8. Kết cấu của luận văn
4.1.4 Kết quả phân tích mô hình cơ sở
Qua việc phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án, phân tích rủi ro, phân tích phân phối đã rút ra một số kết luận:
Với các số liệu về tổng mức đầu tư và vận hành khai thác dự án cho thấy rằng: dự án không đem lại hiệu quả theo quan điểm tổng đầu tư, ngân lưu ròng của dự án dương từ năm 2016 nhưng không đủ bù đắp chi phí đầu tư quá lớn ban đầu, do đó
dự án không có khả năng thu hồi vốn, không thể thu hút doanh nghiệp đầu tư. Để dự án không lỗ thì Lệ phí KTX cần được điều chỉnh mỗi năm 1 lần, mỗi lần tăng 15% so với mức Lệ phí KTX trung bình/tháng vào năm 2019 là 277.600đ/tháng. Do đó, với mục tiêu phi lợi nhuận, mang tính công ích, vì sự phát triển chung của toàn xã hội thì Nhà nước phải triển khai dự án này và những dự án xây dựng KTX tương tự, do không thể thu hút tư nhân đầu tư.
Mặc dù dự án có nhiều rủi ro tài chính, nhưng dự án xét trên quan điểm tổng thể nền kinh tế với suất chiết khấu kinh tế thực 8% đem lại hiệu quả về mặt kinh tế. Dự án mang lại lợi ích cho các nhóm SV sử dụng KTX làm nơi sinh hoạt và học tập. Bên cạnh đó, lợi ích kinh tế của dự án sẽ được tăng hơn nữa nếu KTX tăng được công suất và thu hút thêm số lượng SV vào ở.
Mục tiêu trong phân tích tài chính là tối đa hoá lợi nhuận cho nhà đầu tư, còn mục tiêu của phân tích hiệu quả kinh tế là tối đa hoá phúc lợi của toàn xã hội, việc sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí cho thấy tính bền vững và lợi ích toàn diện xã hội mà dự án KTX SV ĐHQG-HCM đem lại, vì vậy sẽ được nhiều tổ chức tài trợ và được Chính phủ quan tâm.