Xem thêm số liệu trong bài viết “Khảo sát các phép liên kết trong các bài báo khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn” Tạp chí Ngôn ngữ (), 208, tr.65-80.

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 86 - 90)

ặc biệt, việc sử dụng các PLK xuất hiện giữa các ngành nghiên cứu KHXH&NV tuy khác biệt nhưng cơ bản có sự tương đồng. Và sự tương đồng này, cũng xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, các đối tượng nghiên cứu của một ngành cụ thể nhưng có liên quan đến các ngành khác (mang tính liên ngành). hẳng hạn, lịch sử liên quan đến các ngành khác khi nghiên cứu về lịch sử triết học, lịch sử văn học, lịch sử ngôn ngữ học và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. ối tượng nghiên cứu của giáo dục cũng có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác (ví dụ: triết học, sinh lý học, tâm lý học, văn học). Vì tính liên ngành này nên đối tượng nghiên cứu trong các bài báo KHXH&NV có những đặc điểm chung liên quan đến các ngành khác nhau.

Thứ hai, các phương pháp nghiên cứu do đó cũng mang tính liên ngành cao (vì sử dụng đồng thời từ hai phương pháp phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trở lên) [116]. Hơn nữa, theo Luật Khoa học và ông nghệ (năm 2013), nghiên cứu cơ bản là hoạt động nhằm khám phá bản chất, qui luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. òn nghiên cứu ứng dụng, là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm, công nghệ mới, để đổi mới công nghệ phục vụ xã hội và con người. Tuy nhiên, các bài báo KHXH&NV là các công trình vừa nghiên cứu cơ bản, vừa mang tính ứng dụng, do sản phẩm nghiên cứu của lĩnh vực này mang tính dự báo cao và góp phần định hướng, xây dựng chính sách nhằm phát triển xã hội và phục vụ con người. Bởi vì, xã hội càng phát triển thì vai trò của KHXH&NV càng ngày càng được khẳng định, như Unesco đã từng nhận định “KHXH&NV là một công cụ vô giá để thúc đẩy sự

đồng thuận quốc tế về những mục tiêu phát triển, nhằm đáp ứng những thách thức có tính chất toàn cầu và nâng cao chất lượng sống của con người.” (dẫn theo [61,

tr.207]).

Tóm lại, kết quả khảo sát các bài báo KHXH&NV trong tám ngành cụ thể cho thấy, cùng đối tượng nghiên cứu về con người, xã hội, các bài báo đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau, gắn với các mối quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực cụ thể và đồng thời có tính liên ngành cao. Do đó, có sự tương đồng và khác biệt trong sự xuất hiện của các PLK trong tám ngành nghiên cứu của các bài báo KHXH&NV.

Ngoài ra, ngữ liệu được khảo sát đã chỉ ra, có sự tương đồng và khác biệt về sự xuất hiện ba kiểu loại PLK từ vựng trong các bài báo KHXH&NV của tám ngành cụ thể là:

Biểu đồ 2.7: Tần số các loại liên kết từ vựng xuất hiện trong các bài báo thuộc tám ngành &NV

Kết quả khảo sát trong Biểu đồ 2.7 đã cho thấy, có sự tương đồng trong việc phép lặp xuất hiện nhiều nhất và việc dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa để liên kết hai câu xuất hiện ít nhất trong các bài báo thuộc tám ngành KHXH&NV. Nhưng tỷ lệ phép lặp xuất hiện khác nhau trong các bài báo, tần số từ nhiều đến ít trong các bài báo là: Kinh tế (93%), Lịch sử (92%), Giáo dục (90%), Ngôn ngữ (90%), Xã hội học (87%), Pháp luật (83%), Triết học (81%), Văn học (78%). Việc dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa xuất hiện nhiều nhất trong các bài báo của ngành Văn học (5%), Lịch sử (3%) và Triết học (3%), nhưng xuất hiện ít trong các ngành Xã hội học (2%), Ngôn ngữ (2%) và Pháp luật, Giáo dục, Kinh tế (1%). Phép phối hợp từ vựng xuất hiện nhiều hơn trong các bài báo thuộc các ngành: Văn học (17%), Pháp luật (16%) và Triết học (16%) so với các bài báo thuộc các ngành: Ngôn ngữ (8%), Kinh tế (6%) và Lịch sử (5%).

Tiếp theo, ngữ liệu được khảo sát cho thấy, phép lặp đã xuất hiện phổ biến trong tất cả các bài báo KHXH&NV và xuất hiện nhiều trong các ngành Giáo dục, Kinh tế, Lịch sử và Ngôn ngữ so với các ngành khác. ặc điểm này có thể xuất phát từ đòi hỏi tính chính xác cao hơn của các ngành Giáo dục, Kinh tế, Lịch sử và Ngôn ngữ so với ngành Văn học (phép lặp xuất hiện ít nhất là 78%).

Ngoài ra, việc sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa cũng là phương tiện để liên kết các câu trong các bài báo KHXH&NV. Và PLK này xuất hiện nhiều nhất trong các bài báo ngành Văn học so với các bài báo thuộc các ngành khác.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát trong Biểu đồ 2.7 đã chỉ ra, sự phối hợp từ ngữ xuất hiện để liên kết các câu có tỷ lệ cao trong các bài báo khoa học thuộc ngành Pháp luật, Xã hội học, Văn học, Triết học và tỷ lệ thấp trong các ngành Giáo dục, Kinh tế, Lịch sử, Ngôn ngữ. ặc điểm liên kết này trái ngược với hiện tượng phép lặp xuất hiện ít trong các bài báo thuộc ngành Pháp luật, Xã hội học, Văn học, Triết học và xuất hiện nhiều trong các bài báo thuộc ngành Giáo dục, Kinh tế, Lịch sử, Ngôn ngữ. Vì vậy, qua số liệu được khảo sát có thể nhận thấy, xu hướng xuất hiện các PLK để thể hiện tính rõ ràng, chính xác cao hơn trong các bài báo thuộc ngành Giáo dục, Kinh tế, Lịch sử, Ngôn ngữ so với các bài báo thuộc ngành Văn học.

Hơn nữa, Biểu đồ 2.6 cho thấy, phép nối xuất hiện trong các bài báo khoa học thuộc ngành Ngôn ngữ (28%), Xã hội học (22%), cao hơn trong các bài báo thuộc các ngành Lịch sử (12%), Văn học (9%). Kết quả thống kê này đã góp phần chỉ ra sự kết nối chặt chẽ và chính xác hơn xuất hiện nhiều trong các bài báo khoa học sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính so với các bài báo khoa học chỉ sử dụng phương pháp định tính.

2.2.4. Liên kết trong các bài báo khoa học và liên kết trong các văn bản thuộcphong cách chức năng khác phong cách chức năng khác

Kết quả khảo sát trong Bảng 2.1 đã chỉ ra, bốn PLK đều xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV giống các loại VB thuộc phong cách khác. Thứ tự xuất hiện từ nhiều đến ít của các PLK trong các bài báo KHXH&NV (nhiều nhất là PLK từ

vựng, ít nhất là phép thế và phép tỉnh lược) có sự tương đồng với thứ tự xuất hiện các PLK trong VB hành chính và nghệ thuật. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng trong tần số và giá trị sử dụng của các PLK cụ thể trong các bài báo KHXH&NV so với VB hành chính và nghệ thuật2.

Thứ nhất là, nếu trong VB nghệ thuật, phép lặp không chiếm vị trí ưu thế, thì phép lặp xuất hiện chiếm tỷ lệ cao và đóng vai trò quan trọng trong các bài báo KHXH&NV. Hiện tượng chủ yếu là lặp các danh từ (cụm danh từ), các từ khóa, các thuật ngữ khoa học chuyên ngành đã góp phần nhấn mạnh nội dung đề tài - chủ đề (thông tin khoa học xuất hiện tại tiêu đề của VB) và tô đậm thêm màu sắc phong cách nổi bật cho ngôn ngữ khoa học là tính trí tuệ [15, tr.202]. ây chính là điểm khác biệt của phép lặp trong VB khoa học, so với sự xuất hiện của phép lặp trong VB nghệ thuật (hiện tượng lặp xuất hiện rất đa dạng và phong phú: lặp danh từ, đại từ, động từ, tính từ và lặp cú pháp).

Thứ hai là, trong ngữ liệu được khảo sát không xuất hiện các từ trái nghĩa để liên kết các câu giống VB nghệ thuật. Và việc sử dụng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa trong các bài báo KHXH&NV cũng không phổ biến như trong VB nghệ thuật, bởi vì đặc trưng của văn phong khoa học yêu cầu tính rõ ràng và chính xác cao, nên phép PLK này đã xuất hiện ít nhất (2%) so với kiểu lặp và phối hợp từ ngữ của PLK từ vựng.

Thứ ba là, sự phối hợp từ ngữ trong ngữ liệu được khảo sát chỉ xuất hiện trường hợp các từ ngữ được dùng để liên kết hai câu bằng quan hệ về loại và quan hệ đặc trưng, không xuất hiện những quan hệ liên tưởng về nghĩa bằng định vị hay nhân quả. Và sự xuất hiện không phổ biến của PLK này trong các bài báo khoa học minh chứng cho sự khác biệt rõ ràng so với việc phối hợp từ ngữ được sử dụng trong các loại VB khác thuộc phong cách nghệ thuật. ặc điểm liên kết này xuất hiện do các bài báo KHXH&NV chịu sự chi phối của văn phong khoa học (tính

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 86 - 90)