3 Vấn đề này có thể xem thêm tại bài viết “Một số hiệu quả của việc sắp xếp trật tự vế chính đứng trước vế phụ trong câu ghép chính phụ” Tạp chí Ngôn ngữ (9), 2012, tr.59-70 [40].
3.2.1. Cấu trúc lập luận trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn
báo Khoa học Xã hội và Nhân văn
Cấu trúc lập luận đã xuất hiện phổ biến trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của các bài báo KHXH&NV. Và điển hình như sau.
Ngữ liệu 35: Bài báo khoa học “Mấy ý kiến về việc chuẩn hóa thuật ngữ
thương mại tiếng Việt” [Tạp chí KHXH&NV, 2000, tập 16, số 1, tr.8-16].
Trước khi tìm hiểu cấu trúc lập luận, cấu trúc nội dung của bài báo này theo quy định của Bộ Khoa học và ông nghệ Việt Nam (đã đề cập trong phần (iv) mục 1.2.2.3) được xem xét gồm các yếu tố là:
* Yếu tố thứ nhất: Tiêu đề: “Mấy ý kiến về việc chuẩn hóa thuật ngữ
thương mại tiếng Việt”. ây là một cụm danh từ ngắn gọn và nêu được nội
dung đề tài - chủ đề chính của bài viết.
* Yếu tố thứ hai: Phần Dẫn nhập (mục 1): Nội dung gồm 4 ý:
- Nêu lý do và tác dụng của việc cần chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt (vì còn hiện tượng một số thuật ngữ thương mại đang sử dụng có vấn đề cần được chuẩn hóa và việc chuẩn hóa sẽ góp phần vào công cụ xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ nói chung).
- ề cập đến lịch sử nghiên cứu về việc chuẩn hóa thuật ngữ thương mại (chưa tiến hành).
-Mục đích và nội dung (phân tích, đánh giá thực trạng và nêu ý kiến đề xuất). -Giới hạn phạm vi nghiên cứu (trong 3 quyển từ điển).
* Yếu tố thứ ba: Phương pháp nghiên cứu (trong phần Dẫn nhập) là, thống kê, phân tích và qui nạp.
* Yếu tố thứ tư: Phần Kết quả nghiên cứu (gồm các mục 2 (2.1, 2.2, 2.3), 3 và 4): Phần này nêu kết quả nghiên cứu và phân tích. ồng thời, phần kết quả nghiên cứu bao gồm 5 nội dung nhỏ là:
-Hình thức, cấu tạo thuật ngữ -Phương pháp cấu tạo
-Nguồn gốc thuật ngữ
-Hiện tượng đồng nghĩa của thuật ngữ -ộ dài quá lớn của thuật ngữ.
* Yếu tố thứ năm: Phần Kết luận (mục 5): Tóm tắt những kết quả nghiên cứu và cần lưu ý chuẩn hóa thuật ngữ thương mại.
* Yếu tố thứ sáu: Tài liệu tham khảo * Yếu tố thứ bẩy: Tóm tắt
Bẩy yếu tố thành phần trên đã xuất hiện trong bài báo khoa học “Mấy ý
kiến về việc chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt” và ngoài yếu tố tiêu
đề, dẫn nhập, phương pháp nghiên cứu, tài liệu tham khảo, tóm tắt, cấu trúc lập luận lớn đã xuất hiện trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của bài báo. Ngoài ra, nhiều quan hệ lập luận nhỏ đã xuất hiện trong phần Kết quả nghiên cứu và phần Kết luận của bài báo này.
Phần Kết quả nghiên cứu gồm 5 quan hệ lập luận (5 luận cứ và 5 kết luận), góp phần bổ sung ý nghĩa cho kết luận lớn của toàn bài báo. Chi tiết 5 quan hệ lập luận là:
+ Luận cứ p1: Hình thức cấu tạo thuật ngữ gồm từ và ngữ định danh, trong đó 2,3% là từ và 97,65% là ngữ định danh (quan hệ đẳng lập là 2,05%, quan hệ chính phụ 97,95%).
- Kết luận r1: a số thuật ngữ thương mại tiếng Việt (TV) là ngữ định danh có cấu tạo là quan hệ chính phụ (gồm nhiều âm tiết và có quan hệ cấu trúc lỏng lẻo, chủ yếu là tiếng do dịch thuật từ tiếng nước ngoài), nên cần được xây dựng, chuẩn hóa thành thuật ngữ tiếng Việt.
+ Luận cứ p2: Phương pháp cấu tạo thuật ngữ thương mại là sử dụng các từ đời sống, tạo ngữ định danh, sao phỏng thuật ngữ nước ngoài và phiên âm, chuyển tự từ tiếng nước ngoài.
- Kết luận r2: Vì vậy, khi chuyển hóa thuật ngữ thương mại cần chú ý sử dụng các từ đời sống hoặc dịch nghĩa chúng.
+ Luận cứ p3: Nguồn gốc thuật ngữ (từ thuần Việt 8,30%, từ Hán Việt 46,73%, từ vay mượn 0,5% và từ hỗn hợp 44,47%).
- Kết luận r3: Như vậy, các thuật ngữ thương mại được tạo ra bằng cách kết hợp các yếu tố cùng một nguồn gốc chiếm tỷ lệ cao nhất (55,53%)… Do vậy, khi đặt mới, chỉnh lý và chuẩn hóa thuật ngữ kinh tế thương mại, chúng ta cần lưu ý và tập trung vào lớp từ ngữ Hán - Việt.
+ Luận cứ p4: Hiện tượng đồng nghĩa thuật ngữ xuất hiện phổ biến (3,37%). - Kết luận r4: Cần thống nhất chuẩn hóa các thuật ngữ đồng nghĩa đó. + Luận cứ p5: ác thuật ngữ có độ dài khá lớn (phổ biến là 4 - 5 âm tiết).
- Kết luận r5: Vì vậy, để rút gọn các thuật ngữ quá dài, chúng ta cắt bỏ chỉ giữ lại những yếu tố có sức khu biệt trong thành phần của thuật ngữ.
Và cấu trúc lập luận trong bài báo trên được sơ đồ hóa (các luận cứ được trình bày in nghiêng, kết luận in nghiêng, đậm) như sau:
R: Kết luận (cần chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay)
Sơ đồ 3.2: Cấu trúc lập luận của bài báo
“Mấy ý kiến về việc chuẩn hóa thuật ngữ thương mại tiếng Việt”
ác kết luận nhỏ r1, r2, r3, r4, r5 trong Sơ đồ 3.2 trên đã trở thành luận cứ lớn (P) cho kết luận R cuối cùng của bài báo. ồng thời, những dẫn chứng (bằng số liệu, bảng biểu) đã làm tăng tính chính xác cho các nhận xét, kết luận bộ phận (r1, r2, r3, r4, r5) và góp phần làm rõ tính hiệu lực cho kết luận cuối cùng (R). Như vậy, các quan hệ lập luận chặt chẽ trên đã góp phần nhất định tạo sự logic, mạch lạc cho toàn bộ bài báo.
Ngoài ra, các đoạn văn r1, r3, r4 đã liên tiếp xuất hiện các quan hệ lập luận nhỏ hơn. hẳng hạn, trong đoạn văn của phần kết luận r1 đã xuất hiện bốn lập luận nhỏ là:
“Chính đặc điểm cấu tạo có nhiều âm tiết trong thành phần khiến cho
thuật ngữ thương mại tiếng Việt lỏng lẻo về cấu trúc và gần với đoản ngữ miêu tả nhiều hơn. Điều này chính là hệ quả của việc sao phỏng thuật ngữ thương mại từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Chính vì sao phỏng nên người ta chỉ mới chú ý dịch thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt chứ chưa có ý thức đặt ra
p5 (Độ dài thuật ngữ lớn)
thuật ngữ của riêng tiếng Việt có hình thức ngắn gọn và chặt chẽ về cấu trúc tương đương với thuật ngữ nước ngoài. Chẳng hạn: depression of trade - “tiêu điều thương nghiệp”, description of the goods - “mô tả hàng hóa” (... ). Đặc điểm thực tế này cần phải được chú ý tới khi chỉnh lý, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ thương mại”. [Tạp chí KHXH&NV, 2000, tập 16, số 1, tr.10]
Bốn lập luận nhỏ trên đã nối tiếp nhau theo quan hệ chuyển tiếp (kết luận của lập luận thứ nhất thành luận cứ cho lập luận thứ 2 và kết luận thứ 2 thành luận cứ cho kết luận thứ 3, kết luận thứ 3 thành luận cứ cho kết luận thứ 4, là kết luận cuối cùng) và tạo thành mạng lập luận trong cả đoạn văn. Mạng lập luận đó được thể hiện như sau (các lập luận được đánh số thứ tự và mũi tên để chỉ sự chuyển tiếp từ kết luận sang luận cứ):