Tổng quan về nhà ở cho SV

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 30)

8. Kết cấu của luận văn

2.1 Tổng quan về nhà ở cho SV

2.1.1Các loại hình nhà ở SV

Môi trường ở SV tồn tại ở nhiều cấp khác nhau, cụ thể:

-Phòng ở SV là không gian đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cho 2 – 6 SV. Không gian này gồm không gian riêng (chỗ ở SV) và không gian chung của phòng (khu WC, khu giặt phơi).

-Tầng ở SV là không gian vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vừa đáp ứng nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt văn hóa hay học nhóm ở mức độ cơ bản. Mỗi tầng thường có 1 – 2 phòng sinh hoạt chung hay phòng tự học. “Mỗi nhà ở cần có phòng tiếp khách và sinh hoạt chung với diện tích từ 6 đến 48m² tùy theo số lượng SV của tòa nhà” [TCVN 4602- 1988]

-Nhà ở SV là không gian đáp ứng tiện nghi ở và nhu cầu giải trí, thư giãn của SV. Trong nhà ở có phòng đa năng có thể là không gian giao lưu, xem tivi, đọc sách báo… ở mức độ tiện nghi cao hơn trong nhà ở SV thường có phòng giặt, sấy, không gian nghỉ ngơi.

-Khu ở SV bao gồm các không gian vật chất như đã nêu phía trên. Khu ở SV phải được nghiên cứu về sự kết nối không gian hạ tầng và không gian trung tâm của đô thị: vị trí, khoảng cách của khu với trung tâm, tận dụng các công trình công cộng trong đô thị của khu ở... đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn ở, sinh hoạt mỗi cá nhân, tính kinh tế và đáp ứng được nhu cầu kích thích hoạt động giao tiếp gắn kết giữa các SV với nhau, gắn kết hoạt động của SV với đô thị bên ngoài.

2.1.2Quan điểm, mục tiêu, chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở cho SV

Luật Giáo dục (2005) của nước ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (điều 9), đồng thời nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá

nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó NSNN giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục” (điều 13).

Chính phủ Việt Nam (2009) đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP của về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho HS, SV các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị:

- Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng nhà ở cho HS, SV các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp, CĐ nghề, trung cấp nghề không phân biệt công lập hay ngoài công lập;

- Việc đầu tư xây dựng nhà ở SV, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp phải gắn với quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị mới, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt, văn hóa, thể dục - thể thao, nhằm tạo môi trường sống văn hoá và lành mạnh, phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Việc đầu tư xây dựng nhà ở SV, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp phải căn cứ nhu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện KT - XH của đất nước, tình hình đặc điểm của từng địa phương; được tổ chức quản lý đầu tư xây dựng đúng quy định, bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, quản lý sử dụng có hiệu quả; thực hiện công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí.

2.1.3 Tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu đầu tư xây dựng nhà ở SV

Tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu đầu tư xây dựng nhà ở SV được Chính phủ Việt Nam (2009) quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP, cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở SV như sau:

- Tiêu chuẩn diện tích ở đối với nhà ở SV được thiết kế tối thiểu là 4m2/SV; chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở SV theo Quy chuẩn xây dựng hiện hành;

- Các dự án nhà ở SV được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với Quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành, không khống chế số tầng, phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Yêu cầu về đầu tư xây dựng

Việc đầu tư xây dựng nhà ở SV phải đảm bảo các yêu cầu:

- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo do cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt;

- Đáp ứng mục tiêu mỗi dự án có thể giải quyết chỗ ở cho SV, HS của một số cơ sở đào tạo (cụm trường) trên địa bàn theo điều kiện cụ thể của từng địa phương;

- Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đảm bảo đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt văn hóa, thể dục-thể thao nhằm tạo môi trường sống văn hóa và lành mạnh.

2.1.4 Phương pháp xác định giá thuê nhà ở SV

Giá thuê nhà ở SV được xác định trên nguyên tắc tính đủ các chi phí quản lý vận hành và chi phí bảo trì; không tính chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Công thức xác định giá thuê nhà ở SV: Gt =

Ql + Bt - Tdv

x K 10 x S

Trong đó:

- Gt: là giá thuê 01 m2 sử dụng nhà ở SV trong 01 tháng (đồng/m2/tháng). - Ql: là chi phí quản lý vận hành nhà ở phân bổ trên 01m2 sử dụng nhà ở hàng năm (đồng/năm).

- Bt: là chi phí bảo trì công trình bình quân năm phân bổ cho 01m2 sử dụng nhà ở (đồng/năm).

- Tdv: là các khoản thu được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bù đắp cho chi phí thuê nhà ở, như: dịch vụ trông xe, dịch vụ căng tin, các khoản thu khác (nếu có) (đồng/năm).

- K: là hệ số tầng

- Số 10: là số tháng SV thuê nhà ở trong 01 năm.

2.2 Khái niệm, đặc điểm KTX và dịch vụ KTX 2.2.1 Khái niệm và đặc điểm KTX 2.2.1 Khái niệm và đặc điểm KTX

Khái niệm

KTX đôi khi còn gọi là cư xá hay khu nội trú.

Theo Bộ GD&ĐT (2011) khu nội trú học sinh, SV là những cơ sở thuộc quyền quản lý của trường bao gồm nhà ở, nhà ăn, sân chơi, bãi tập, câu lạc bộ, và các phương tiện khác để phục vụ HSSV nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

Có thể hiểu ngắn gọn, KTX là những công trình, tòa nhà được xây dựng để dành cho việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở, tá túc cho SV của các trường ĐH, CĐ, Trung học chuyên nghiệp. Những SV ở KTX thường là SV xa nhà, xa quê hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn có nguyện vọng được ở KTX.

Hoặc chúng ta có thể hiểu theo từng chữ trong âm Hán Việt: “Ký” là ở nhờ, ở tạm; “Túc” là nghỉ lại, ở lại, ở qua đêm; “Xá” là ngôi nhà, nhà ở tập thể, vậy KTX là một ngôi nhà lớn (nhà tập thể) dành cho người ở lại, nghỉ lại một cách tạm thời trong một thời gian nhất định.

Hoặc theo nghĩa tiếng Anh, KTX được gọi là “Dorm” – “Abuilding consisting of sleeping quarters, usually for university students” nghĩa là tòa nhà có chứa phòng ngủ, thường dành cho SV ĐH.

Đặc điểm KTX

KTX thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc lập và thiết kế theo dạng nhà ở tập thể với nhiều phòng và nhiều giường trong cùng một phòng hoặc giường tầng, cùng với nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng hoặc các công trình tập thể khác, các trường ĐH, CĐ cung cấp các phòng cho SV của họ với chi phí nhất định.

Hầu hết các KTX rất gần với khuôn viên, khu vui chơi của nhà trường hơn so với nhà ở tư nhân. Sự thuận tiện này là nhân tố chính trong sự lựa chọn nơi ở, đặc biệt là SV năm đầu.

2.2.2 Dịch vụ KTX Khái niệm Khái niệm

Dịch vụ là một khái niệm rất phổ biến, dịch vụ theo nghĩa hẹp là những hoạt động không sản xuất ra của cải vật chất, cung cấp hiệu quả vô hình mà không có sản phẩm hữu hình, theo nghĩa rộng, đó là những hoạt động đưa lao động sống vào sản phẩm vật chất để thỏa mãn nhu cầu nào đó của người khác.

Dịch vụ là sự phục vụ góp phần đáp ứng các nhu cầu của cá nhân hay tập thể khác với thể thức chuyển quyền sở hữu một thứ của cải vật chất nào đó (Từ điển thuật ngữ kinh tế tài chính)

Dựa theo định nghĩa về dịch vụ của Zeithaml và Britner có thể định nghĩa dịch vụ KTX là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện các hoạt động liên quan đến KTX tạo ra giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của SV.

Một số đặc điểm của dịch vụ KTX

Trong giai đoạn hiện nay, xã hội rất quan tâm về vấn đề giáo dục, đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau song câu hỏi gây nhiều tranh cãi giữa các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các giảng viên và những ai quan tâm đến giáo dục, câu hỏi đã tốn rất nhiều giấy mực trên các diễn đàn bàn luận: Xã hội hoá giáo dục hay thương mại hoá giáo dục? Tuy nhiên trên thực tế chúng ta cũng dễ dàng nhận ra lĩnh vực giáo dục từ lâu đã không còn một ngành dịch vụ công thuần tuý bởi ngành giáo dục nói chung và giáo dục CĐ, ĐH nói riêng đã và đang chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện các yếu tố thị trường, giá cả, cung - cầu trong lĩnh vực giáo dục. Như vậy nếu xem giáo dục nói chung và giáo dục CĐ, ĐH nói riêng là một ngành dịch vụ thì việc làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng là điều kiện tiên quyết của các đơn vị hiện nay.

Dựa theo định nghĩa về dịch vụ của Zeithaml & Britner có thể định nghĩa dịch vụ KTX là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện các hoạt động liên quan đến KTX tạo giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của SV. Hay theo Kotler và Armstrong có thể định nghĩa dịch vụ KTX là bất kỳ hành động hay lợi ích về các hoạt động KTX mà nhà trường có thể cung cấp cho SV và ngược lại mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sở hữu nào cả.

Khách hàng tiêu dùng sản phẩm với tư cách là yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất hay nói cách khác SV vừa là khách hàng nhưng cũng lại vừa là sản phẩm của quá trình đào tạo.

Việc chi trả cho tiêu dùng sản phẩm có thể do cá nhân khách hàng hoặc tài trợ của gia đình nhưng một phần do tài trợ của xã hội.

Phạm vi của đề tài chỉ giới hạn trong hoạt động phục vụ sinh hoạt và học tập trong KTX của ĐHQG-HCM, một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Với quan điểm coi người học là khách hàng thì việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hoạt động phục vụ trong KTX ĐHQG-HCM bao gồm từ việc đảm bảo về cơ sở vật chất (phòng ở, trang thiết bị điện, nước…), điều kiện ăn ở sinh hoạt trong khu nội trú, hoạt động đoàn thể, sinh hoạt văn hóa thể thao, … KTX cũng là một loại dịch vụ vì vậy nó cũng có những đặc điểm chung của dịch vụ như sau: Tính vô hình (intangibility); Tính không thể tách rời (inseparability); Tính hay thay đổi (variability); Tính dễ bị phá vỡ (perishability)

2.3 Nguồn vốn đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác KTX SV 2.3.1 Nguồn vốn đầu tư công xây dựng KTX SV 2.3.1 Nguồn vốn đầu tư công xây dựng KTX SV

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2010) đã ban hành Quyết định số 70/2010/QĐ-TTg cho phép đơn vị xây dựng nhà ở cho SV được vay nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. Nguồn vốn đầu tư xây dựng các dự án nhà ở SV từ ngân sách nhà nước, bao gồm:

Vốn trái phiếu Chính phủ để chi cho các khoản sau: a) Chi phí xây dựng và thiết bị gắn liền với công trình nhà ở; b) Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự án.

Ngoài ra còn có vốn ngân sách hàng năm của các địa phương và các Bộ, ngành hoặc vốn đầu tư phát triển của cơ sở đào tạo để chi cho các khoản: chi phí thiết bị nội thất và chi phí dự phòng của dự án.

2.3.2 Quản lý, khai thác KTX SV

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (2011)đã ban hành “Quy chế học sinh, SV nội trú trong các trường ĐH, CĐ, THCN” quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các trường trong việc tổ chức quản lý khu nội trú, quyền và nghĩa vụ của học

sinh, SV trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, học tập, sinh hoạt… trong khuôn viên nội trú của các trường đào tạo. Cụ thể như sau:

Quy định thu phí

Quy định mức phí nội trú thích hợp chất lượng phòng ở và điều kiện phục vụ (diện tích bình quân tính theo đầu người, khả năng cung cấp điện, nước, chất lượng công trình phụ, trang bị bàn ghế....). Phí nội trú được sử dụng để tu bổ, sửa chữa, cải thiện điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, trả tiền điện nước và bảo đảm các khâu phục vụ, trên nguyên tắc không nhằm mục đích kinh doanh.

Kế hoạch thu, chi các nguồn kinh phí phục vụ công tác HSSV nội trú bao gồm: ngân sách Nhà nước và kinh phí do trường cấp, phí nội trú, nguồn thu do cho thuê nhà ở trong mùa hè và các nguồn thu khác (nếu có).

Quy định quản lý tài sản

HSSV nội trú có trách nhiệm: Chịu trách nhiệm đền bù những hư hỏng, mất mát do mình gây ra đối với các trang thiết bị của Khu nội trú; tự bảo quản tư trang và đồ đạc của mình.

2.4 KTX SV của một số nước trên thế giới

Với điều kiện và môi trường riêng, mỗi KTX đều có một mô hình, cách thức tổ chức riêng phù hợp với văn hoá và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia.

2.4.1Tại Mỹ

KTX Simmons Hall, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ

MIT có 5 trường thành viên gồm trường Khoa học, trường Kỹ thuật, trường Kiến trúc và Quy hoạch, trường Quản lý, trường Nhân văn, Nghệ thuật và Khoa học Xã hội; một ĐH là ĐH Khoa học và Công nghệ Y tế, tổng cộng có 32 khoa. Vào năm 1999, MIT đặt hàng Steven Holl thiết kế một khu KTX cho trường với mục tiêu là: các không gian xung quanh và trong lòng công trình phải khuấy động được sự giao tiếp giữa các SV, MIT tập trung vào công năng của tòa nhà, với nguyện vọng khuyến khích tương tác và hòa nhập của SV để biến đó thành động lực thức đẩy Simmon Hall trở thành một “lát cắt của thành phố”

-Vị trí: Nằm trong khuôn viên MIT

- Kiến trúc thiết kế: Tòa KTX Simmons Hall được mệnh danh là “KTX bọt biển” vì kiến trúc được đơn giản hóa hết mức có thể để nhẹ như bọt biển”. KTX giống như một cấu trúc xốp hấp thụ ánh sáng thông qua một loạt các lỗ mở lớn cắt sâu vào trong lòng công trình, khiến cho ánh sáng có thể được xuyên qua như trên mặt cắt. Tất cả các phòng đều có rất nhiều các ô cửa sổ vuông nhằm lấy ánh sáng và các lỗ thông gió thông minh trên nóc nhà, có thể đóng mở tùy theo nhiệt độ.

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 30)