Phép thế và phép tỉnh lược

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 73 - 75)

Phép thế là việc sử dụng các đại từ thay thế đó, đây, kia … thế cho danh từ (cụm danh từ), vậy, thế, đó … thế cho động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cấu trúc chủ - vị) tương ứng có mặt trong câu đứng sau, trên cơ sở đó tạo sự liên kết giữa hai câu.

Phép tỉnh lược là việc lược bỏ một yếu tố trong câu đứng sau (danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ vị) và cần tìm yếu tố tương đương với câu đứng trước (thực hiện sự hồi chiếu để hiểu rõ nghĩa đã bị lược bỏ).

Tuy phép thế và phép tỉnh lược không được sử dụng phổ biến trong các bài báo KHXH&NV nhưng trong một số trường hợp nhất định sự xuất hiện của chúng đã tạo giá trị liên kết cho hai câu, hai đoạn văn trong VB.

Ngữ liệu 27: “Quan trọng nhất là chương trình đã giúp nâng cao được hiệu

quả làm việc của giảng viên, cả về mặt chuyên môn lẫn nghiệp vụ.

Đây là khía cạnh người nghiên cứu chỉ khai thác thông tin từ một phía là giảng viên hướng dẫn bởi họ là người trong cuộc nên sẽ hiểu hơn về vấn đề tìm hiểu.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 28, số 3, 2012, tr.176].

oạn thứ hai đã được mở đầu bằng từ “đây là” đóng vai trò thay thế cho cả cụm chủ vị của câu đứng trước đó (trong đoạn văn trước) “chương trình đã giúp

nâng cao được hiệu quả làm việc của giảng viên, cả về mặt chuyên môn lẫn nghiệp vụ” đã tạo sự liên kết giữa hai câu, hai đoạn văn với nhau. Phép liên kết này được

sử dụng đã tạo sự chặt chẽ về mặt nghĩa giữa hai câu, đồng thời tránh việc nhắc lại cả câu văn đứng trước sẽ gây sự dài dòng và thừa từ ngữ, không cần thiết.

Ngữ liệu 28: “Hình thức độc thoại nội tâm trong truyện ngắn hôm nay cũng

đa dạng hơn.

(O) Dạng tự vấn, tự thú, tự bạch (Phiên chợ Giát, Bức tranh).” [Tạp chí

KHXH&NV, tập 15, số 3, 1999, tr.25].

ơn vị bị tỉnh lược trong ví dụ trên là (O), tại vị trí này có thể thêm cụm danh từ “Hình thức độc thoại nội tâm là (thể hiện ở)” trong câu đứng trước. ây chính là cách liên kết của hai câu với nhau và tránh được hiện tượng dư thừa khi lặp lại nhiều lần một từ trong VB.

Nếu viết đầy đủ thì câu trên sẽ xuất hiện thêm chủ ngữ và được trình bày

là: “Hình thức độc thoại nội tâm thể hiện ở các dạng tự vấn, tự thú, tự bạch”. Việc trình bày đầy đủ như vậy sẽ khiến nội dung bị nhắc lại và trở nên thừa thãi, do đó tác giả đã rút gọn, có sử dụng phép tỉnh lược để tránh sự lặp lại không cần thiết và nội dung ý nghĩa của câu văn, đoạn văn hoàn toàn không bị thay đổi.

ó thể nhận thấy, qua ngữ liệu trên và các ngữ liệu được khảo sát, hiện tượng tỉnh lược chính là một hình thức khác của phép thế và phần lớn các trường hợp, yếu tố tỉnh lược trong câu thường là phần ề [43, tr.39].

Hơn nữa, ngữ liệu 27 và 28 đã phân tích ở trên cùng với các trường hợp khác xuất hiện trong ngữ liệu được thu thập đã chỉ ra, phép thế và tỉnh lược được sử dụng trong các bài báo KHXH&NV có đặc điểm giống với phép quy chiếu. ó là sự tham chiếu đến các yếu tố (sự việc, hiện tượng) có nghĩa trong câu đứng trước để hiểu được nội dung được đề cập trong câu đứng sau. Do vậy, tạo sự liên kết giữa hai câu, hai đoạn văn.

Cần lưu ý rằng, tác giả Hoàng ao ương từng nhấn mạnh “trong một văn

bản, mạng lưới ngữ nghĩa sâu chính là cơ sở quan trọng cho những liên kết hình thức ở bề mặt văn bản” và gọi là “ngữ nghĩa tầng nền” tất yếu và cần yếu

duy nhất cho mạch lạc của bất kì VB (ngôn bản) nào [17]. Những gợi ý đó của tác giả rất quý báu và hữu ích trong việc tiếp nhận và tạo lập các loại VB nghệ thuật, nhưng đặc điểm phong cách của các VB khoa học phải đảm bảo tính bình đẳng, khách quan, phi cá nhân, do đó tác giả cần che giấu phong cách cá nhân - để đảm bảo cho nội dung thông tin được truyền đi một cách khách quan và chính xác, không bị áp đặt cách hiểu của người thực hiện nghiên cứu đối với người đọc. Vì nếu thể hiện rõ phong cách và vai trò của người tạo lập VB, thì thông tin khoa học sẽ mang yếu tố định tính nhiều và giảm bớt độ tin cậy, chính xác, tính định lượng của văn phong khoa học. Do đó, yếu tố bề mặt (đặc điểm sử dụng các PLK của các bài báo KHXH&NV) đã được chúng tôi nghiên cứu gắn với chức năng và dụng học để tìm hiểu lớp nghĩa tầng nền (các đặc điểm mạch lạc) của thể loại VB này.

Kết quả là, bằng một số thủ pháp cải biên so sánh cho thấy các PLK xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV đã có sự lựa chọn kỹ lưỡng của tác giả bài báo nghiên cứu (cách sử dụng các phương tiện liên kết để giúp người đọc dễ dàng hiểu nội dung thông tin truyền đạt trong VB), do đó đã phát huy hiệu quả trong việc tạo sự liên kết chặt chẽ cho các câu, các đoạn và tạo các mạng quan hệ ngữ nghĩa tầng nền cho VB. Ngoài ra, không phải số lượng nhiều các PLK xuất hiện trong VB sẽ đảm bảo tính mạch lạc cho VB đó, mà quan trọng hơn là chiến lược của tác giả bài báo nghiên cứu trong việc lựa chọn các PLK hiệu quả để diễn đạt nội dung ngữ nghĩa phù hợp ngữ cảnh và mục đích giao tiếp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w