ngôn, kết quả nghiên cứu trong chương 1 đã góp phần làm rõ hơn cho cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học VB về đặc trưng của VB khoa học, quan hệ lập luận, đặc điểm liên kết và mạch lạc, cấu trúc và đặc điểm của các bài báo KHXH&NV.
ặc điểm liên kết và mạch lạc là hai đặc điểm cơ bản để tạo ra VB và đánh giá chất lượng các VB viết. Hai đặc điểm này đã tạo nên tính hoàn chỉnh về hình thức và cấu trúc nội dung cho các bài báo KHXH&NV. Bởi vì, nhờ những dấu hiệu liên kết hình thức (những yếu tố vật chất) mà mạch lạc (những yếu tố tinh thần) dễ dàng được hiện thực và tường minh hóa, do đó khi tạo lập và phân tích các VB khoa học không thể không chú ý tới đặc điểm liên kết, đặc điểm mạch lạc của VB.
Ngoài ra, kết quả của công trình nghiên cứu này phù hợp với quan điểm của các nhà nghiên cứu về việc cần xem xét một văn bản/ diễn ngôn cả ba mặt kết học, nghĩa học và dụng học. Vì ba khía cạnh này có sự chi phối và điều chỉnh lẫn nhau trong quá trình văn bản/ diễn ngôn đó hoạt động trong thực tiễn giao tiếp. Sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn và các yếu tố thành phần của VB bằng một đến hai PLK đã tạo sự kết nối hoàn chỉnh về hình thức và sự logic, mạch lạc trong nội dung ngữ nghĩa, đồng thời đem lại hiệu quả giao tiếp cao cho các bài báo KHXH&NV.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện với mật độ dày đặc các PLK và các phương tiện liên kết đặc thù đã giúp cho nội dung ngữ nghĩa của VB trở nên chính xác và mạch lạc, đồng thời có giá trị làm rõ màu sắc phong cách cho các bài báo KHXH&NV. Do đó, kết quả nghiên cứu này cũng cung cấp thêm những minh chứng tích cực cho
lý thuyết về phong cách VB và những đặc điểm khu biệt của thể loại VB này so với các loại VB khác.