Về nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 68)

a. Số lượng lao động

Là một tỉnh có tiềm năng và lợi thế về du lịch cộng đồng, có lợi thế về tiềm năng con người, An Giang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên hiện tại nguồn nhân lực này chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế đang đặt ra đối với sự phát triển của ngành.

So với nhu cầu về phát triển du lịch chung của tỉnh, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực ngành du lịch An Giang được đánh giá là tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn "thiếu và yếu". Về lao động ở cộng đồng địa phương, chủ yếu là gia đình nào đón và phục vụ khách thì tất cả các thành viên của gia đình đó đều tham gia vào quá

trình phục vụ khách nên số lượng lao động phục vụ khách còn hạn chế. Theo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2015, lao động hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh khoảng 7.704 người, dự báo đến năm 2020, tỉnh cần khoảng 11.742 người và đến năm 2030 là 19.416 người.

Để phát triển hoạt động du lịch tại một tỉnh thì nguồn nhân lực du lịch là nguồn lực rất quan trọng. Nguồn nhân lực lao động không chỉ có những người tham gia trực tiếp trong ngành du lịch mà còn có cả cư dân địa phương tại điểm du lịch.

b. Chất lượng lao động

Chất lượng lao động chưa đồng đều, hầu như trình độ còn thấp so với yêu cầu, đặc biệt là những khu vực phát triển du lịch bản địa. Nhân viên phục vụ ở đây chủ yếu là nông dân nên trình độ cò thấp, họ chỉ được những nhà tài trợ về phát triển du lịch cộng đòng về mở lớp hướng dẫn trong thời gian ngắn nên kiến thức về làm du lịch của người dân còn rất yếu. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh gần như chưa quan tâm đến chất lượng và đa số lao động tại các cơ sở này đều mang tính chất thời vụ, trình độ văn hóa còn thấp và chưa được đào tạo chuyên ngành.

Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng đang là thách thức lớn đối với ngành du lịch trước yêu cầu của thị trường. Thời gian gần đây, hiện tượng các lao động có tay nghề cao trong ngành du lịch chuyển sang làm việc ở các địa phương khác ngày càng nhiều do chính sách thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và các địa phương khác, làm suy giảm đội ngũ lao động có chất lượng cao.

Thực tế nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã phản ảnh rất nhiều về chất lượng sau đào tạo nói chung không chỉ riêng tại An Giang và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, xuất phát từ nhiều khó khăn mà phần lớn các trường hiện nay vẫn chưa thể tự thoát ra được lối mòn của qui chế đào tạo tại chỗ. Cụ thể nhất là: Thiếu cơ sở vật chất thực hành, chưa thống nhất bộ giáo trình chuẩn mới, thiếu đội ngũ đào tạo viên được tập huấn chuyên ngành, chưa định hướng rõ đối tượng phục vụ (phần lớn hướng đến phục vụ khách trong nước, chưa chú trọng khách quốc tế - là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất) dẫn đến một phần không nhỏ học viên ra trường vẫn chưa đáp ứng được ngày nhu cầu thực tế của doanh nghiệp du lịch cả về nghiệp vụ lẫn giao tiếp ngoại ngữ. Đặc biệt là loại hình homestay rất cần những hộ gia đình làm du lịch có thể giao tiếp được với khách, để giúp khách có thể hiểu hơn về cuộc sống của cộng đồng địa phương.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh An Giang nói chung, nguồn nhân lực du lịch của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nói riêng đã có bước chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động ngành du lịch tăng lên, chất lượng bước đầu có sự cải thiện. Tuy nhiên, so với nhu cầu của hoạt động du lịch hiện nay và yêu cầu phát triển trong những năm tới thì nguồn nhân lực du lịch của tỉnh An Giang còn bất cập nhiều mặt, vừa thiếu về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch vẫn còn thấp, lao động hiện tại có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề còn ít, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và cán bộ giỏi về quản lý và điều hành kinh doanh du lịch. Gần đây nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành du lịch đã quan tâm chú trọng đến vấn đề này nên đã tiến hành nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho những người dân làm du lịch và đào tạo lại chuyên ngành phục vụ du lịch, cũng như có những chính sách giúp người dân làm du lịch có thể học ngoại ngữ.

Công tác đào tạo, tập huấn:

- Phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khóa tập huấn giới thiệu giải pháp khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang vào ngày 03/5/2018 tại thành phố Long Xuyên cho gần 70 học viên đến từ Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố; các ban quản lý khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Phối hợp Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch tổ chức lớp đào tạo Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch tại điểm cho 30 học viên là đội ngũ hướng dẫn, thuyết minh đang công tác tại các khu du lịch, điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang. Lớp đào tạo khai giảng vào ngày 17/7/2018 tại Bảo tàng tỉnh An Giang.

- Phối hợp Trung tâm Tạo nguồn Nhân lực Phát triển Cộng đồng - Trường Đại học An Giang tổ chức lớp đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức (Chương trình B1 theo khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu), khai giảng vào ngày 24/9/2018 với sự tham gia của 20 học viên là cán bộ, công chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số Sở, ngành tỉnh.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc, Chợ Mới, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Tân Châu và Trung tâm Tạo nguồn Nhân lực Phát triển Cộng đồng - Trường Đại học An Giang tổ chức 10 lớp tập huấn kiến thức văn minh du

lịch cho cộng đồng tại các khu, điểm du lịch từ ngày 15/10/2018 đến ngày 13/11/2018 với sự tham gia của khoảng 500 học viên là các hộ kinh doanh tại các khu, điểm du lịch và các hộ nhà vườn có định hướng phục vụ khách du lịch.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên và Trung tâm Tạo nguồn Nhân lực Phát triển Cộng đồng - Trường Đại học An Giang tổ chức 02 lớp tập huấn kinh doanh lưu trú tại nhà dân (du lịch homestay; Phối hợp Trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn tổ chức 01 lớp đào tạo Nghiệp vụ Quản lý khách sạn; Phối hợp Trường Cao đẳng nghề Văn Lang tổ chức 01 lớp đào tạo Nghiệp vụ Điều hành tour lữ hành nội địa và quốc tế.

Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch đã dần được hình thành như du lịch tâm linh, lễ hội, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái sông nước, du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử, du lịch cộng đồng…. Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực An Giang bắt đầu được quan tâm khai thác và được thị trường đón nhận tích cực với những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập như bún cá Long Xuyên, chè bưởi Long Xuyên, mắm thái Châu Đốc, mắm cá linh An Giang, tung lò mò (lạp xưởng bò), đậu ngành rau, cá linh kho mía… Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành các sản phẩm du lịch quan trọng như lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam, Hội đua bò Bảy Núi, lễ hội văn hóa Búng Bình Thiên cùng các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc anh em Hoa, Chăm, Khmer trên địa bàn tỉnh.

Các khu, điểm du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch. Hệ thống khu, điểm du lịch đã dần dần được đưa vào quy hoạch tổng thể như Khu Bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, Cù Lao Giêng, Khu du lịch Núi Sập.

Đặc biệt, Khu du lịch Núi Sam đã được quy hoạch cụ thể và sẽ trở thành Khu du lịch quốc gia trong thời gian sớm nhất và hướng tới, ngành sẽ tham mưu lập dự án quy hoạch Điểm du lịch quốc gia Cù lao Ông Hổ đã được phê duyệt tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Du lịch làng nghề là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, khôi phục phát triển làng nghề. Nên trong thời gian qua, ngành đã tổ chức khảo sát một số làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch như đan đát; dệt thổ cẩm (Chăm và Khơ-me); sản xuất (bánh phồng, đường Thốt Nốt, mộc gia dụng – dân dụng…); chằm nón lá; đóng xuồng ghe; bó chổi; se nhang…

2.3.4. Thực trang về doanh thu từ khách du lịch trong những năm qua Bảng 2.3 : Hoạt động lữ hành, khách sạn năm 2014

(Tính đến 31/12/2014)

(Nguồn Báo cáo năm 2014 Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch An Giang)

Bảng 2.4 : Hoạt động lữ hành, khách sạn năm 2015

(tính đến 31/12/2015)

(Nguồn Báo cáo năm 2015 Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch An Giang)

Bảng 2.5 : Hoạt động lữ hành, khách sạn năm 2016

(Nguồn Báo cáo năm 2016 Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch An Giang)

Bảng 2.6 : Kết quả hoạt động du lịch năm 2017

(Tính đến 31/12/2017)

(Nguồn Báo cáo năm 2017 Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch An Giang)

Bảng 2.7 : Kết quả hoạt động du lịch năm 2018

(Tính đến 31/12/2018)

2.4. CÁC ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG 2.4.1. Du lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hoà Hưng

Mỹ Hoà Hưng là xã nằm trên Cù lao Hổ giữa sông Hậu, thuộc địa phận TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Xã có tổng diện tích tự nhiên 21,21km2, gồm 9 ấp, với 22.946 nhân khẩu sinh sống.

Mỹ Hòa Hưng là nơi có cảnh quan thiên nhiên với sông nước mênh mông, làng bè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây ăn trái và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị như: khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu ông Hổ...

Với vẻ đẹp đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng thu hút rất đông khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế đến đây để có dịp thưởng lãm cảnh đẹp cũng như trải nghiệm đời sống văn hóa độc đáo của người dân miền sông nước. Bởi thế, bên cạnh các nghề chính như: trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản, làm mắm… người dân nơi đây còn làm thêm nghề kinh doanh dịch vụ du lịch, chủ yếu là homestay (du khách ăn, ngủ và tham gia các công việc hàng ngày với người dân địa phương như: nấu ăn, thu hoạch hoa màu, trái cây, tát mương, bắt cá, kéo lưới, mò ốc…). Năm 2014, người dân Mỹ Hòa Hưng còn phát triển mô hình trồng rau sạch và trồng hoa kiểng, đã thu hút đông đảo du khách đến đây tham quan, tìm hiểu.

Trước 2004, mô hình du lịch ở Mỹ Hòa Hưng chưa phát huy tối ưu tiềm năng sẵn có. Nắm bắt được điều này, năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức cuộc họp tại khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng để trao đổi về những mặt còn tồn tại trong phát triển du lịch ở Mỹ Hòa Hưng, đưa ra các giải pháp khắc phục và chú trọng xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của xã, trong đó trọng tâm là xây dựng du lịch sinh thái gắn với sông nước miệt vườn, một lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này.

Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế và thông qua buổi họp, xã Mỹ Hòa Hưng đã xác định được hướng đi cụ thể góp phần phát triển du lịch của xã như: xây dựng mở rộng không gian khuôn viên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (ấp Mỹ An 2) với diện tích tăng thêm 1ha, về phía đông khu lưu niệm (tiếp giáp với sông Hậu) để tạo thuận tiện cho khách du lịch đi tàu, thuyền từ bến phà Ô Môi đến khu lưu niệm, đồng thời mở rộng vườn sinh thái tiếp giáp với khu lưu niệm về hướng bắc với diện tích tăng thêm là 2,68ha; hình thành khu vườn sinh thái trong khuôn viên chùa Chư Vị (ấp Mỹ An 1) với tổng diện tích 15ha; hình thành vườn cây ăn trái, vườn cây cảnh với diện tích 5ha bao quanh miếu Ông Hổ (ấp Mỹ Long 1 và Mỹ Khánh 1); đầu tư xây dựng "Trại du lịch sinh thái" với diện tích 10ha trên cồn Mỹ Hiệp (ấp Mỹ Hiệp), bao gồm các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, khu vực cắm trại, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, trại cá Sấu, trại Đà Điểu, tàu du lịch…; xây dựng khu du lịch bãi tắm (diện tích 0,7ha) tại cồn Phó Ba (ấp Mỹ Thạnh); hình thành cơ sở nông nghiệp sạch (diện tích 5,6ha) chuyên trồng rau sạch, hoa tươi, cây kiểng tại ấp Mỹ An 2; đầu tư để khai thác vùng thuỷ sản sạch xuất khẩu tại cồn Mỹ Hiệp và ấp Mỹ An 1 với diện tích 55ha; phát triển mở rộng các tuyến dân cư hiện hữu với độ rộng 100m theo mô hình tuyến dân cư kết hợp vườn cây ăn trái; phát triển các tour du lịch tham quan các làng bè thuộc địa phận Mỹ Hoà Hưng để du khách có dịp trải nghiệm đời sống hàng ngày của người dân miền Tây Nam Bộ...

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, tỉnh An Giang đã chọn Mỹ Hòa Hưng để thực hiện dự án Du lịch nông nghiệp (giai đoạn 1, 2007 - 2009, giai đoạn 2, 2011 – 2014) với sự tài trợ của Hội Nông dân Hà Lan. Theo đó, dự án giúp tạo việc làm cho người nông dân và kích thích sự phát triển đa dạng đối với hoạt động kinh tế ở Mỹ Hòa Hưng, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.

Từ năm 2014, cùng với Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang là một trong ba tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được Dự án EU lựa chọn hỗ trợ kỹ năng phát triển du lịch homestay. Và Mỹ Hòa Hưng là một trong điểm được hỗ trợ để tiếp tục nhân rộng mô hình ra khắp tỉnh. Trước Dự án EU, cũng đã có một dự án của Hà Lan giúp bà con nơi đây làm du lịch cộng đồng, nhưng chủ yếu là hỗ trợ về cơ sở vật chất. Với chủ trương chú trọng đào tạo về kỹ năng làm du lịch, cán bộ từ Dự án EU đã giúp các hộ homestay nơi đây có thêm tự tin để phục vụ khách du lịch trên cơ sở ngày càng hoàn thiện về chất lượng dịch vụ. Dự án đã mở hai lớp đào tạo về du lịch homestay, cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng cụ thể, thiết thực. Dự án cũng đã đầu tư cho nhà văn hóa xã hệ thống máy chiếu, ti-vi, máy vi tính, loa… và tài liệu về du lịch cộng đồng để phục vụ cho công tác đào tạo. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với những ưu đãi về vốn, thuế nên bà con ngày càng yên tâm tận dụng thế mạnh nông nghiệp của mình để phát triển nông nghiệp, tạo thêm thu nhập cho gia đình và góp phần làm giàu địa phương. Hiện cả xã Mỹ Hòa Hưng có chín hộ dân làm du lịch cộng đồng, trong đó năm hộ kinh doanh du lịch homestay, các hộ còn lại cung cấp dịch vụ như nhà hàng, thuê xe đạp, chở thuyền đi dọc cù lao…

Để duy trì tính bền vững, tăng cường hiệu quả của dự án cũng như tạo những hỗ trợ tích cực cho người nông dân tham gia dự án giai đoạn tiếp theo, Hội Nông dân tỉnh An Giang đã thành lập Trung tâm Du lịch nông dân với nhiệm vụ kết nối khách du lịch với nông dân, quảng bá du lịch nông nghiệp, đại diện cho nông dân về mặt pháp lý, tạo điều kiện cho nông dân hợp tác với nhau, đào tạo và hướng dẫn nông dân làm du lịch, quản lý chất lượng, quản lý việc xây dựng các kế hoạch du lịch nông nghiệp và khách

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 68)