Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 36 - 39)

a. Về vị trí đại lý

An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, ở phía Tây Nam của Việt Nam, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, chạy dọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộc hệ thống sông Mê Công, một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Phía bắc và tây bắc giáp Campuchia, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích tự nhiên: 3.537 km2, bằng 1,1% diện tích cả nước.

Tính đến năm 2013, dân số toàn tỉnh là 2.155.300 người, mật độ dân số 609 người/km². Đơn vị hành chính: Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, trong đó bao gồm 156 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 16 thị trấn, 21 phường và 119 xã.

b. Về tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất đai: Nhóm đất phù sa ngọt và cồn bãi ven sông chiếm 66% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu và dải đất ven hữu ngạn sông Hậu từ Châu Đốc tới Long Xuyên. Vùng đất này được bồi tụ phù sa hằng

năm, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng canh tác dày, đất trung tính thích hợp với trổng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi; Nhóm đất phèn, chiếm 23% diện tích tự nhiên, phân bố ở những vùng xa sông Hậu và một phần của tứ giác Long Xuyên. Vùng đất này vì ở xa sông nên được bồi tụ ít, nhiễm phèn nhiều, đất nặng, thành phần chủ yếu là sét, cát mịn; Nhóm đất đồi núi, chiếm 11% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu tại hai huyện Trì Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn. Đất xám chua, nghèo dinh dưỡng thích hợp với trồng cây ăn quả, trồng rừng.

- Khí hậu:

An Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình năm là 10000°c. Số giờ nắng bình quân trong năm khoảng 2520 giờ. Tổng số giờ nắng của tháng thấp nhất là 127,6 giờ và của tháng cao nhất là 246 giờ (tháng 4 năm 2003). Nhiệt độ trung bình năm khá cao và ổn định 27°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,5°C (tháng 4) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24°C (tháng 12). Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Khí hậu của An Giang chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô có gió mùa đông bắc thịnh hành, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, thời tiết trong sáng, ít mưa, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt, việc canh tác gặp nhiều trở ngại. Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa trung bình, ít thiên tai thời tiết ít thất thường, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi cơ bản cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông…

- Thuỷ văn:

An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mê Công (phần Việt Nam), có các sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào tạo thành một mạng lưới giao thông, thuỷ lợi khá chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 km/km, thuộc mức cao nhất trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh lớn của hạ lưu sông Mê Công trước khi đổ ra Biển Đông. Lưu lượng trung bình năm của sông Tiền và sông Hậu là gần 14 nghìn m3/s, trong đó về mùa lũ là 24 nghìn m3/s và mùa cạn là 5 nghìn m3/s; lưu lượng kiệt nhất là vào tháng 3 và tháng 4, ở sông Tiền từ 1000 đến 2000 m3/s và của sông Hậu là từ 200 đến 350 m3/s.

Hệ thống rạch tự nhiên phân bố rải rác khắp địa bàn cả tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30 km và khá quanh co uốn khúc. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông

Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch về phía hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng tứ giác Long Xuyên. An Giang còn có chừng 21 kênh đào như kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà, Vĩnh An,Trà Sư, Thần Nông, Vàm Xáng, Rạch Giá – Hà Tiên, Tám Ngần, Tri Tôn, Ba Thê, Cái sắn, Mặc Cần Dùng, kênh Mới, Chóc Năng Gù.

Kênh Thoại Hà do Nguyễn Vản Thoại đào theo giáng chỉ của vua Gia Long vào mùa xuân Mậu Dần (1818), sau hơn một tháng đào xong, vua Gia Long đặt tên kênh là Thoại Hà và ban tên núi Sập là Thoại Sơn để biểu dương công trạng của quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại, Kênh Thoại Hà nối rạch Long Xuyên ở Vĩnh Trạch, kéo dài theo hướng tây nam, qua núi Sập rồi đổ ra Biển Tây.

Ở An Giang còn có một số hồ tự nhiên như Búng Bình Thiên lớn, Búng Bình Thiên nhỏ (nằm giữa sông Bình Dì và sông Hậu- ở huyện An Phú), hồ Nguyễn Du ở thành phố Long Xuyên và một số hồ nhân tạo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và góp phần cải tạo mỏi trưòng sinh thái.

- Sinh vật:

Do khí hậu thuận lợi và đắt đai màu mỡ nên động, thực vật phát triển phong phú, có nhiều loài. Cho đến hết năm 2003, An Giang có 583 ha rừng tự nhiên và 11884 ha rừng trồng. Rừng tập trung ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ruộng lúa, hoa màu, cây thực phẩm và cây ản quả được trồng ở khắp nơi trong tỉnh, An Giang còn có rừng tràm và rừng cây xanh nhiệt đới. Rừng tràm phát triển ở vùng đất ngập nước, bung trũng đất phèn và than bùn, ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Cây tràm ở An Giang thẳng đứng cao từ 15 – 20m, có khi đạt tới 25m. Cách đây gần một thế kỉ, tràm mọc thành rừng, phủ kín cả vùng đồng bằng, song do con người khai thác bừa bãi nên rừng tàm bị thu hẹp dần. Rừng cây xanh nhiệt đới tập trung ở vùng Bảy Núi với những loài cây quý như gỗ mật,căm xe, giáng hương, dầu, sao, tếch… Do ảnh hưởng của chiến tranh và do con người khai thác quá mức, diện tích rừng cũng giảm đi nhiều.

Trước kia dưới tán rừng tràm và đồng cỏ ở An Giang có nhiều loài thú ăn cỏ như hươu, nai, heo rừng, rắn, rùa, chuột..” trên vùng đồi núi có cả voi và bò rừng, dưới sông có rất nhiều tôm cá, vùng ngập nước có cá sấu và nhiều loài chim (cò, diệc, le le, vịt nước…). Ngày nay do rừng bị thu hẹp làm cho động vật tự nhiên không còn nữa, cá tôm cũng ít hẳn.

- Khoáng sản: An Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, song trữ lượng không nhiều, đáng kể nhất có vật liệu xây dựng, than bùn, nước khoáng, cao lanh và một ít quặng kim loại; có đá granít với trữ lượng khoảng 7046 triệu m3 phân bố ở Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn ; Than bùn : trữ lượng 16,4 triệu tấn phân bố ở khu vực Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; Cao lanh có trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn tập trung tại huyện Tri Tôn. Cao lanh không những dành cho sản xuất sành sứ mà còn làm khung xương gạch men cao cấp, sản xuất bột sơn; Môlip đen đã được người Nhật khai thác cách đây 40 năm ở núi Sam, ngoài ra còn có ở vùng núi Trà Sư, núi Két.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 36 - 39)