Nguồn vốn đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác KTX SV

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 35)

8. Kết cấu của luận văn

2.3 Nguồn vốn đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác KTX SV

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2010) đã ban hành Quyết định số 70/2010/QĐ-TTg cho phép đơn vị xây dựng nhà ở cho SV được vay nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. Nguồn vốn đầu tư xây dựng các dự án nhà ở SV từ ngân sách nhà nước, bao gồm:

Vốn trái phiếu Chính phủ để chi cho các khoản sau: a) Chi phí xây dựng và thiết bị gắn liền với công trình nhà ở; b) Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự án.

Ngoài ra còn có vốn ngân sách hàng năm của các địa phương và các Bộ, ngành hoặc vốn đầu tư phát triển của cơ sở đào tạo để chi cho các khoản: chi phí thiết bị nội thất và chi phí dự phòng của dự án.

2.3.2 Quản lý, khai thác KTX SV

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (2011)đã ban hành “Quy chế học sinh, SV nội trú trong các trường ĐH, CĐ, THCN” quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các trường trong việc tổ chức quản lý khu nội trú, quyền và nghĩa vụ của học

sinh, SV trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, học tập, sinh hoạt… trong khuôn viên nội trú của các trường đào tạo. Cụ thể như sau:

Quy định thu phí

Quy định mức phí nội trú thích hợp chất lượng phòng ở và điều kiện phục vụ (diện tích bình quân tính theo đầu người, khả năng cung cấp điện, nước, chất lượng công trình phụ, trang bị bàn ghế....). Phí nội trú được sử dụng để tu bổ, sửa chữa, cải thiện điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, trả tiền điện nước và bảo đảm các khâu phục vụ, trên nguyên tắc không nhằm mục đích kinh doanh.

Kế hoạch thu, chi các nguồn kinh phí phục vụ công tác HSSV nội trú bao gồm: ngân sách Nhà nước và kinh phí do trường cấp, phí nội trú, nguồn thu do cho thuê nhà ở trong mùa hè và các nguồn thu khác (nếu có).

Quy định quản lý tài sản

HSSV nội trú có trách nhiệm: Chịu trách nhiệm đền bù những hư hỏng, mất mát do mình gây ra đối với các trang thiết bị của Khu nội trú; tự bảo quản tư trang và đồ đạc của mình.

2.4 KTX SV của một số nước trên thế giới

Với điều kiện và môi trường riêng, mỗi KTX đều có một mô hình, cách thức tổ chức riêng phù hợp với văn hoá và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia.

2.4.1Tại Mỹ

KTX Simmons Hall, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ

MIT có 5 trường thành viên gồm trường Khoa học, trường Kỹ thuật, trường Kiến trúc và Quy hoạch, trường Quản lý, trường Nhân văn, Nghệ thuật và Khoa học Xã hội; một ĐH là ĐH Khoa học và Công nghệ Y tế, tổng cộng có 32 khoa. Vào năm 1999, MIT đặt hàng Steven Holl thiết kế một khu KTX cho trường với mục tiêu là: các không gian xung quanh và trong lòng công trình phải khuấy động được sự giao tiếp giữa các SV, MIT tập trung vào công năng của tòa nhà, với nguyện vọng khuyến khích tương tác và hòa nhập của SV để biến đó thành động lực thức đẩy Simmon Hall trở thành một “lát cắt của thành phố”

-Vị trí: Nằm trong khuôn viên MIT

- Kiến trúc thiết kế: Tòa KTX Simmons Hall được mệnh danh là “KTX bọt biển” vì kiến trúc được đơn giản hóa hết mức có thể để nhẹ như bọt biển”. KTX giống như một cấu trúc xốp hấp thụ ánh sáng thông qua một loạt các lỗ mở lớn cắt sâu vào trong lòng công trình, khiến cho ánh sáng có thể được xuyên qua như trên mặt cắt. Tất cả các phòng đều có rất nhiều các ô cửa sổ vuông nhằm lấy ánh sáng và các lỗ thông gió thông minh trên nóc nhà, có thể đóng mở tùy theo nhiệt độ.

-Tiện nghi: KTX của MIT có những hành lang đi lại bên trong KTX rộng 3m; một rạp chiếu phim 125 ghế ngồi; căn tin mở cửa 24/24h và nhà ăn chất lượng cao.

Hình 2. 1 KTX “bọt biển” của Học viện Công nghệ MIT

Nguồn: Internet

KTX ĐH Harvard

Vốn là một trong những ngôi trường danh giá nhất thế giới, tất cả khu KTX của Harvard đều độc đáo và mang đậm dấu ấn lịch sử. Trường ĐH cổ kính này không chỉ mang đến cho các SV điểm 10 về chất lượng và cơ sở vật chất, dịch vụ. KTX SV và các phương tiện học tập, giảng dạy cũng như máy tính cá nhân đều đầy đủ, viên mãn cả về số lượng lẫn chất lượng.

Ví dụ như khu Hurlbut của Hardvard nổi tiếng với thiết kế hoàng gia, ấm áp với lò sưởi trong phòng. Mỗi phòng có tối đa 6 người và nhà tắm rộng rãi.

SV theo học hầu hết không phải lo không có chỗ ở: SV năm thứ nhất được bố trí ở trong 17 dãy KTX loại nhỏ, sau đó 3 năm, bằng hình thức rút thăm họ sẽ được quyết định bố trí ở trong 12 dãy KTX loại lớn. KTX có phòng hai người cho đến

phòng có giường hai tầng, tùy theo từng loại. Từng KTX đều tự hình thành một "hệ thống sinh thái", đầy đủ từ nhà ăn đến thư viện, phòng chiếu phim và bể bơi.

Tuy nhiên, cùng với sự thoải mái và tiện nghi, các SV cũng phải trả phí thuê phòng khá cao, lên đến 10.000 USD/năm (khoảng 222 triệu đồng)

Nhìn chung, có rất nhiều những trường ĐH tiên tiến tại Mỹ có cơ sở vật chất về KTX có thể đảm bảo cho SV một cuộc sống, sinh hoạt ổn định và sự thuận lợi về nhiều mặt trong học tập hay giao tiếp, là môi trường rất tốt giúp cho SV nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Mặc dù vậy, cùng với sự thoải mái và tiện nghi, các SV cũng phải trả phí thuê phòng khá cao, thường khoảng gấp rưỡi so với bên ngoài.

2.4.2 Tại Hàn Quốc KTX ĐH quốc gia Seoul KTX ĐH quốc gia Seoul

ĐH quốc gia Seoul được thành lập năm 1946, hiện nay quy mô của trường lớn mạnh với 16 trường CĐ và 10 trường sau ĐH trực thuộc, số lượng SV theo học hàng năm lên tới 30.000 SV. Trường còn có 28 học viện nghiên cứu với tổng diện tích 4,3 km2 nằm tại chân ngọn núi Kwanak.

ĐH quốc gia Seoul không chỉ nổi tiếng về chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi mà trường còn nổi tiếng bởi hệ thống KTX cực kỳ sang chảnh như khách sạn 5 sao dành cho SV, KTX với trang thiết bị vô cùng hiện đại.

- Vị trí: KTX có vị trí ngay cạnh trường các khu sẽ bố trí để sao cho SV đi bộ tới lớp học chỉ mất khoảng 15 phút di chuyển.

- Quy mô: Khu KTX của ĐH quốc gia Seoul có 3 khu lớn, hầu hết các phòng trong KTX đều là phòng đôi, diện tích cỡ 14 m2

- Tiện nghi: Mỗi phòng KTX đều được trang bị đầy đủ các đồ như giường ngủ, bàn học, internet, giá sách,…thậm chí những phòng chất lượng cao còn có cả lò vi sóng, máy giặt, bếp, phòng tắm,…Tình trạng an ninh đảm bảo an toàn tuyệt đối, SV ra vào đều được cấp mật khẩu, các khu nhà sạch sẽ thoáng mát, dưới khu nhà là ban quản lý tòa nhà sẽ túc trực để giải đáp các thắc mắc và các khiếu nại của SV.

- Giá thuê phòng tại KTX ĐH quốc gia Seoul ở mức 420.000 won/tháng tức khoảng 8tr/phòng đôi cỡ 14 m2.

Hình 2. 2 KTX ĐH Seoul, Hàn Quốc

Nguồn: Internet

2.4.3 Xu hướng tương lai Xu hướng khu đô thị ĐH Xu hướng khu đô thị ĐH

Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng Khu đô thị ĐH như một trung tâm dịch vụ trí tuệ của cả vùng kinh tế. Đô thị ĐH được định nghĩa là một cộng đồng hoàn chỉnh xung quanh trường ĐH, đảm bảo môi trường học tập - nghiên cứu tốt cho SV, có chỗ ăn ở và phương tiện giao thông thuận lợi. Đô thị ĐH được xem là mô hình phát triển cao của nền giáo dục ĐH tiên tiến. Có thể kể đến các khu đô thị ĐH nổi tiếng trên thế giới như ĐH Harvard của Mỹ, Cambridge và Oxford của Anh…

Xu hướng xây dựng KTX

Có rất nhiều trường ĐH của các nước tiên tiến trên thế giới với cơ sở vật chất KTX có thể đảm bảo cho SV một cuộc sống, sinh hoạt ổn định và sự thuận lợi về nhiều mặt trong học tập hay giao tiếp. KTX SV của các trường ĐH trên thế giới được ưu tiên và chú trọng trong việc xây dựng đạt về công năng, kinh tế và tính thẩm mỹ cũng như đáp ứng được cả nhu cầu văn hóa, vui chơi, tư duy sáng tạo cũng như hoạt động tập thể của SV trong khuôn viên KTX và SV với đô thị bên ngoài. KTX SV không đơn thuần là đáp ứng đầy đủ công năng, kinh tế của mỗi cá thể SV mà còn là nơi để đáp ứng các vấn đề về vật chất, tinh thần, thẩm mỹ, tăng cách nhìn nhận, khả năng sáng tạo của SV cũng như tăng hoạt động tập thể, tính đoàn kết, lành mạnh đúng nghĩa của tính chất một không gian ở tập thể, đúng như lứa tuổi,

tính cách của mỗi SV… phù hợp với thế giới số, giúp SV tăng kỹ năng sống hòa nhập với cộng đồng.

Mô hình và yêu cầu của KTX ĐH trong xu thế hội nhập

Hệ thống quản lý tốt: Hệ thống quản lý KTX tốt sẽ đảm bảo trật tự cho cuộc sống SV và quyền lợi của SV sẽ được đảm bảo, hệ thống quản lý KTX bao gồm các biện pháp an ninh, phòng cháy, tư vấn, …

Nội quy đầy đủ nhưng không hà khắc, SV phải nắm bắt để thực hiện và bảo vệ những lợi ích của mình.

Nhà ăn hiện đại, tiện nghi: KTX phải có nhà ăn, siêu thị và các dịch vụ phục vụ SV với với khẩu phần ăn đa dạng về thành phần dinh dưỡng.

Văn hóa sống của SV cao: Trong một môi trường sống lành mạnh, những KTX chất lượng sẽ đảm bảo SV là những người văn minh, có lối sống lành mạnh, sống trong một môi trường văn hóa, SV sẽ học hỏi được nhiều điều tốt đẹp.

Các câu lạc bộ, hội nhóm hoạt động mạnh: Có rất nhiều hoạt động như thể thao, từ thiện, các sở thích âm nhạc, nghệ thuật…, văn hóa và bảo vệ môi trường.

Có hệ thống thư viện, tài liệu cần thiết cho SV tham khảo bất cứ khi nào.

2.5 Phân tích lợi ích - chi phí trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

2.5.1 Vài nét phân tích lợi ích - chi phí trong đánh giá các dự án đầu tư

Phân tích lợi ích - chi phí là phương pháp chuyên biệt được sử dụng chủ yếu trong việc thẩm định các dự án đầu tư công. Phân tích lợi ích - chi phí được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia thành viên OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - hiện có 35 nước thành viên là những nước phát triển nhất thế giới, với mục đích nâng cao phúc lợi cho người dân) và tại các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế. Tại một số quốc gia phân tích lợi ích - chi phí thậm chí được quy định bắt buộc sử dụng để thẩm định hiệu quả đối với các dự án đầu tư công theo quy mô vốn như: Chile là trên 150.000 USD; Na Uy là 126 triệu USD; Hàn Quốc là 100 triệu USD… (Báo Đấu thầu, 2017)

Trên thực tế, đánh giá chính sách công có thể sử dụng nhiều phương pháp như: mô hình hóa, phân tích thống kê, RIA (Regulatory Impact Analysis – Đánh giá tác động pháp luật)… và có thể tiêu chuẩn hoá để làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định lựa chọn hay loại bỏ một dự án công không phải là lợi ích ròng. Tuy nhiên, các

phương pháp trên mới chỉ dừng lại ở một số khía cạnh chuyên biệt, đặc biệt chưa chú ý thích đáng đến tính bền vững và lợi ích toàn diện xã hội. Đó cũng là lý do phân tích lợi ích - chi phí là phương pháp hiện được rất nhiều tổ chức tài trợ và chính phủ quan tâm.

Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này, hiện vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể bắt buộc phải sử dụng phân tích lợi ích - chi phí trong việc thẩm định các dự án đầu tư công, ngoại trừ một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA, dùng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hay Ngân hàng Thế giới (World Bank). Một số dự án đầu tư công trong lĩnh vực giao thông của nhà nước cũng đã được áp dụng phân tích lợi ích - chi phí. Tuy nhiên theo ông Đinh Trọng Thắng, Trưởng ban Ban Chính sách đầu tư thuộc CIEM thì vẫn “còn mang tính hình thức và còn nhiều rào cản”. Đặc biệt, các dự án đầu tư công quá nặng về thủ tục quản lý ban đầu (thẩm định, trình xét), nhưng khi đã thông qua rồi thì khâu quản lý hầu như bị buông lỏng, không theo dõi, đánh giá kết quả.

2.5.2 Quy trình phân tích lợi ích - chi phí

Phân tích lợi ích - chi phí đi theo một nối tiếp các bước đơn giản, và toàn bộ quá trình này dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Có 8 bước phân tích lợi ích - chi phí như sau:

Bước 1: Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết

Nhận định tình hình và xác định mục tiêu mong muốn khi tiến hành dự án, xác định các phương án và những hạn chế của mỗi phương án để tiến hành loại trừ nhằm tìm ra phương án tốt nhất.

Bước 2: Nhận dạng các chi phí và lợi ích của mỗi phương án

Xác định phạm vi phân tích, lượng hóa các tác động về mặt kỹ thuật. Nguyên tắc tính tất cả các lợi ích và chi phí bất kể ai là người nhận lợi ích hoặc trả chi phí.

Bước 3: Tính toán các lợi ích và chi phí của mỗi phương án

Tìm giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội mỗi phương án.

- Đánh giá thông qua giá thị trường;

- Đánh giá khi không có giá thị trường: Áp dụng khái niệm lợi ích ròng xã hội;

- Đánh giá các chi phí/lợi ích môi trường;

Bước 4: Chiết khấu các lợi ích và chi phí để đưa về hiện giá

Quy đổi các dòng chi phí - lợi ích về giá trị hiện tại

Bước 5: Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với

cả vòng đời dự án.

Bước 6: So sánh, xếp hạng các phương án - Xếp hạng dựa vào lợi ích xã hội ròng.

- Xếp hạng cùng hiện trạng từ cao xuống thấp

- Nếu dự án bị ràng buộc về quy mô vốn cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR khi xếp hạng.

Bước 7: Phân tích độ nhạy (kiểm định) Bước 8: Đưa ra kiến nghị

- Chỉ ra một phương án cụ thể mong muốn nhất.

- Thảo luận sự tin cậy của dữ liệu, giả định và các kiến nghị.

2.5.3 Phân tích lợi ích - chi phí đối với dự án đầu tư xây dựng KTX

Chu trình phát triển của dự án gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn xác định, thẩm định và thiết kế dự án; Giai đoạn thực hiện dự án và đánh giá hậu dự án. Theo đó, đánh giá hậu dự án nhằm so sánh các các kết quả kỳ vọng với kết quả thực tế của dự án, đánh giá hiệu quả đóng góp thực tế của dự án đối với quốc gia, đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm, tránh những sai lầm đã gặp.

Hình 2. 3 CBA và quá trình hoạch định chính sách

2.5.4 Các phương pháp sử dụng phân tích hiệu quả dự án đầu tư KTX 2.5.4.1 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính 2.5.4.1 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính

Phương pháp biểu đồ, đồ thị

Phương pháp biểu đồ, đồ thị là hình thức thể hiện trực quan để phát triển chi

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)