Sự phối hợp hiệu quả của các phép liên kết trong các bài báo KHXH&N

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 75 - 77)

gắn với chức năng và dụng học để tìm hiểu lớp nghĩa tầng nền (các đặc điểm mạch lạc) của thể loại VB này.

Kết quả là, bằng một số thủ pháp cải biên so sánh cho thấy các PLK xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV đã có sự lựa chọn kỹ lưỡng của tác giả bài báo nghiên cứu (cách sử dụng các phương tiện liên kết để giúp người đọc dễ dàng hiểu nội dung thông tin truyền đạt trong VB), do đó đã phát huy hiệu quả trong việc tạo sự liên kết chặt chẽ cho các câu, các đoạn và tạo các mạng quan hệ ngữ nghĩa tầng nền cho VB. Ngoài ra, không phải số lượng nhiều các PLK xuất hiện trong VB sẽ đảm bảo tính mạch lạc cho VB đó, mà quan trọng hơn là chiến lược của tác giả bài báo nghiên cứu trong việc lựa chọn các PLK hiệu quả để diễn đạt nội dung ngữ nghĩa phù hợp ngữ cảnh và mục đích giao tiếp.

2.2. Một số đặc trưng liên kết trong các bài báo hoa học ã hội và Nhân văn

2.2.1. Sự phối hợp hiệu quả của các phép liên kết trong các bài báoKHXH&NV KHXH&NV

Ngữ liệu được khảo sát cho thấy, sự xuất hiện PLK trong các bài báo KHXH&NV một cách chính xác và hợp lý đã tạo sự kết nối chặt chẽ và hiệu quả cho các đơn vị trong VB. Bên cạnh đó, các PLK được sử dụng trong các bài báo

KHXH&NV đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện cấu trúc nghĩa “những

phương tiện liên kết giúp làm rõ các tuyến nghĩa trong văn bản và cho thấy cách chúng phối hợp với nhau, tạo nên tính hoàn chỉnh về nội dung cho văn bản” [5, tr.

395]. Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các PLK trong các bài báo khoa học đã chỉ ra giá trị về phong cách chức năng (phân biệt các bài báo khoa học với các VB thuộc phong cách khác).

ặc biệt, không chỉ một PLK mà trong nhiều trường hợp hai PLK đã xuất hiện phối hợp hiệu quả giữa hai câu (các ngữ liệu 12, 13, 14, 16, 17, 22, 24 trong mục 2.1), xảy ra tương đối phổ biến trong tất cả các bài báo KHXH&NV được khảo sát. Sự xuất hiện của các PLK này đã giúp cho các câu, các đoạn có sự liên kết chặt chẽ và đạt hiệu quả cao trong việc làm sáng rõ các mối quan hệ nghĩa nội dung. ặc điểm này rất quan trọng đã góp phần làm tăng thêm tính tường minh và tạo sự logic chặt chẽ về ngữ nghĩa cho thông tin khoa học được cung cấp trong các bài báo KHXH&NV. ây chính là một đặc thù liên kết của riêng loại VB này so với các loại VB khác.

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 75 - 77)