV (3%). Phép liên kết từ vựng xuất hiện chiếm tần số nhiều nhất so với các PLK khác (64%) và gồm cả ba kiểu loại là: phép lặp, dùng từ đồng nghĩa - gần nghĩa - trái nghĩa và sử dụng phối hợp từ ngữ. Phép lặp (chiếm 84% trên tổng số các PLK từ vựng được sử dụng) là PLK đặc thù của các bài báo KHXH&NV đã giúp cho sự liên kết đề tài - chủ đề trong bài báo được chặt chẽ và tường minh. Phép nối được sử dụng phong phú và chiếm vị trí đặc thù thứ hai (17%) trong các bài báo KHXH&NV đã giúp cho nội dung nghĩa giữa các câu, các đoạn, các phần trong bài báo được chính xác, logic và mạch lạc. Phép quy chiếu được sử dụng chiếm 16% trên tổng số các PLK đã giúp cho VB trở nên ngắn gọn và chính xác, tránh hiện tượng lặp quá nhiều gây nhàm chán trong VB.
Tiếp theo, bốn đặc trưng liên kết đã xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV. Thứ nhất là, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của các PLK trong các bài báo KHXH&NV. Nhiều trường hợp hai PLK cùng xuất hiện phối hợp để liên kết hai câu, hai đoạn văn trong bài báo. Thứ hai là, xuất hiện sự liên kết bằng “từ khóa”, bằng “câu nối chuyển tiếp” giữa các đoạn văn trong ngữ liệu được khảo sát. ây chính là phương tiện liên kết đặc thù xuất hiện trong các VB khoa học. Thứ ba là, đặc điểm xuất hiện các PLK trong các bài báo KHXH&NV thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn có sự tương đồng và khác biệt. ó là, PLK từ vựng chiếm tỷ lệ cao nhất, phép thế và phép tỉnh lược xuất hiện ít nhất, nhưng phép nối xuất hiện nhiều hơn trong các bài báo khoa học sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính so với các bài báo chỉ sử dụng phương pháp định tính. Thứ
tư là, đặc điểm của các PLK trong bài báo KHXH&NV có sự khác biệt so với các loại VB khác: Phép lặp chiếm vị trí cơ bản nhất và chủ yếu là hiện tượng lặp danh từ (cụm danh từ) là các từ khóa (các thuật ngữ chuyên ngành) để tạo được sự chính xác, nhất quán cho thông tin cần nhấn mạnh (đề tài - chủ đề của VB) và tô đậm thêm tính trí tuệ (màu sắc phong cách cho ngôn ngữ khoa học); Phép nối chiếm vị trí cơ bản thứ hai và xuất hiện phổ biến các từ nối kết mang nghĩa quan hệ bổ trợ - chứng minh (ví dụ, đặc biệt là, hơn nữa, ngoài ra), những quán từ chỉ quan hệ bổ trợ - khái quát (tóm lại, nhìn chung, kết quả là,) và điều này đã cho thấy đặc trưng khác biệt trong sự xuất hiện của phép nối so với trong các VB nghệ thuật, báo chí, luật pháp; Phép quy chiếu chỉ định được sử dụng để tạo sự liên kết đã cho thấy tính trang trọng, bình đẳng và khách quan của P KH và đặc điểm này có sự khác biệt so với phép quy chiếu xuất hiện trong các VB nghệ thuật.