Phương tiện liên kết đặc trưng trong các bài báo KHXH&N

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 77 - 83)

2.2.2.1. Liên kết bằng “từ khóa” trong các bài báo KHXH&NV

Ngoài việc sử dụng PLK từ vựng bằng cách lặp từ, sử dụng từ đồng nghĩa, cùng trường nghĩa, trong VB còn có sự xuất hiện của những từ chung (từ chủ chốt, từ khóa) và đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với ý nghĩa của toàn VB [39, tr.494], [112, tr.279].

“Từ khóa” (keyworks) được hiểu là: (1) Từ đặc trưng cho nội dung của một đoạn văn. (2) Từ có nghĩa đặc biệt trong một ngôn ngữ lập trình của máy tính [72, tr.1072]. ịnh nghĩa (1) có thể hiểu là những từ mang nghĩa đề tài - chủ đề chính trong một đoạn văn, một VB. ịnh nghĩa (2) là nghĩa riêng của những từ trong ngôn ngữ lập trình máy tính. Ngoài ra, đó là “loại từ thường dùng theo công

thức nhằm tạo sự thuận lợi cho người soạn thảo văn bản” [78, tr.146].

Kết quả khảo sát đã chỉ ra, các từ khóa thường xuất hiện trong tiêu đề bài báo KHXH&NV và lặp lại nhiều lần (qua tên của các mục, tiểu mục, nội dung các kết quả nghiên cứu trong bài báo).

Ngữ liệu 29: Bài báo “Diễn ngôn trong giao tiếp văn học” có các từ khóa là:

Giao tiếp văn học, diễn ngôn văn học. [Tạp chí KHXH&NV, tập 28, số 4,

2012, tr.209].

Việc sử dụng hình thức liên kết bằng các từ khóa đã có tác dụng nhất định tạo sự thống nhất và mạch lạc trong toàn bộ bài báo khoa học. Từ khóa “giao

tiếp văn học” có trong tiêu đề và được lặp lại 11 lần trong bài báo và từ “diễn ngôn văn học” được lặp lại 23 lần trong toàn bài. hính việc lặp lại nhiều lần những

từ khóa như vậy đã có tác dụng tạo sự liên kết liền mạch và thống nhất về đối tượng đang được toàn bộ VB đề cập và bàn luận (đề tài - chủ đề).

Ngữ liệu 30: Bài báo “Nghiên cứu về hòa nhập xã hội: Một số định hướng

ở Việt Namcó các từ khóa là: Hòa nhập xã hội, Chính sách xã hội, Công tác xã

hội, Dịch vụ xã hội. [Tạp chí KHXH&NV, tập 27, số 4, 2011, tr.237]

Trong bài báo này, cụm từ “hòa nhập xã hội”đã được đề cập tại tiêu đề và tiếp tục được tác giả sử dụng lặp lại 48 lần, cụm từ “chính sách xã hội” 16 lần,

“công tác xã hội” 10 lần và“dịch vụ xã hội” được lặp 9 lần. Những từ khóa này

đều cùng trong một trường nghĩa và cùng hướng đến đề tài - chủ đề đã được đề cập trong phần tiêu đề “nghiên cứu về hòa nhập xã hội” và những định hướng, gợi ý cho việc xây dựng chính sách xã hội, dịch vụ xã hội và phát triển các hoạt động chuyên môn về công tác xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. ác từ khóa được lặp lại nhiều lần đã có tác dụng tạo sự liên kết các đoạn, các phần và tạo sự tập trung chú ý cho người đọc về những từ then chốt, mang nội dung chính cần truyền đạt của cả bài báo.

Ngữ liệu 31: Bài báo “Giới từ chỉ vị trí trong tiếng Pháp - Cách tiếp cận

liên ngôn ngữ Pháp-Việt” có các từ khóa là: Giới từ chỉ vị trí, định vị kép, danh từ chỉ bộ phận không gian, cách tiếp cận liên ngôn ngữ. [Tạp chí KHXH&NV,

tập 27, số 4, 2011, tr.229]

Cụm từ “giới từ chỉ vị trí”, được nhắc đến tại tiêu đề và được lặp lại 5 lần, cụm từ “định vị kép” được lặp lại 7 lần, cụm từ “danh từ chỉ bộ phận không

toàn bộ bài báo đã có tác dụng nhấn mạnh đến đề tài - chủ đề chính đang được đề cập, nghiên cứu và so sánh sự khác nhau (có chịu ảnh hưởng chi phối bởi các qui tắc ngữ nghĩa và các yếu tố ngoài ngôn ngữ như: văn hóa, dân tộc và yếu tố cá nhân) trong cách sử dụng “giới từ chỉ vị trí “của tiếng Pháp và tiếng Việt. Sự xuất hiện lặp đi lặp lại của những từ khóa này đã tạo sự liên kết cho toàn bộ VB và qua đó có tác dụng tạo ấn tượng nhất định về sự mạch lạc (đề tài - chủ đề) và sự đặc sắc trí tuệ của những thuật ngữ chuyên ngành này trong bài báo.

Từ ngữ liệu 29, 30, 31 nói riêng và ngữ liệu được khảo sát nói chung cho thấy, các từ khóa được sử dụng đã có tác dụng liên kết các câu, các đoạn và các phần trong VB. Do đó, sự xuất hiện của các từ khóa đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện sự liên kết và mạch lạc về đề tài - chủ đề trong toàn bài báo khoa học. ây chính là một hình thức liên kết xuất hiện phổ biến trong các bài báo KHXH&NV, là chỉ báo đánh dấu mạch lạc đặc thù trong thể loại VB này. Ngoài ra, các từ khóa trong bài báo khoa học thường là các danh từ (cụm danh từ) hoặc danh động từ, các thuật ngữ khoa học (mang tính đơn nghĩa và chính xác cao). iều này đã góp phần thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ, tính trí tuệ khoa học cho các bài báo KHXH&NV.

ó thể thấy, các từ khóa là những từ, cụm từ quan trọng được lặp đi lặp lại trong một bài báo và thể hiện đặc trưng đề tài - chủ đề của bài viết. Bên cạnh việc góp phần thuận tiện khi tra cứu trong cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tạp chí, đây còn là những từ quan trọng để tạo thuận lợi cho người viết và người tiếp nhận hiểu đúng về tính thống nhất của đề tài - chủ đề trong VB. Những từ khóa này mang đặc điểm riêng do người tạo lập lựa chọn để tránh trùng lặp với cách sử dụng từ khóa của người viết khác. Bên cạnh đó, các từ khóa này có tần số lặp lại nhiều lần trong một bài báo khoa học để nhấn mạnh đề tài - chủ đề (nội dung chính quan trọng của từng bài báo). ặc điểm này chính là một dấu hiệu liên kết đặc thù trong các bài báo KHXH&NV nói riêng và các VB khoa học nói chung.

Tuy nhiên, vẫn còn một số bài báo chưa xuất hiện các từ khóa, do đó cần lưu ý khi tạo lập VB, đảm bảo sự xuất hiện của yếu tố này trong tất cả các bài

báo KHXH&NV để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Bởi vì, các từ khóa được liệt kê trước phần nội dung chính của toàn bài sẽ có tác dụng gây sự chú ý và quan tâm của người đọc tới những vấn đề của thực tiễn cuộc sống hay có tính chất “liên văn bản” khi tạo sự liên kết với những VB khác (cùng chuyên ngành hoặc khác chuyên ngành). ặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu và tìm kiếm những thông tin, nội dung liên quan tới các từ khóa này cho cả người viết và người đọc. Nếu bài báo thiếu những từ khóa sẽ thiếu đi sự dẫn dắt cần thiết đối với người tiếp nhận VB.

Ngoài ra, xuất hiện đặc thù trong các bài báo KHXH&NV hiện tượng sử dụng câu nối làm phương tiện liên kết hai đoạn văn, hai thành phần của VB như sau.

2.2.2.2. Câu nối liên kết hai đoạn văn (hai thành phần của văn bản)

Trong các VB nghệ thuật có hiện tượng sử dụng nhiều biện pháp tu từ từ vựng (ngữ âm và ngữ nghĩa), tu từ cú pháp và tu từ VB để thể hiện giá trị thẩm mĩ (hình thức diễn đạt ngôn ngữ mới mẻ, đặc sắc) và qua đó thể hiện nội dung VB. Nhưng trong các bài báo KHXH&NV được khảo sát có sự phù hợp giữa hình thức và nội dung VB. ó là việc xuất hiện câu nối chuyển tiếp được sử dụng như một PLK để tạo sự gắn kết giữa hai đoạn văn, hai thành phần của VB.

Ngữ liệu 32: “Khoảng cách giữa nhân vật quản lý và nhân vật bị quản lý

có thể rút ngắn đi nhờ sự phát triển của mạng lưới nhưng không hề biến mất mà thể hiện dưới hình thức tinh vi hơn, phức tạp hơn tạo thành những hệ thống của các mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Để nắm bắt rõ hơn về ý nghĩa lý luận và phương pháp luận hệ thống, dưới đây tìm hiểu một số khái niệm cơ bản của xã hội học quản lý hiện đại theo thuyết hệ thống.

Khái niệm tiểu hệ thống dùng để chỉ những bộ phận, yếu tố tạo thành hệ thống. Dù thuộc bất kỳ loại hình nào cơ, lý, hóa, sinh hay xã hội, hệ thống luôn có cấu tạo gồm ít nhất hai tiểu hệ thống có mối liên hệ qua lại với nhau…” [Tạp

âu “Để nắm bắt rõ hơn về ý nghĩa lý luận và phương pháp luận hệ

thống, dưới đây tìm hiểu một số khái niệm cơ bản của xã hội học quản lý hiện đại theo thuyết hệ thống” xuất hiện với dấu hiệu hình thức là một đoạn văn đã

đóng vai trò là phương tiện liên kết để tạo sự kết dính giữa đoạn văn đứng trước và đoạn văn sau, đồng thời tiếp nối chủ đề đang bàn luận về “xã hội học quản lý”.

Ngữ liệu 33: “Đó cũng là một minh họa cho thấy những vấn đề mà các

nhà phân tích có thể gặp phải khi lý giải những số liệu tài chính của các công ty ở các quốc gia khác nhau.

Dưới đây là một số những vấn đề chính mà người phân tích cần phải biết khi sử dụng các báo cáo tài chính của công ty nước ngoài.

Về các khoản dự trữ (…)” [Tạp chí KHXH&NV, tập 21, số 1, 2005, tr.56].

âu “dưới đây là một số vấn đề chính mà người phân tích cần phải biết

khi sử dụng các báo cáo tài chính của công ty nước ngoài” đã tạo sự liên kết hồi

chiếu với câu đứng trước nó bằng việc lặp từ “tài chính”. Và bằng sự xuất hiện đồng thời của từ khứ chiếu “dưới đây” trong câu văn này đã tạo sự liên kết với các câu tiếp theo và đoạn văn tiếp theo đó.

Ngữ liệu 34: “4. Chú trọng yêu cầu phát triển năng lực hành nghề, giảm

bớt các tri thức hàn lâm, tăng cường năng lực hành động và thích ứng nhanh với những biến đổi trong lao động nghề nghiệp (định hướng, nghiên cứu và thực hiện hành động).

Việc phát triển chương trình đào tạo theo năng lực (theo môđun và kết hợp môn học - môđun) được thực hiện theo quy trình các bước sau:

Bước 1: Phân tích, đánh giá bối cảnh/ nhu cầu đào tạo

Bước 2: Khảo sát/ phân tích đặc điểm chuyên môn ngành/ nghề (…)”

[Tạp chí KHXH&NV, tập 27, số 2, 2011, tr.95].

âu “việc phát triển chương trình đào tạo theo năng lực (theo môđun và

kết hợp môn học - môđun) được thực hiện theo quy trình các bước sau” đã đóng

vai trò kết nối câu trước đó với các câu đứng sau nó. Và đồng thời sử dụng cụm từ đóng vai trò khứ chiếu “các bước sau” để tạo sự liên kết, báo hiệu sự xuất

hiện của những câu tiếp theo (đoạn văn tiếp theo), cần tìm hiểu kỹ hơn nội dung chi tiết của các bước này để hiểu rõ hơn thông tin mà tác giả đề cập (thống nhất với tiêu đề của bài báo “Chuẩn đầu ra và phát triển chương trình đạo tạo theo năng lực ở

bậc đại học”).

Như vậy, từ ngữ liệu 32, 33, 34 đã phân tích ở trên và tất cả ngữ liệu được thu thập cho thấy, hiện tượng sử dụng những câu nối hợp nghĩa (chuyển tiếp) để liên kết các đoạn văn đã xuất hiện tương đối nhiều. Những câu nối chuyển tiếp này đồng thời xuất hiện về mặt hình thức là một đoạn văn, có vai trò dự báo trước phần VB tiếp theo hoặc vừa nhắc lại thông tin của đoạn trước vừa báo hiệu nội dung của đoạn sắp tới. ây chính là một trong những phương tiện liên kết đặc thù của các bài báo KHXH&NV.

Ngoài ra, tuy có quan niệm gọi hiện tượng trên là đoạn văn chuyển tiếp và không coi đây là một PLK (vì chỉ có một số từ ngữ nào đó trong đoạn văn mới có chức năng liên kết) [5, tr.412], nhưng ngữ liệu được khảo sát cho thấy, những câu nối chuyển tiếp đã góp phần hiệu quả trong việc tạo sự logic và mạch lạc cho VB. ặc điểm liên kết đặc thù này đã xuất hiện phổ biến trong các VB khoa học. Bên cạnh đó, đặc điểm liên kết này xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV phù hợp với nhận định về việc, liên kết dự báo là phạm trù ngữ pháp VB đã thống nhất giữa hình thức ngôn ngữ với nội dung thông tin, về những điều sẽ được trình bày trong phần tiếp theo hoặc chương tiếp theo của VB [31, tr.223]. Sự xuất hiện câu nối chuyển tiếp trong các bài báo KHXH&NV bên cạnh các PLK cơ bản đã được đề cập ở trên cho thấy đây là một hiện tượng đặc trưng, giúp ta khu biệt được đặc điểm liên kết riêng của thể loại VB này [37, tr.522].

Nhìn chung, kết quả khảo sát đã chỉ ra, ngoài sự xuất hiện đa dạng và phong phú của các từ ngữ nối kết (hoặc quan hệ từ) của phép nối, câu nối đã được sử dụng để liên kết hai câu, hai đoạn văn trong các ngữ liệu được khảo sát. Và hiện tượng liên kết nội chiếu (mang tính khứ chiếu, dự báo) bằng các cụm từ “dưới đây”, “sau đây”, “như sau” … đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn trong bài báo KHXH&NV và rất cần lưu ý trong việc tạo lập, giải thích các VB khoa học nói chung.

Tóm lại, có thể nhận thấy “từ khóa” và câu nối đã xuất hiện là phương tiện liên kết đặc thù, có giá trị nhất định trong việc tạo sự kết nối và tổ chức các bài báo KHXH&NV.

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w