Cơ sở pháp lý của việc hình thành cơ sở dữ liệu điện tử

Một phần của tài liệu Đề tài quản lý tài liệu điện tử tại chi cục thế quận long biên hà nội (Trang 27 - 31)

8. Đóng góp đề tài

1.1.2. Cơ sở pháp lý của việc hình thành cơ sở dữ liệu điện tử

Trong kỷ nguyên của thời đại công nghệ số với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử thì con người đang dần làm chủ không gian mạng do đó các hoạt động được cho rằng sử dụng phương thức truyền thống trước đây như: quản lý, giao dịch thì giờ cũng đều thông qua sự kết nối của internet với những lập trình có sẵn do con người

20

tạo ra trên nền tảng là các thiết bị số. Lịch sử của cơ sở dữ liệu được xem như bắt đầu vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi máy tính bắt đầu được sử dụng tương đối rộng rãi. CSDL có quy mô lớn đầu tiên được công ty IBM là công ty công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, chuyên về lĩnh vực cung cấp các sản phẩm dịch vụ phần cứng, phần mềm và dịch vụ thực hiện cho Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ NASA để hỗ trợ cho việc quản lý dự án Apollo dùng để thám hiểm mặt trăng. Sau đó hệ cơ sở dữ liệu này được thương mại hóa với tên IMS4. Hệ này sử dụng mô hình dữ liệu phân cấp hierarchical model5.

Ví dụ: Mô hình phân cấp quản lý nhân sự của một công ty

4 IMS (Information Managerment Systems): được gọi là Hệ thống quản lý thông tin. IMS là sự phát triển của phần

mềm được viết cho chương trình Apollo trên System/360. IMS nói chung tương tự khái niệm với CODASYL, nhưng đã sử dụng một hệ thống phân cấp chặt chẽ cho mô hình điều hướng dữ liệu thay vì mô hình mạng của CODASYL. Cả hai khái niệm này sau đó được gọi là cơ sở dữ liệu điều hướng do cách truy cập dữ liệu và bài thuyết trình Turing Award năm 1973 của Bachman là The Programmer as Navigator.

5

Hierarchical model: Mô hình phân cấp được đưa ra vào những năm 60, trong mô hình này dữ liệu được tổ chức thành cấu trúc cây, các nút (node) là tập các thực thể, các cành là các mối quan hệ giữa hai nút theo mối quan hệ nhẩt định, cứng nhắc. Hay nói cách khác:Là mô hình dữ liệu trong đó các bản ghi được sắp xếp theo cấu trúc top- down (tree). Một con chỉ có một cha -> chỉ có một đường truy nhập tới dữ liệu đó trước. Tập dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc của mô hình dữ liệu phân cấp gọi là CSDL phân cấp

PHÒNG BAN Dự án Thiết bị Kỹ năng Nhân viên Quan hệ

21

Cũng trong thời gian đó, Charles Bachman cũng phát triển IDS6

sử dụng mô hình dạng mạng (Network). Mô hình này sau đó được tiêu chuẩn hóa bởi CODASYL7

Năm 1970, Edgar Codd - một nhà khoa học làm việc cho IBM, đề xuất một số khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu quan hệ đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên dường như IBM không mặn mà lắm với những ý tưởng của Codd, mặc dù họ cũng tạo ra một dự án nhỏ, System R, để nghiên cứu các đề xuất của Codd. Tuy vậy họ cũng tạo ra được ngôn ngữ SEQUEL8

, tiền thân của SQL9 mà hiện chúng ta thường sử dụng.

Năm 1976, Peter Chen đã hoàn thiện thêm hệ CSDL này bằng mô hình thực thể - liên kết (Entity-Relationship hay E-R).

Năm 1979, Relational Software Inc sau đổi tên là Oracle, là công ty đầu tiên sử dụng mô hình quan hệ để thương mại hóa và dần dần chiếm lĩnh thị trường quản lý dữ liệu. Cũng trong thời gian này IBM cũng bắt đầu thương mại hóa SQL. Chẳng bao lâu SQL trở thành tiêu chuẩn để sử dụng với CSDL quan hệ.

Cùng với sự phát triển của máy tính, bên cạnh các tập tin văn bản, dữ liệu được thể hiện dưới dạng những ký tự, ta còn có những loại tập tin khác, các tập tin hình ảnh, các bản vẽ được tạo ta từ những phần mềm CAD, dữ liệu được thể hiện

6

IDS (Integrated Data Store): Là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mạng ban đầu được sử dụng chủ yếu bởi ngành công nghiệp, được biết đến với hiệu suất cao. IDS trở thành nền tảng cho các tiêu chuẩn của Nhóm Nhiệm vụ Cơ sở Dữ liệu CODASYL

7 CODASYL (Conference Of Data System Language): hay còn gọi là Hội nghị/Ủy ban về Ngôn ngữ hệ thống dữ

liệu, là một tập đoàn được thành lập vào năm 1959 để hướng dẫn phát triển ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn có thể được sử dụng trên nhiều máy tính . Nỗ lực này đã dẫn đến sự phát triển của ngôn ngữ lập trình COBOL và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác .

8

SEQUEL (Structured English Query Language): (tạm dịch là “Ngôn ngữ truy vấn tiếng Anh có cấu trúc”), được thiết kế để quản lý và truy lục dữ liệu được lưu trữ trong Hệ thống R

9 SQL (Structured Query Language) hay ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc, là một loại ngôn ngữ máy tính phổ

biến để tạo, sửa, và lấy dữ liệu từ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngôn ngữ này phát triển vượt xa so với mục đích ban đầu là để phục vụ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng-quan hệ. Nó là một tiêu chuẩn ANSI/ISO.

22

bằng những phương thức khác. Vì thế từ thập niên 1980, HQTCSDL hướng đối tượng (object-oriented DBMS) bắt đầu được nghiên cứu và đến những năm 1990, chúng bắt đầu được đưa ra thị trường.

Cũng bắt đầu từ thập niên 1990, cùng với sự bùng nổ của internet và các dịch vụ trực tuyến, các HQTCSDL phục vụ cho thị trường này phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các sản phẩm của các đại gia như Oracle Database của Oracle, DB2 Universal Database của IBM, SQL Server của Microsoft, Sybase Adaptive Server của Sybase, cũng xuất hiện các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở, nổi bật hơn cả là MySQL, PostgreSQL, SQLite.

Bên cạnh đó, một xu hướng khác cũng xuất hiện từ đầu thế kỷ XXI là các HQTCSDL theo hướng NoSQL như: MongoDB, có khả năng làm việc với các dữ liệu có cấu trúc ít bị ràng buộc chặt chẽ hơn, có thể hoạt động trong điều kiện có cấu hình phần cứng hạn chế như trên điện thoại di động, cung cấp một cơ chế để lưu trữ và truy xuất dữ liệu được mô hình hóa khác với các quan hệ bảng được sử dụng trong các cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ. Các cơ sở dữ liệu như vậy đã tồn tại kể từ cuối những năm 1960, nhưng không được gọi là “NoSQL” cho đến khi nổi tiếng đột ngột đầu thế kỷ XXI tạo nên bởi sự cần thiết cho các công ty Web 2.0 như Facebook, Google và Amazon.com. Các cơ sở dữ liệu NoSQL đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các ứng dụng dữ liệu lớn và ứng dụng nền web thời gian thực.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay bằng việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin nước ta cũng đã bắt đầu triển khai, thiết lập ra các cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ cho nhu cầu quản lý, điều hành cũng như khai thác, sử dụng điển hình là các cơ sở dữ liệu quốc gia với sự đề xuất, xây dựng của nhiều bộ, ngành, địa phương khác nhau trên nhiều lĩnh vực như: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, v.v... Ngoài ra, trong lĩnh vực lưu trữ nước ta từng bước triển khai xây dựng cơ sở dữ

23

liệu tài liệu lưu trữ điện tử quốc gia việc tiến hành triển khai, thiết lập các cơ sở dữ liệu quốc gia không chỉ để giúp các nhà quản lý lĩnh vực dễ dàng tiếp cận thông tin mà còn giúp minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn trên tất cả các lĩnh vực được sáng tỏ, chấm dứt tình trạng cát cứ dữ liệu nghiên cứu khoa học ở các đơn vị, bộ, ngành hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề tài quản lý tài liệu điện tử tại chi cục thế quận long biên hà nội (Trang 27 - 31)