Phân tích hiệu quả tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 51)

8. Kết cấu của luận văn

3.2 Phân tích hiệu quả tài chính của dự án

Doanh thu tài chính của dự án được xác định trên cơ sở số lượng SV vào ở các phòng tại KTX hằng năm và Lệ phí KTX trung bình cho các loại phòng ở. Doanh thu từ năm 2012 đến năm 2018 căn cứ vào tình hình thực tế khai thác dự án.

Doanh thu KTX = Số lượng SV ở tại KTX hằng năm x Lệ phí KTX trung bình/tháng x số tháng hoạt động trong năm.

Số lượng SV ở tại KTX hằng năm được tính toán dựa trên công suất vận hành các loại phòng ở của KTX, số lượng SV ở tại KTX và số tháng hoạt động trong năm của KTX.

Lệ phí KTX trung bình được xác định trên cơ sở tính toán bình quân có trọng số Lệ phí KTX đối với phòng 2 người, phòng 4 người (máy lạnh), phòng 4 người (không máy lạnh), phòng 6 người, phòng 8 người. Căn cứ vào kế hoạch chiến lược Trung tâm Quản lý KTX, với việc đa dạng phòng ở, Lệ phí KTX trung bình cho SV được xác định như sau:

Bảng 3. 5 Mức lệ phí KTX trung bình cho SV năm 2019 Đối tượng SV sử dụng Tỷ trọng Lệ phí KTX/tháng Lệ phí KTX trung bình Phòng dành cho 2 người 3.58% 600.000 21.480

Phòng dành cho 4 người (máy lạnh) 11.14% 580.000 64.598 Phòng dành cho 4 người (không máy lạnh) 28.00% 350.000 98.011

Phòng dành cho 6 người 26.65% 190.000 50.636

Phòng dành cho 8 người 30.63% 140.000 42.880

Lệ phí KTX (tính trung bình trọng số) 277.605

Như vậy, mức Lệ phí trung bình mô hình cơ sở áp dụng từ năm 2019 là 277.605 đồng, lệ phí KTX được điều chỉnh 2 năm tăng 1 lần, mỗi lần tăng ở mức 10%.

Bảng 3. 6 Doanh thu tài chính của dự án qua các năm

Năm 2011 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 2055 Tổng cộng

Doanh

thu 0 46,66 79,4 105,67 127,87 170,19 205,93 274,09 331,65 433,4 7.932,1

Nguồn: Tính toán của tác giả

3.2.2 Chi phí tài chính của dự án 3.2.2.1 Chi phí đầu tư dự án 3.2.2.1 Chi phí đầu tư dự án

Theo tình hình thực tế triển khai dự án, dự án được đầu tư xây dựng và hoàn thành lần lượt đưa vào khai thác từ năm 2012 đến hết năm 2015. Vốn Trái phiếu Chính phủ được giải ngân hàng năm theo tiến độ đầu tư. Dự án đã hoàn tất quá trình đầu tư xây dựng và đã lần lượt được phê duyệt quyết toán các hạng mục công trình, bàn giao cho Trung tâm Quản lý KTX tiếp nhận tài sản, ghi tăng TSCĐ.

Luận văn giả định kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng và quản lý dự án từng năm theo bảng kinh phí được duyệt quyết toán. Cụ thể:

Bảng 3. 7 Kinh phí đầu tư dự án phân bổ qua các năm

Năm công trình 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng cộng

Kinh phí (Tỷ đồng) 130 225 750 650 450 2.205

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Quyết định phê duyệt Quyết toán hạng mục công trình

Chi phí đầu tư quyết toán bao gồm: Chi phí đầu tư xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác. Chi tiết được trình bày tại Bảng 3.8

Bảng 3. 8 Chi phí đầu tư dự án

STT Hạng mục Số tiền (Tỷ đồng) 1 Chi phí xây dựng 1.850 2 Chi phí thiết bị 240 3 Chi phí QLDA 17 4 Chi phí tư vấn 75 5 Chi phí khác 23 TỔNG CỘNG 2.205

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Quyết định phê duyệt Quyết toán hạng mục công trình

3.2.2.2 Chi phí trang thiết bị

Ngoài chi phí đầu tư, để dự án đi vào vận hành hiệu quả, ổn định. Ban Quản lý KTX đã đầu tư mua sắm các phương tiện vận tải, truyền dẫn; Phương tiện, thiết bị, dụng cụ quản lý và các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác vận hành dự án từ nguồn NSNN cấp hằng năm. Các phương tiện thiết bị này được tính vào TSCĐ hữu hình, các phần mềm ứng dụng được tính vào TSCĐ vô hình, cụ thể:

- Phương tiện vận tải: 1.4 tỷ đồng - Thiết bị truyền dẫn: 10 tỷ đồng - Máy móc thiết bị: 10 tỷ đồng - TSCĐ vô hình: 400 triệu đồng

3.2.2.3 Chi phí vận hành KTX hàng năm

ĐHQG-HCM cùng với các cơ quan chức năng đưa vào sử dụng và quản lý theo quy định chung đối với công trình công cộng và phúc lợi xã hội. Trong thời gian khai thác dự án, cần phải có đội ngũ quản lý, vận hành KTX do đó sẽ phát sinh

chi phí tiền lương, tiền công, chi phí quản lý và chi phí bảo dưỡng, duy tu nhằm đảm bảo chất lượng công trình và các chi phí khác. Tất cả những chi phí hàng năm cho những hoạt động trên được gọi chung là chi phí vận hành dự án.

Chi phí cho đội ngũ quản lý

Bộ máy tổ chức quản lý Trung tâm Quản lý KTX có hơn 150 người, các chi cho con người bao gồm chi tiền lương theo ngạch, bậc, chi tiền công, chi phụ cấp, chi đóng các khoản BHXH, BHYT.

Chi phí bảo dưỡng, duy tu

Chi phí bảo dưỡng, duy tu hằng năm có: Hoạt động sửa chữa nhỏ; Hoạt động sửa chữa định kỳ; Hoạt động sửa chữa lớn phần xây dựng.

Các chi phí phát sinh thường xuyên gồm: Vệ sinh công nghiệp các tòa nhà; Bảo trì bảo dưỡng; Sửa chữa chống xuống cấp cơ sở vật chất; Mua sắm tái đầu tư trang thiết bị; Công tác cảnh quan, vệ sinh môi trường … bảo đảm cho KTX hoạt động bình thường; các công việc khác có liên quan.

Thực hiện theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Thời gian bảo hành công trình là 3 năm, sau khi KTX hoạt động ổn định, Ban quản lý KTX lên kế hoạch chi phí bảo dưỡng, duy tu hằng năm.

Hoạt động sửa chữa nhỏ được thực hiện hàng năm, sửa chữa vừa 4 năm/lần, sửa chữa lớn 12 năm/lần.

Tỷ lệ chi phí và thời gian thực hiện như bảng dưới đây:

Bảng 3. 9 Tỷ lệ chi phí bảo dưỡng, duy tu

Chi phí bảo dưỡng, duy tu Tỷ lệ Thời hạn thực hiện

Thường xuyên/ Chi phí xây lắp năm gốc 1% Trong năm Sửa chữa vừa/ Chi phí xây lắp năm gốc 5% 5 năm/lần Sửa chữa lớn/Chi phí xây lắp năm gốc 10% 10 năm/lần

Nguồn: Tính toán theo số liệu tổng hợp, kế hoạch của Ban Quản lý KTX

Bảng 3. 10 Chi phí vận hành KTX qua các năm

Năm 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 2055 Tổng cộng Chi phí quản

Chi phí bảo

dưỡng - 22,05 22,05 22,05 22,05 22,05 22,05 22,05 22,05 1.795 Tổng chi phí

vận hành 35 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 3.301

Nguồn: Tính toán của tác giả

Chi phí vận hành KTX được tính toán cụ thể tại Phụ lục 3.

3.2.2.4 Khấu hao tài sản

Khấu hao tài sản nhằm dàn trải chi phí các hạng mục đầu tư ra hết chiều dài của dự án. Để tính khấu hao ta xác định giá trị tài sản tính khấu hao và phương pháp tính.

Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ có nêu rõ: “Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”. Như vậy giá trị tài sản tính khấu hao là tổng TSCĐ do Ban quản lý dự án xây dựng Khu KTX SV bàn giao cho Trung tâm Quản lý KTX tiếp nhận tài sản.

Phương pháp khấu hao:

Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian tính khấu hao cụ thể như sau:

- Chi phí đầu tư xây dựng dự án sẽ được khấu hao theo dự án, thời gian khấu hao dự án sẽ xác định từ thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng đến khi kết thúc khai thác dự án, từ 25 năm đến tối đa là 50 năm. Luận văn sẽ áp dụng thời gian tính khấu hao là 45 năm (đến hết năm 2054).

- Các hạng mục khác: Phương tiện vận tải đường bộ sẽ được khấu hao 6 đến 10 năm; Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý được khấu hao 3 đến 8 năm; Máy móc, thiết bị khấu hao từ 8 đến 10 năm. Vì vậy, đối với các các hạng mục khác, mô hình cơ sở áp dụng thời gian khấu hao chung là 8 năm.

Chi tiết tính khấu hao hợp nhất của dự án được thể hiện tại Phụ lục 1

3.2.3 Kết quả phân tích tài chính mô hình cơ sở của dự án

Kết quả phân tích tài chính là căn cứ để xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án. Đây là căn cứ cơ bản để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào dự án.

Bảng 3. 11 Kết quả phân tích tài chính Năm 2011 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 2055 Tổng cộng CF 0 46,66 79,4 105,67 127,87 170,19 205,93 274,09 331,65 433,4 7.932,1 Doanh thu 0 46,66 79,4 105,67 127,87 170,19 205,93 274,09 331,65 433,4 7.932,1 Dòng tiền ra 130 485 58 58 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 5.505,7 CP đầu tư 130 450 - - - - - - - - 2.205 CP vận hành 0 35 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 58,05 3.300,7 Ngân lưu ròng -130,1 -438,16 21,35 47,62 69,82 112,14 147,88 216,04 273,6 375,35 2426,4

Chi tiết tính toán ngân lưu được trình bày tại Phụ lục 4. Kết quả phân tích tài chính được trình bày ở Hình 3.1 và Bảng 3.12 dưới đây

Hình 3. 1 Ngân lưu tài chính của dự án

Từ biểu đồ ngân lưu cho thấy dự án có dòng ngân lưu âm trong khoảng thời gian xây dựng dự án và những năm phát sinh sửa chữa lớn công trình KTX, các năm còn lại, khi dự án bắt đầu được đưa vào khai thác và ổn định, dòng ngân lưu dương.

-1000.00 -800.00 -600.00 -400.00 -200.00 0.00 200.00 400.00 600.00 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 T VNĐ Năm Ngân lưu tài chính

Bảng 3. 12 Kết quả phân tích tài chính

Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị tính (Theo giá danh nghĩa) Kết quả

Chi phí vốn WACC % 11,98%

Giá trị hiện tại ròng NPVf Tỷ đồng -1.336,25

Suất sinh lời nội tại IRR % 2,43%

Từ kết quả phân tích cho thấy suất sinh lời nội tại IRR bằng 2,43%. Giá trị hiện tại ròng của dự án NPV = -1.336,25 tỷ VNĐ < 0. Với kết quả này, dự án đầu tư xây dựng khu KTX SV ĐHQG-HCM không có hiệu quả tài chính, không có khả năng thu hồi vốn, nếu xem xét đơn thuần về tài chính thì có độ rủi ro cao. IRR danh nghĩa nhỏ hơn chi phí vốn danh nghĩa của dự án, do đó, khẳng định dự án đầu tư KTX không thể thu hút doanh nghiệp đầu tư không không hiệu quả trên quan điểm TĐT và ngân lưu dự án không đủ bù đắp chi phí của dự án.

3.3 Phân tích độ nhạy và rủi ro tài chính

Phân tích độ nhạy góp phần đánh giá rủi ro bằng cách xác định những biến số có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của dự án và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng. Các kết quả của dự án sẽ phụ thuộc vào những sự kiện bất định trong tương lai. Những thông số đã được sử dụng để tính toán trong phân tích tài chính mới chỉ là những giá trị hợp lý được giả định trong suốt thời gian hoạt động của dự án, những giá trị này có thể có những biến động tạo ra những rủi ro cho dự án.

Do NPV tài chính của dự án nhỏ hơn 0, nên luận văn tập trung phân tích độ nhạy theo chiều hướng tốt để xem mức độ cải thiện về mặt tài chính.

3.3.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều 3.3.1.1 Xác định biến dùng phân tích 3.3.1.1 Xác định biến dùng phân tích

Theo thực tế khai thác thời gian vừa qua, lợi ích thu về hằng năm của KTX phụ thuộc chủ yếu từ thu tiền ở KTX, khoản thu này phụ thuộc vào công suất khai thác phòng ở KTX và Lệ phí KTX.

Trong mô hình cơ sở, công suất khai thác phòng ở KTX (Hay số lượng SV thuê phòng KTX) dự báo đạt hơn 90% so với thiết kế từ năm 2020, với một dự án có quy mô lớn, đây là con số kế hoạch kỳ vọng đạt được, căn cứ vào tình hình thực

tế khó có thể đạt được mức tốt hơn nên ta bỏ qua việc phân tích chiều hướng tốt hơn của yếu tố này, tập trung vào phân tích ảnh hưởng của Lệ phí KTX.

Ngoài ra, như đã trình bày ở chương trước, áp lực của cuộc CMCN 4.0, việc vận hành quản lý được số hóa, vì vậy đội ngũ cán bộ vận hành sẽ được tinh giảm kéo theo chi phí tiền lương cũng sẽ giảm xuống, bên cạnh đó, nhờ có các thiết bị công nghệ hiện đại, thiết bị kiểm soát hiện đại, ý thức hành vi của SV trong việc sử dụng tài sản cũng tăng lên, nhờ đó chi phí bảo dưỡng duy tu cũng giảm xuống.

3.3.1.2 Lệ phí KTX

Với việc xác định đây là công trình an sinh xã hội nên lệ phí KTX không tăng theo giá cả thị trường mà tuỳ theo tình hình thực tế của từng năm học, KTX sẽ có điều chỉnh mức phí cho phù hợp, giả định mức Lệ phí KTX sẽ tăng 10%, 15%, 20% so với mô hình cơ sở.

Kết quả phân tích độ nhạy theo biến Lệ phí KTX được trình bày ở Bảng 3.13:

Bảng 3. 13 Ảnh hưởng của Lệ phí KTX đến hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu Cơ sở Mức tăng Lệ phí KTX

0% 10% 20% 30%

NPVf -1.336,25 -1.296,91 -1.256,78 -1.216,66

IRR 2,43% 3,00% 3,53% 4,02%

Kết quả cho thấy NPVf dự án tỷ lệ thuận với Lệ phí KTX, khi Lệ phí KTX tăng lên thì NPVf dự án cũng biến thiên tăng, tuy nhiên NPVf vẫn <0 khi mức Lệ phí tăng lên 30%.

3.3.1.3 Chi phí quản lý

Giả sử chi phí quản lý giảm lần lượt 25%, 50%, 75% để xem xét khả năng cải thiện hiệu quả của dự án

Bảng 3. 14 Ảnh hưởng của chi phí quản lý đến hiệu quả tài chính

Chỉ số Cơ sở Giảm chi phí quản lý

0% 25% 50% 75%

NPVf -1.336,25 -1.306,33 -1.276,40 -1.246,48

Kết quả cho thấy, khi tỷ lệ chi phí quản lý giảm thì NPV tài chính của dự án có sự cải thiện nhưng không đáng kể và nhỏ hơn 0.

3.3.1.4 Chi phí bảo dưỡng, duy tu

Giả sử chi phí bảo dưỡng, duy tu giảm lần lượt 10%, 20%, 30% để xem xét khả năng cải thiện hiệu quả của dự án.

Bảng 3. 15 Ảnh hưởng của chi phí bảo dưỡng, duy tu đến hiệu quả tài chính

Chỉ số Cơ sở Giảm chi phí bảo dưỡng, duy tu

0% 10% 20% 30%

NPVf -1,336.25 -1,321.48 -1,306.71 -1,291.93

IRR 2.43% 2.59% 2.75% 2.90%

Kết quả cho thấy, NPV tài chính của dự án có cải thiện nhưng vẫn nhỏ hơn 0 khi tỷ lệ chi phí bảo dưỡng, duy tu giảm.

Qua phân tích độ nhạy một chiều đối với một số yếu tố có tác động đến dự án, ta thấy NPV tài chính của dự án đều nhỏ hơn 0, yếu tố tác động mạnh nhất đến NPVf là tăng Lệ phí KTX thì dự án sẽ có sự thay đổi đáng kể về hiệu quả tài chính, tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của dự án là an sinh xã hội nên việc tăng giá này cũng khó có cơ sở thực hiện. Do đó, có thể thấy rằng dự án không thể thu hút nguồn vốn tư nhân.

3.3.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều

Việc phân tích độ nhạy 1 chiều chỉ giúp chúng ta có thông tin về hiệu quả dự án khi chỉ có 1 yếu tố thay đổi, trong khi thực tế có nhiều yếu tố tác động cùng lúc đến dự án. Khi phân tích độ nhạy 2 chiều sẽ giúp ta thấy được tác động của 2 biến số cùng lúc lên hiệu quả của dự án khi 2 biến cùng biến động tốt.

Do mô hình cơ sở ta có NPVf của dự án <0 nên ta chỉ giả định theo tình huống

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 51)