Phân tích độ nhạy 1 chiều

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 59)

8. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều

3.3.1.1 Xác định biến dùng phân tích

Theo thực tế khai thác thời gian vừa qua, lợi ích thu về hằng năm của KTX phụ thuộc chủ yếu từ thu tiền ở KTX, khoản thu này phụ thuộc vào công suất khai thác phòng ở KTX và Lệ phí KTX.

Trong mô hình cơ sở, công suất khai thác phòng ở KTX (Hay số lượng SV thuê phòng KTX) dự báo đạt hơn 90% so với thiết kế từ năm 2020, với một dự án có quy mô lớn, đây là con số kế hoạch kỳ vọng đạt được, căn cứ vào tình hình thực

tế khó có thể đạt được mức tốt hơn nên ta bỏ qua việc phân tích chiều hướng tốt hơn của yếu tố này, tập trung vào phân tích ảnh hưởng của Lệ phí KTX.

Ngoài ra, như đã trình bày ở chương trước, áp lực của cuộc CMCN 4.0, việc vận hành quản lý được số hóa, vì vậy đội ngũ cán bộ vận hành sẽ được tinh giảm kéo theo chi phí tiền lương cũng sẽ giảm xuống, bên cạnh đó, nhờ có các thiết bị công nghệ hiện đại, thiết bị kiểm soát hiện đại, ý thức hành vi của SV trong việc sử dụng tài sản cũng tăng lên, nhờ đó chi phí bảo dưỡng duy tu cũng giảm xuống.

3.3.1.2 Lệ phí KTX

Với việc xác định đây là công trình an sinh xã hội nên lệ phí KTX không tăng theo giá cả thị trường mà tuỳ theo tình hình thực tế của từng năm học, KTX sẽ có điều chỉnh mức phí cho phù hợp, giả định mức Lệ phí KTX sẽ tăng 10%, 15%, 20% so với mô hình cơ sở.

Kết quả phân tích độ nhạy theo biến Lệ phí KTX được trình bày ở Bảng 3.13:

Bảng 3. 13 Ảnh hưởng của Lệ phí KTX đến hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu Cơ sở Mức tăng Lệ phí KTX

0% 10% 20% 30%

NPVf -1.336,25 -1.296,91 -1.256,78 -1.216,66

IRR 2,43% 3,00% 3,53% 4,02%

Kết quả cho thấy NPVf dự án tỷ lệ thuận với Lệ phí KTX, khi Lệ phí KTX tăng lên thì NPVf dự án cũng biến thiên tăng, tuy nhiên NPVf vẫn <0 khi mức Lệ phí tăng lên 30%.

3.3.1.3 Chi phí quản lý

Giả sử chi phí quản lý giảm lần lượt 25%, 50%, 75% để xem xét khả năng cải thiện hiệu quả của dự án

Bảng 3. 14 Ảnh hưởng của chi phí quản lý đến hiệu quả tài chính

Chỉ số Cơ sở Giảm chi phí quản lý

0% 25% 50% 75%

NPVf -1.336,25 -1.306,33 -1.276,40 -1.246,48

Kết quả cho thấy, khi tỷ lệ chi phí quản lý giảm thì NPV tài chính của dự án có sự cải thiện nhưng không đáng kể và nhỏ hơn 0.

3.3.1.4 Chi phí bảo dưỡng, duy tu

Giả sử chi phí bảo dưỡng, duy tu giảm lần lượt 10%, 20%, 30% để xem xét khả năng cải thiện hiệu quả của dự án.

Bảng 3. 15 Ảnh hưởng của chi phí bảo dưỡng, duy tu đến hiệu quả tài chính

Chỉ số Cơ sở Giảm chi phí bảo dưỡng, duy tu

0% 10% 20% 30%

NPVf -1,336.25 -1,321.48 -1,306.71 -1,291.93

IRR 2.43% 2.59% 2.75% 2.90%

Kết quả cho thấy, NPV tài chính của dự án có cải thiện nhưng vẫn nhỏ hơn 0 khi tỷ lệ chi phí bảo dưỡng, duy tu giảm.

Qua phân tích độ nhạy một chiều đối với một số yếu tố có tác động đến dự án, ta thấy NPV tài chính của dự án đều nhỏ hơn 0, yếu tố tác động mạnh nhất đến NPVf là tăng Lệ phí KTX thì dự án sẽ có sự thay đổi đáng kể về hiệu quả tài chính, tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của dự án là an sinh xã hội nên việc tăng giá này cũng khó có cơ sở thực hiện. Do đó, có thể thấy rằng dự án không thể thu hút nguồn vốn tư nhân.

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)