Các phương pháp sử dụng phân tích hiệu quả dự án đầu tư KTX

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

8. Kết cấu của luận văn

2.5.4 Các phương pháp sử dụng phân tích hiệu quả dự án đầu tư KTX

2.5.4.1 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính

Phương pháp biểu đồ, đồ thị

Phương pháp biểu đồ, đồ thị là hình thức thể hiện trực quan để phát triển chi phí và lợi ích trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý theo dõi và vận hành dự án nắm bắt nhanh tiến trình biến đổi trong chi phí qua các năm.

Phương pháp chỉ tiêu giá trị

Giá trị hiện tại ròng (Net present valua – NPV)

NPV của một dự án đầu tư là toàn bộ thu nhập và chi phí của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại được chiết xuất bằng tỷ suất sinh lợi cần thiết

Giá trị hiện tại ròng NPV được tính theo công thức sau: NPV = PV của dòng tiền vào – PV của dòng tiền ra.

Trong đó:

•t: Thời gian tính dòng tiền

•n: Tổng thời gian thực hiện dự án •r: Tỉ lệ chiết khấu

•Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t •C0: Chi phí ban đầu để thực hiện dự án Các tiêu chuẩn đánh giá:

- Dự án độc lập: NPV ≥ 0;

- Dự án loại trừ nhau: NPV → Max.

Nếu NPV dương thì dự án đáng giá, bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án đem lại hiệu quả, khoản đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.

IRR được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau. Hệ số k tương đương với tỷ lệ chiết khấu (r)

IRR được tính thông qua phương pháp nội suy, tức là xác định một giá trị gần đúng nhất giữa 2 giá trị đã chọn. Cụ thể nội suy IRR được thể hiện theo công thức:

Trong đó:

r1 là tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn

NPV1 là giá trị hiện tại thuần là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1 NPV2 là giá trị hiện tại thuần là số âm nhưng gần 0 được tính theo r2 Tiêu chuẩn đánh giá: IRR ≥ Tỷ suất lợi tức (MARR)

IRR rất thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì cho biết khả năng sinh lời dưới dạng %. Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Nhược điểm của IRR là không được tính toán trên cơ sở chi phí sử dụng vốn do đó sẽ có thể dẫn tới nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án.

Các chỉ số trên là chỉ tiêu đánh giá tài chính, hiện nay, những người làm dự án còn quan tâm đến NPV, IRR kinh tế. Có nghĩa là lượng hoá các đại lượng kinh tế để tính hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế hiện đại, để đảm bảo công bằng và bảo vệ môi trường, xu hướng chung là tất cả các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế sẽ phải trả cho các tác động ngoai lai mà họ gây ra với chủ thể khác.

2.5.4.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế

Trên thực tế, chúng ta không thể liệt kê hết được tất cả những lợi ích về mặt kinh tế và xã hội mà dự án mang lại thông qua lý thuyết kinh tế, tuy nhiên có thể xác định bằng cách điều chỉnh các số ước lượng về lợi ích và chi phí trong phân tích tài chính. Chính vì vậy, để thực hiện việc phân tích và ước lượng lợi ích kinh tế của

dự án cần căn cứ trên số liệu phân tích tài chính, từ đó tiến hành điều chỉnh các mức thu nhập, chi phí…

Những phương pháp phân tích được ứng dụng như sau:

Phương pháp hệ số chuyển đổi giá

Quan điểm thẩm định kinh tế đòi hỏi sử dụng các tính toán kinh tế bổ sung vào khung phân tích theo quan điểm tài chính. Kết quả tính toán bổ sung có thể được biểu diễn dưới dạng các hệ số chuyển đổi CF, giá trị kinh tế của các dòng ngân lưu được tính bằng cách nhân hệ số CF với từng hạng mục tương ứng trong ngân lưu tài chính.

Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí

Trong thẩm định kinh tế, chi phí và lợi ích kinh tế thường rất khó nhận dạng, nhất là khi dự án gây ra những tác động phụ và không được phản ánh trong phân tích tài chính. Ta cần nhận dạng được chi phí và lợi ích kinh tế, sau đó lượng hóa chúng và định giá chúng bằng tiền.

Phương pháp chi phí - hiệu quả

Trong một số trường hợp, việc đo lường lợi ích do dự án tạo ra bằng tiền là không dễ dàng (ví dụ như định hướng phát triển của ĐHQG-HCM), tiêu chuẩn NPV do vậy sẽ không áp dụng được. Phân tích kinh tế theo phương pháp chi phí - hiệu quả được áp dụng cho những trường hợp này bằng cách so sánh chi phí của các phương án khác nhau với lợi ích kỳ vọng của chúng, lấy đó làm cơ sở để tính toán

2.6 Khung phân tích lợi ích - chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư KTX 2.6.1 Nhận dạng các lợi ích và chi phí của dự án

Một phần của tài liệu Dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá lại hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)