Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 78)

8. Kết cấu của luận văn

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án

4.2.1 Đối với ĐHQG-HCM

Thực trạng nhu cầu phát triển và đòi hỏi của xã hội, bên cạnh việc hình thành các trường ĐH thì việc tạo chỗ ở an toàn, sạch đẹp, hiện đại, đầy đủ tiện nghi với các dịch vụ hữu ích cho công việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt, trang bị cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của SV cần được được chú trọng.

Thực tế khai thác những năm vừa qua, đồng thời để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho SV, KTX đang đứng trước nhu cầu bổ sung vốn để nâng cấp, với tình hình tài chính thực tế đã phân tích, ĐHQG-HCM cần có chính sách phù hợp để nâng cấp KTX đáp ứng nhu cầu và tình hình thực tế của SV, ĐHQG-HCM tự chủ vay tiền, lãi nhà nước chịu để giải phóng hết mặt bằng. Ngoài ra cho vay mượn thêm để hoàn thành việc quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng khu đô thị, hệ thống giao thông đi lại, tạo sự thuận lợi, an toàn cho SV tại khu đô thị, từ đó thu hút được SV vào ở tại

KTX, bởi điều quan trọng nhất của mô hình KTX tập trung là giao thông đi lại phải thuận tiện, an ninh đảm bảo, ăn uống sinh hoạt, công tác quản lý phù hợp để thu hút SV.

Với việc phân tích lợi ích - chi phí đã cho thấy lợi ích kinh tế và xã hội mà dự án KTX SV ĐHQG-HCM đem lại, ĐHQG-HCM cần quy định những chính sách, chế độ cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ KTX nhằm làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần cho SV, đặc biệt là trong công tác xây dựng, phát triển KTX cho SV bởi nguồn lực của nhà nước cũng khó khăn, hạn chế; nguồn lực của các trường càng khó khăn hơn. Cho nên nếu được xã hội hóa và được các DN quan tâm nhiều thì SV sẽ có điều kiện để được ở KTX khang trang, tiện nghi …

Để triển khai được hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KTX cần có các giải pháp về tài chính, truyền thông, nhân sự, hỗ trợ SV. Với hệ thống quản lý đồng bộ, chế độ bảo dưỡng hợp lý sẽ là một lợi thế giúp KTX giảm tối đa các loại chi phí vận hành, làm cho doanh thu cao hơn. Các công trình xây dựng nếu được quản lý tốt không chỉ nâng cao khả năng thu hồi vốn cho Nhà nước mà còn góp phần nâng cao giá trị tài sản thông qua việc tái đầu tư lại cho các tòa nhà.

KTX ĐHQG-HCM đang xây dựng đề án tự chủ tài chính, KTX tự chủ để đổi mới hoạt động, phát triển và giảm gánh nặng cho ĐHQG-HCM. Tuy nhiên, để được tự chủ, KTX phải đi kèm nhiều vấn đề khác như: đảm bảo tài chính trong việc thu phí SV và lương cho đội ngũ nhân sự, đồng thời thực tế đã cho thấy, với mức thu quy định hiện nay của KTX và các chi phí cho những hoạt động của KTX thì chưa thể tự chủ được. Vì vậy ĐHQG-HCM cần có các phương án hỗ trợ Trung tâm KTX về nhiều mặt và tạo điều kiện cho Trung tâm trong tiến trình xây dựng đề án tự chủ tài chính.

Với lợi thế hơn 60.000 SV của 8 trường ĐH thành viên ĐHQG-HCM cùng hàng ngàn cán bộ, giảng viên sinh hoạt, học tập mang tính tập trung, ĐHQG-HCM cần phổ biến rộng rãi hơn những cơ chế ưu đãi đặc thù của dành cho các nhà đầu tư để nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán được khả năng thu hồi vốn cho dự án đầu tư

của mình, tận dung uy tín thương hiệu ĐHQG-HCM, từ đó huy động được nguồn vốn tài trợ nhằm nâng cấp hệ thống KTX.

Thực tế quá trình xây dựng và đưa vào khai thác KTX những năm vừa qua, ĐHQG-HCM đã chủ động huy động thêm nguồn lực hỗ trợ, đầu tư kinh phí và trang trí nội thất của nhiều địa phương khác, kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ từ các tỉnh, thành có con em đang theo học tại TP.HCM đầu tư hỗ trợ kinh phí trang thiết bị, nội thất và ưu tiên bố trí chỗ ở tại KTX được tỉnh hỗ trợ cho SV của tỉnh, đây là chính sách cần được mạnh dạn triển khai hơn nữa nhằm nâng cấp trang thiết bị, nội thất và điều kiện sinh hoạt cho SV tại KTX.

4.2.2 Đối với Trung tâm Quản lý KTX

Thực tế phân tích cho thấy, KTX ĐHQG-HCM không đem lại hiệu quả trên phương diện tài chính, không thu hút tư nhân đầu tư vào KTX, bên cạnh đó, với tình hình NSNN hiện nay, các đơn vị như KTX ĐHQG-HCM cũng không thể trông chờ và lệ thuộc vào nguồn vốn NSNN cho các công trình XDCB. Mô hình cơ sở đã cho thấy, với Lệ phí KTX được điều chỉnh 2 năm 1 lần, mỗi lần tăng 10%, thì đến năm 2023 KTX mới bắt đầu đảm bảo nguồn thu, đáp ứng được chi thường xuyên và duy tu cơ sở vật chất, các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý và có tích lũy. Căn cứ vào kế hoạch chiến lược Trung tâm quản lý KTX giai đoạn 2016-2020 (đã rà soát và điều chỉnh), Trung tâm đề ra mục tiêu xây dựng đề án tự chủ phù hợp theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ vào năm 2020, như vậy Trung tâm cần nỗ lực hơn nữa để phát triển nguồn lực tài chính, xây dựng cơ chế tài chính phù hợp, sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững, cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện đa dạng hóa các loại phòng ở (8-6-4-2), lượng SV ở nội trú tăng năm sau cao hơn năm trước;

- Thực hiện việc đề xuất lộ trình và điều chỉnh mức thu Lệ phí KTX; - Thực hiện tốt đề án “Đề án Ký túc xá lấp đầy phòng ở”;

- Hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên phê duyệt các dự án được các tỉnh hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, nội thất;

quy chế chi tiêu nội bộ, đầu tu kinh phí trong công tác duy tu, bảo dưỡng.

KTX ĐHQG-HCM là mô hình quản lý chuyển đổi sang cơ chế phục vụ thành công nhất trong các hệ thống KTX tại TP.HCM và trên cả nước. Từ bài học thực tiễn tổ chức các hoạt động dịch vụ, phục vụ theo hướng xã hội hóa, KTX ĐHQG- HCM cần khai thác lợi thế so sánh, kêu gọi và mở rộng hơn nữa việc hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư làm phong phú các dịch vụ KTX. Thực tế hiện tại, nhiều doanh nghiệp cũng đã lên tiếng để được hợp tác ở một số khâu như: nhà ăn, dịch vụ giặt ủi, internet, giải trí….Đây là sự hợp tác cả doanh nghiệp và KTX cùng có lợi, xã hội hóa KTX, làm cho hệ thống dịch vụ phong phú, đa dạng và nâng đẳng cấp, chất lượng KTX. Nguồn thu từ việc hợp tác này sẽ giảm gánh nặng cho nguồn thu từ Lệ phí KTX, đồng thời hỗ trợ một phần cho mức Lệ phí KTX SV phải đóng hằng tháng.

Thực tế, năm 2015, Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG-HCM đã hợp tác với những đối tác hàng đầu về công nghệ thông tin nhằm nâng cấp, bổ sung các tính năng để đáp ứng nhiệm vụ và thực tiễn mới đặt ra của KTX. Tuy nhiên, Trung tâm cần sớm làm chủ mô hình phù hợp, ứng dụng công nghệ phù hợp KTX hiện đại, và nguồn vốn thực hiện “số hóa mô hình quản lý KTX”, xây dựng Hệ sinh thái lưu trú trực tuyến cho KTX, quản lý ký túc xá hiện đại hoàn toàn (số hóa), thay thế cách quản lý truyền thống.

4.2.3 Một số đề xuất về quản lý, khai thác KTX

Ứng dụng công nghệ vào công tác kiểm soát, đảm bảo an ninh, an toàn: Đầu tư, trang bị hạ tầng internet đồng bộ, thiết lập hệ thống mạng WAN, LAN toàn Trung tâm; Nâng cấp thiết bị kiểm soát an ninh, ra vào cổng và các tòa nhà KTX; Xây dựng phần mềm phân tầng thang máy và quản lý SV đến từng phòng ở; phần mềm nhận diện, cảnh báo; quản lý hệ thống bãi xe; Nâng cấp hệ thống camera giám sát, thiết bị kiểm soát an ninh, hệ thống nhận diện, cảnh báo trong toàn khu KTX.

Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, quản trị đơn vị chính xác, khoa học, chuyên nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng sống của SV: Xây dựng và làm chủ hệ sinh thái công nghệ phục vụ công tác thanh toán, đóng phí KTX, giải quyết các thủ tục hành chính, sử

dụng, thanh toán các loại hình dịch vụ ở KTX qua mạng Internet (trực tuyến); Triển khai thiết bị phát wifi miễn phí khu vực công, điện năng tái tạo trong khuôn viên KTX.

Khai thác, vận hành có hiệu quả cơ sở vật chất: Xây dựng kế hoạch khai thác cơ sở vật chất để đảm bảo thu hút SV vào ở; Tổ chức nhân sự kỹ thuật đúng chuyên môn nghiệp vụ để vận hành có hiệu quả cơ sở vật chất; Lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tòa nhà và trang thiết bị theo đúng quy định của Nhà nước; Tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn, mua sắm trang thiết bị một cách khoa học, đúng quy định của Nhà nước để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, chống lãng phí tài sản; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, hướng dẫn sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất cho SV; Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý cơ sở vật chất.

Phát triển ổn định cơ sở vật chất: Sửa chữa kịp thời các hư hỏng, đảm bảo phục vụ SV; Thay thế các thiết bị, vật tư đúng củng loại để tiết kiệm chi phí; Kêu gọi đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của SV.

4.3 Những hạn chế của đề tài

Dù đã giải quyết mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu nhưng đề tài vẫn còn một số hạn chế như:

- Chưa lượng hóa hết được các lợi ích kinh tế của dự án, các lợi ích như giảm thiểu tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại và góp phần làm tăng giá trị thương hiệu của ĐHQG-HCM do không có số liệu và phương pháp tính toán phù hợp.

- Chưa xác định được mức sẵn lòng chi trả của SV nên chưa có căn cứ chính xác để xem xét mức Lệ phí KTX hằng năm mà ĐHQG-HCM phê duyệt cho Trung tâm Quản lý KTX triển khai đã phù hợp hay chưa.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án vẫn chưa tìm được nguồn chính xác mà chỉ giới hạn ở mức giả định trong suốt quá trình vận hành dự hoặc không được xét đến như tỷ lệ lạm phát…

- Phân tích độ nhạy của dự án với các biến số quan trọng như Lệ phí KTX, chi phí quản lý vận hành, bảo dưỡng duy tu chưa có số liệu để nghiên cứu nên sự tăng giảm này chỉ mới là sự phân tích độ nhạy theo ý chủ quan của tác giả.

- Dự án chưa tìm được thông tin đầu tư của các dự án nâng cấp KTX tương tự ở nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách: Tiếng Anh

Allen S. Bellas & Richard O. Zerbe (2006). A primer for Benefit – cost analysis. Edward Elgar Publishing limited, Massachusetts.

JA Sinden & DJ Thampapillai (1995). Introduction to Benefit – Cost analysis.

Edward Elgar Pub. Tiếng Việt

Nguyễn Thuấn và Trần Thu Vân (2004). Kinh tế công. NXB ĐH Kinh tế TP. HCM. Trần Võ Hùng Sơn (chủ biên) (2003). Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí. NXB

ĐHQG-HCM. 2. Tạp chí:

Tiếng Anh

Anne Rinn (2004). Academic and Social Effects of Living in Honors Residence Halls. Journal of the National Collegiate Honors Council, Online Archive. 173.

Directorate General for Regional and Urban policy (2015). Guide to cost – benefit analysis of investment project. Publications Office of the European Union.

EC (2012). Expost evaluation of investment projects. Cofinanced by the European Regional Development Fund (ERDF) And Cohesion Fund (CF) In The Period 1994 – 1999.

Jeremy Sheffield (2016). A Cost Benefit Analysis of Residence Hall Renovation at a Regional Institution of Higher Education. International Journal of Education and Social Science, Vol. 3 No. 3.

Massimo Florio & Silvia Vignetti (2015). The Use of Ex Post Cost Benefit Analysis to Assess the Long Term Effects of Major Infrastructure Project. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2723381.

Tiếng Việt

Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Thị Ngọc Diệp (2014). Cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 2 (75).

Lê Sĩ Hải (2017). Đời sống của sinh viên nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, Số 01.

ứng dụng thực tế. Viện Ngân hàng Thế giới (WBI) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB).

3. Giáo trình:

Phạm Thị Bích Thủy (2015). Giáo trình phân tích chi phí - lợi ích. Trường ĐH Tài nguyên Môi trường, Hà Nội.

4. Luận văn:

Nguyễn Phi Hùng (2010). Ước tính chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ chương trình Chính sách công MPP- Fullbringt.

Nguyễn Minh Vương (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ ký túc xá tại Trung tâm Quản lý ký túc xá Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM.

Nguyễn Hải Dương (2012). Phân tích lợi ích và chi phí dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ chương trình Chính sách công MPP- Fullbringt.

Nguyễn Xuân Thành (2011). Tình huống dự án nhà máy nước BOO Thủ Đức, TP.HCM. Luận văn Thạc sỹ chương trình Chính sách công MPP- Fullbringt. 5. Văn bản pháp luật:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2011.

Chính phủ Việt Nam (2009). Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2009.

Chính phủ Việt Nam (2015). Nghị định số 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1993). Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ban hành ngày 14 tháng 01 năm 1993.

Quốc hội 13 (2014). Luật đầu tư công số 49/2014/QH1, ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2014.

Luật giáo dục đại học, ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2018.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2009), Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho SV các trường ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê, ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2009.

6. Tài liệu lưu hành nội bộ ĐHQG-HCM:

ĐHQG-HCM (từ 2010 đến 2018). Báo cáo thường niên.

ĐHQG-HCM (2010). Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM giai đoạn 2010-2015.

Tháng 6 năm 2010.

ĐHQG-HCM (2010). Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng KTX ĐHQG-HCM.

Tháng 01 năm 2010.

ĐHQG-HCM (2016). Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM giai đoạn 2016-2020 (rà soát và điều chỉnh). Tháng 12 năm 2018.

Trung tâm Quản lý KTX (2019). Kế hoạch chiến lược Trung tâm Quản lý KTX giai

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)