ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 83)

Qua phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng và thực tiễn hoạt động ở một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang có thể khẳng định rằng: Du lịch cộng đồng tỉnh An Giang trong những năm qua đã có những bước phát triển, bức tranh du lịch của tỉnh đang ngày càng rõ nét hơn, đời sống của người dân ở các điểm du lịch đang được từng bước cải thiện rõ rệt. Song du lịch cộng đồng của địa phương cũng còn nhiều khó khăn hạn chế, đây cũng là nguyên

nhân dẫn đến du lịch và du lịc cộng đồng của tỉnh chưa có bước đột phá trong sự phát triển chung của nền kinh tế xanh của cả nước, cụ thể đó là:

- Ý thức tham gia hoạt động du lịch cộng đồng của người dân còn hạn chế, đa số bà con ở các điểm du lịch phần lớn là người dân tộc thiểu số (nhiều nhất là người Khơme)

- Việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch và du lịch cộng đồng của địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các chương trình giới thiệu về du lịch của tỉnh trên các phương tiện truyền thông của trung ương và ở các địa phương thì còn quá ít.

- Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng hết sức khó khăn; thiếu về số lượng và kém về chất lượng; hầu hết những người tham gia làm du lịch chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, tay nghề, năng lực giao tiếp đặc biệt là rất yếu về ngoại ngữ.

- Sản phẩm về du lịch cộng đồng còn nghèo nàn; còn mang nặng tính tự phát, những sản phẩm tự có của địa phương; các sản phẩm du lịch văn hóa còn quá đơn điệu, vội vã, chưa mang chiến lươc phát triển lâu dài; việc gắn kết du lịch với các làng nghề chưa thực sự được thông suốt và hiệu quả; thực sự các loại hình du lịch cộng đồng chưa có gì đặc sắc và mới mẻ để có thể giữ chân du khách, nhất là du khách quốc tế. Về du lịch homestay thì tỉnh vẫn chưa làm đúng chất của loại hình hình du lịch này là cùng ăn, cùng làm, cùng ngủ với người dân bản địa… An Giang là nơi thu hút rất đông khách tham quan, họ đến chỉ để hành hương, vãn cảnh; còn khách du lịch thì rất khiêm tốn, do chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn.

- Về cơ sở vật chất ở các điểm du lịch nói chung và trong dân cư nói riêng còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách, nhất là du khách ở xa và khách quốc tế; nhà nước chưa đầu tư cơ sở hạ tầng đủ thuận lợi, điển hình như về mặt giao thông nội vùng còn rất kém, tuyến đường giao thông ở Núi Sam, Núi Cấm rất hẹp và xấu thường xuyên tắc nghẽn giao thông và xảy ra tai nạn, song song đó chất lượng ở các địa điểm ngày càng xuống dốc, không có sự đầu tư cần thiết.

- Việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển du lịch sinh thái bền vững còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; người dân địa phương chưa quán triệt tinh thần khai thác du lịch là bảo tồn tài nguyên và phát huy giá trị văn hóa bản địa. Người dân làm du lịch vội vã chưa quan tâm đến cảm nhận

của du khách, giá trị thật của di tích văn hóa; có sự biến tướng và thương mại hóa của lễ hội. Việc khai thác du lịch của rừng tràm vẫn chưa đáp ứng được tính chất vừa phòng hộ vừa phát triển du lịch mang lại lợi ích kinh tế; chưa có biện pháp để bảo tồn bản sắc văn hóa, cũng như cách thức phục vụ quá hạn chế, thiếu sản phẩm đặc thù của tỉnh.

Tóm lại, để ngành du lịch của tỉnh cũng như loại hình du lịch cộng đồng ngày càng phát triển, cần có một sự đồng bộ trong họat động của nhiều khâu. Trước tiên, cần tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, tái tạo các công trình di tích và kiến trúc tiêu biểu các nền văn hóa của bốn dân tộc trong tỉnh. Tại các khu du lịch trọng điểm như: làng Chăm, Mỹ Hòa Hưng, khu vực Châu Đốc – Núi Sam, khu vực Núi Cấm, khu vực Núi Giài… Không ngừng nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển các ngành, nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản, vườn cây ăn trái, quà lưu niệm,… để tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng và mới lạ đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách từ đó tạo sự hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến An Giang để làm cho ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về tham quan, du lịch; nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, nhằm tái đầu tư phát triển Ngành du lịch theo hướng hiện đại và văn minh. Bên cạnh đó, cần ưu tiên đầu tư trước các tuyến giao thông có liên quan đến các khu du lịch nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, nghỉ ngơi, giải trí...của du khách. Song song với việc lên kế hoạch và hoàn thành những dự án phát triển chất lượng cũng như loại hình du lịch cộng đồng ở đây, thì nguồn nhân lực và nguồn vốn cũng cần phải được đầu tư và cải thiện, do đó cần củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy quản lý du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giao đoạn mới, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch.

Chương 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH AN GIANG 3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020, An Giang đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Với mục tiêu sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu GDP chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho xã hội; xây dựng thương hiệu và phấn đấu đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng ĐBSCL và cả nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 1 tháng 7 năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo đó: Quy hoạch dự báo nhu cầu lao động tham gia các hoạt động du lịch đến năm 2015 khoảng 7.704 người, năm 2020 khoảng 11.742 người và năm 2030 là 19.416 người. Dự kiến tổng doanh thu từ du lịch năm 2015 khoảng 1.103 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 2.032 tỷ đồng, năm 2030 khoảng 6.598 tỷ đồng. Đến năm 2015 tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu GDP chung của tỉnh ước khoảng 4%, năm 2020 khoảng 7% và năm 2030 khoảng 13%.

Quyết định cũng đã định hướng một số giải pháp phát triển du lịch của tỉnh như: Ưu tiên phổ biến mô hình du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm , tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và quốc tế tham gia vào hoạt động du lịch tại An Giang; xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường du lịch; các chính sách ưu đãi cho các hoạt động quy hoạch phát triển,hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển, nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ và các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Theo đó quyết định cũng đã xây dựng Trung tâm hỗ trợ khách du lịch (Visitor Centre). Tiếp tục đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp du lịch; khuyến khích, phát triển các

doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động, phát triển du lịch và ban hành 10 dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững, hiện đại, dựa trên sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử; giữ gìn cảnh quan môi trường; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và của toàn xã hội. Phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh...

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm huy động nguồn lực tập trung xây dựng các khu vực trọng điểm; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sông nước gắn với du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng... và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, bền vững.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, triển khai thực hiện khung Đề án An Giang điện tử giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: áp dụng triệt để các công nghệ 4.0 trong ngành du lịch để tăng cường tương tác, trải nghiệm, khám phá của du khách. Xây dựng cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh hỗ trợ du khách. Kết nối các doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan nhà nước trong thương mại điện tử. Điểm mấu chốt quan trọng, tỉnh cần thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch đã ký kết; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên kết về du lịch với các tỉnh, thành phố và các trung tâm du lịch lớn trong cả nước và quốc tế.

Để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, quyết định cũng đã định hướng về việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù như: Du lịch gắn với văn hóa tín

ngưỡng; lễ hội,; du lịch gắn với sinh thái, đòi sống văn hóa cộng đồng với làng nghề thủ công; cùng với các hoạt động văn hóa thể thao giải trí, ẩm thức, mua sắm với những đặc sản của du lịch; phát triển du lịch nghỉ dưỡng và khám phá dược liệu vùng Thất Sơn.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH ANGIANG GIANG

3.2.1. Giải pháp thu hút cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch

An Giang định hướng xây dựng du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn, tạo sự khác biệt, có uy tín và sức cạnh tranh cao trong khu vực ĐBSCL và cả nước. Huy động các nguồn lực đầu tư để tăng nhanh số lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, phục vụ chuyên nghiệp... để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Với những lợi thế sẵn có, An Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn, thu hút du khách, mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, An Giang cần tăng cường quảng bá, cập nhật và xây dựng sản phẩm du lịch, điểm đến mới và liên kết với các công ty lữ hành để xây dựng tour, tuyến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Tuy nhiên cần có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, từ đó đưa ra chiến lược, chính sách thị trường hợp lý nhằm khơi thông, thu hút nguồn khách đến với An Giang và định hướng phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, đặc trưng, phù hợp nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trong nước, thế giới.

Hiện nay, nguồn lực của tỉnh còn nhiều khó khăn nên vai trò kích cầu du lịch, xây dựng tour, tuyến, điểm đến của các doanh nghiệp du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất quan trọng. An Giang mong muốn hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành của Thành phố Hồ Chí Minh hình thành tour du lịch mang tính liên vùng, kết nối, xây dựng chương trình tour, tuyến, sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp với yêu cầu của khách du lịch, qua đó nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả hai bên,

thị trường khách phù hợp với các dạng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh An Giang; tham gia đóng góp nguồn lực, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch An Giang và thương hiệu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.

Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng việc phát triển du lịch địa phương. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng địa phương thì hoạt động du lịch khó lòng mà diễn ra được nhất là mô hình du lịch homestay mang tính chất cùng ăn cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân. Việc khai thác các giá trị văn hóa không chỉ hướng tới lợi ích của các doanh nghiệp lữ hành, mà còn tính tới lợi ích của cộng đồng địa phương tại điểm du lịch. Du lịch cộng đồng phát triển góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Do đó, sự tham gia của cộng đồng địa phương là yếu tố quyết định việc hình thành và tạo nên thành công cho loại hình du lịch này. Vì để phát triển du lịch cộng đồng thì cần có sự tham gia của người dân như đưa đường dẫn lối du khách tìm hiểu về văn hóa, sinh hoạt đời sống của người dân bản địa, phương tiện đi lại, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng...tạo điều kiện cho du khách biết và hiểu góp phần nâng cao giá trị tour du lịch tại tỉnh An Giang. Khi có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch thì sẽ phần nào hạn chế được tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch mang lại cho đời sống văn hóa – xã hội của địa phương, đồng thời thúc đẩy cho hoạt động du lịch ngày càng đạt hiệu quả cao.

Các giá trị tài nguyên du lịch và phát triển du lịch đều bị tác động bởi cộng đồng. Chính vì vậy, để phát triển du lịch cần thiết phải đẩy mạnh phát triển DLCĐ, trong đó các giá trị truyền thống và vai trò của cộng đồng được phát huy. Cần tập trung hơn nữa để phát triển loại hình DLCĐ này để vừa tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn và gìn giữ tài nguyên, môi trường, văn hóa truyền thống, giữ gìn các nghề, làng nghề truyền thống và đa dạng hóa các hoạt động du lịch thông qua công tác vận động cộng đồng tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch.

Vận động người dân tham gia vào các buổi hướng dẫn cách tổ chức đón tiếp, bố trí nơi nghỉ cho du khách có nhu cầu tham qua, khám phá phong tục, tập quán của người dân và các hoạt động lao động, sản xuất của người dân địa phương; tham gia các buổi tập huấn kỹ năng giao tiếp, tổ chức nhà nghỉ và vệ sinh môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xung quanh, thành lập các đội văn nghệ tại thôn, bản, sẵn sàng biểu diễn phục vụ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 83)