Đối với Trung tâm Quản lý KTX

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 81)

8. Kết cấu của luận văn

4.2.2 Đối với Trung tâm Quản lý KTX

Thực tế phân tích cho thấy, KTX ĐHQG-HCM không đem lại hiệu quả trên phương diện tài chính, không thu hút tư nhân đầu tư vào KTX, bên cạnh đó, với tình hình NSNN hiện nay, các đơn vị như KTX ĐHQG-HCM cũng không thể trông chờ và lệ thuộc vào nguồn vốn NSNN cho các công trình XDCB. Mô hình cơ sở đã cho thấy, với Lệ phí KTX được điều chỉnh 2 năm 1 lần, mỗi lần tăng 10%, thì đến năm 2023 KTX mới bắt đầu đảm bảo nguồn thu, đáp ứng được chi thường xuyên và duy tu cơ sở vật chất, các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý và có tích lũy. Căn cứ vào kế hoạch chiến lược Trung tâm quản lý KTX giai đoạn 2016-2020 (đã rà soát và điều chỉnh), Trung tâm đề ra mục tiêu xây dựng đề án tự chủ phù hợp theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ vào năm 2020, như vậy Trung tâm cần nỗ lực hơn nữa để phát triển nguồn lực tài chính, xây dựng cơ chế tài chính phù hợp, sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững, cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện đa dạng hóa các loại phòng ở (8-6-4-2), lượng SV ở nội trú tăng năm sau cao hơn năm trước;

- Thực hiện việc đề xuất lộ trình và điều chỉnh mức thu Lệ phí KTX; - Thực hiện tốt đề án “Đề án Ký túc xá lấp đầy phòng ở”;

- Hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên phê duyệt các dự án được các tỉnh hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, nội thất;

quy chế chi tiêu nội bộ, đầu tu kinh phí trong công tác duy tu, bảo dưỡng.

KTX ĐHQG-HCM là mô hình quản lý chuyển đổi sang cơ chế phục vụ thành công nhất trong các hệ thống KTX tại TP.HCM và trên cả nước. Từ bài học thực tiễn tổ chức các hoạt động dịch vụ, phục vụ theo hướng xã hội hóa, KTX ĐHQG- HCM cần khai thác lợi thế so sánh, kêu gọi và mở rộng hơn nữa việc hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư làm phong phú các dịch vụ KTX. Thực tế hiện tại, nhiều doanh nghiệp cũng đã lên tiếng để được hợp tác ở một số khâu như: nhà ăn, dịch vụ giặt ủi, internet, giải trí….Đây là sự hợp tác cả doanh nghiệp và KTX cùng có lợi, xã hội hóa KTX, làm cho hệ thống dịch vụ phong phú, đa dạng và nâng đẳng cấp, chất lượng KTX. Nguồn thu từ việc hợp tác này sẽ giảm gánh nặng cho nguồn thu từ Lệ phí KTX, đồng thời hỗ trợ một phần cho mức Lệ phí KTX SV phải đóng hằng tháng.

Thực tế, năm 2015, Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG-HCM đã hợp tác với những đối tác hàng đầu về công nghệ thông tin nhằm nâng cấp, bổ sung các tính năng để đáp ứng nhiệm vụ và thực tiễn mới đặt ra của KTX. Tuy nhiên, Trung tâm cần sớm làm chủ mô hình phù hợp, ứng dụng công nghệ phù hợp KTX hiện đại, và nguồn vốn thực hiện “số hóa mô hình quản lý KTX”, xây dựng Hệ sinh thái lưu trú trực tuyến cho KTX, quản lý ký túc xá hiện đại hoàn toàn (số hóa), thay thế cách quản lý truyền thống.

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)