Cù lao Giêng, gồm 3 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân thuộc huyện Chợ Mới, từng được mệnh danh là "đệ nhất cù lao" với những kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa độc đáo, nhiều phong cảnh đẹp, lễ hội, khu sinh thái thuần Nam Bộ. Từ lâu, cù lao Giêng là địa điểm hấp dẫn và thuận lợi nhất của An Giang để các hãng tàu quốc tế dừng lại và đưa khách lên tham quan trên hành trình khách khám phá dòng Mekong từ Sài Gòn đi PhnomPenh (Campuchia).
Nằm giữa sông Tiền, có lịch sử khai phá hơn 300 năm, một nhánh của sông MeKong, dài 12 km, rộng 7km, nơi đây từ lâu được biết đến là một “Cù lao xanh”, một vùng đất đậm bản sắc văn hóa miệt vườn và văn hóa tín ngưỡng tâm linh của của người Việt vùng sông nước Nam Bộ, đặc sắc với các công trình văn hóa tín ngưỡng đồ sộ. Cù lao Giêng nổi lên như một hòn đảo xanh mát cây trái, cư dân hiền hòa, mến khách, được thiên nhiên ưu đãi đầy sức quyến rũ với những công trình văn hóa và mỹ thuật tiêu biểu xứ Nam Bộ và Tây phương.
Cù lao Giêng vẫn còn lưu lại dấu tích của một thời khai hoang, mở đất, từng là căn cứ đứng chân của Huyện ủy, Tỉnh ủy, Xứ ủy Nam kỳ. Trên xứ cù lao này vẫn hiện hữu nhiều di tích cách mạng lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia, chứng tích của một thời đấu tranh oanh liệt chống thực dân, đế quốc như: di tích Cột Dây thép (bờ Tấn Mỹ), nơi ghi lại sự kiện thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên. Đình Tấn Mỹ-cơ sở nuôi chứa cán bộ cách mạng hoạt động bí mật. Bia chiến thắng xã Tấn Mỹ, nơi ghi dấu trận đánh ngày 14-11-1948 thắng lợi. Phủ thờ Nguyễn Tộc (Bình Phước Xuân) do con cháu họ Nguyễn lập nên để thờ cúng, làm lễ giỗ trong họ. Hàng năm, vào tháng 6 âm lịch, tại Phủ thờ tổ chức lễ cúng ba quan, người trong họ tụ hội về rất đông.
Điều tạo nên nét độc đáo cho văn hóa tín ngưỡng tôn giáo ở cù lao Giêng là sự tập trung dày đặc các cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng vẫn chung sống hòa hợp trên một cù lao nhỏ giữa bốn bề sông nước tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
Nơi đây còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, thấp thoáng vang vọng những tiếng chuông cổ đặc sắc của nhà thờ cù lao Giêng. Đây là nhà thờ lớn nhất, đẹp nhất và lâu đời nhất ở Việt Nam. Ngôi thánh đường cổ đầu tiên ở xứ Nam Kỳ (trước Nhà thờ Đức Bà, TP. Hồ Chí Minh), được xây dựng từ năm 1877, dưới triều vua Tự Đức cho đến năm 1887 dưới triều vua Đồng Khánh mới hoàn thành; phần lớn vật liệu xây dựng nhà thờ được mang từ Pháp sang. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Romane, một loại hình kiến trúc phổ biến ở các nước phương Tây, chủ yếu là Trung Âu và Tây Âu. Kết cấu sử dụng nhiều cuốn nửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, tháp chuông cao vút trông rất uy nghi, tráng lệ; các trụ cột được thiết kế liên hoàn, kết hợp các ô gió và tháp nhỏ tạo nét cổ kính tuyệt đẹp. Thánh đường có sức chứa khoảng 300 người, được bố trí trang trọng, không gian cao lộng, đậm chất tôn nghiêm và trầm mặc. Trải bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhà thờ vẫn tồn tại nguyên vẹn; giữa cù lao khuất nẻo, rợp bóng cây xanh nổi lên ngôi thánh đường cổ kính, uy nghi theo phong cách phương Tây làm cho lữ khách không khỏi ngạc nhiên, thích thú. Đó cũng là niềm tự hào của họ đạo về một di tích cổ xưa của lịch sử Giáo hội Thiên chúa. Ngày nay, nhà thờ cù lao Giêng là điểm Tu viện Chúa Quan Phòng nhìn từ trên cao.
Hình 2.15 : Thánh đường cù lao Giêng
Nguồn http://www.phuongnamplus.vn/31-88-41809-Cu-lao-Gieng---diem-den-du-lich-doc- dao-hap-dan.html
Trên cù lao Giêng có Tu viện chúa Quan phòng, xây dựng năm 1864, theo lối kiến trúc Romane. Nhà thờ được xây dựng bên trong tu viện trở một quần thể kiến trúc lớn, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu kết hợp với các ô gió và tháp nhỏ tạo nét đặc trưng kiến trúc tuyệt đẹp.
Mỗi tầng có cuốn tương ứng, tầng dưới cuốn to, tầng trên hẹp dần làm thành những cửa sổ ghép đá. Cuốn cửa được chia làm 2 hay 3 phần được đỡ bởi những cột hình tròn hoặc hình cạnh, đầu cột có hình đấu úp ngược, được trang trí hoa lá và những hình học cuộn vào nhau. Tu viện Chúa Quan Phòng là một trong ba quần thể di tích tôn giáo lâu đời ở cù lao Giêng. Tu viện rộng trên 70.000m2 rêu phong, trầm mặc với thời gian, toát lên vẻ cổ kính, lâu đời tạo cảm giác hoài cổ trong cái nhìn đầu tiên đối với du khách. Trong khuôn viên tu viện chen lẫn những vườn hoa đẹp với nhiều chủng loại khác nhau, một số có xuất xứ từ Đà Lạt. Dọc theo các vườn hoa xinh đẹp, các nữ tu sĩ thả nuôi rất nhiều cá, tạo nên phong cảnh thiên nhiên hữu tình, gần gũi, níu chân lữ khách mỗi lần đến tham quan, thưởng ngoạn.
Kế bên, Tu viện Phanxico rộng 71.000m2, xây dựng theo phong cách Gothic - lối kiến trúc ra đời sau phong cách Romane. Mái vòm nhọn, tu viện có nhiều cửa sổ và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn. Từ cuối thế kỷ XIX, đây là chủng viện đào tạo linh mục cho giáo phận Nam Vang, đến năm 1957, giao lại cho dòng tu Phanxico.
Cù lao Giêng còn xứng đáng là một ĐBSCL thu nhỏ, đại diện cho nền văn minh sông nước miệt vườn. Với 100% diện tích đất nông nghiệp trồng cây ăn trái,
tượng một cù lao xanh và sinh kế hấp dẫn. du lịch tâm linh thu hút du khách các nơi tìm đến.
Để tạo điểm nhấn thu hút du khách, Chợ Mới đã thu hút mốt số doanh nghiệp đầu tư du lịch. Hiện, Công ty TNHH MTV Dương Khang đang đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng ven sông cồn Én (xây dựng khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn khách sạn, bãi biển nhân tạo, vườn sinh thái, con đường hoa lan và nhiều sản phẩm độc, lạ... ) diện tích 5,6 ha, kinh phí trên 30 tỷ đồng. Công ty cổ phần Mekolor, đại diện 12 nhà đầu tư đăng ký thực hiện 2 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, cáp treo, trò chơi mặt nước và chợ nổi trên sông “Cù lao Giêng-xứ sở thần tiên”- Mekolor Everland với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 500 tỷ đồng trên diện tích 94,4ha. Công ty TNHH MTV Du lịch đời sống Đông Dương mở các tuyến du lịch: nhà thờ cù lao Giêng đi làng xuồng Mỹ Hiệp; nhà thờ cù lao Giêng đi Tu viện Phanxico và vườn sinh thái Út Hùm; nhà thờ cồn Phước đi làng nghề đan lát và vườn sinh thái Út Hùm; chùa Thành Hoa đi nhà thờ cù lao Giêng-chùa Phước Thành về vườn sinh thái Út Hùm; vườn sinh thái Út Hùm đi chùa Phước Thành. Các công ty du lịch, lữ hành của Vĩnh Long, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức đoàn về tham quan cù lao Giêng bằng xe đạp. Ba tháng đầu năm 2019 cù lao Giêng thu hút hơn 18.000 lượt khách đến tham quan, du lịch (khách nội địa hơn 17.300 lượt, khách quốc tế hơn 700 lượt). Khách đến chủ yếu tham quan điểm tâm linh: nhà thờ cù lao Giêng, chùa Thành Hoa, chùa Phước Thành, tu viện Phanxico, tu viện Chúa Quan Phòng... và các điểm du lịch miệt vườn nghỉ ngơi, tận hưởng không khí và thưởng thức trái cây, tham quan làng nghề đan giỏ ny-lon, làng nghề mộc Tấn Mỹ...
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNHAN GIANG