Du lịch cộng đồng ở làng Chăm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 77 - 78)

Ở An Giang, người Chăm định cư chủ yếu dọc theo hai bên dòng sông Hậu, làng Chăm Đa Phước ở xã Đa Phước, huyê ên An Phú; làng Chăm Châu Phong ở xã Châu Phong, huyê ên Tân Châu; làng Chăm Châu Giang ở Phú Hiê êp huyê ên Phú Tân…

Du lịch cộng đồng ở làng Chăm có nét đặc thù văn hóa với những dãy nhà sàn có kiến trúc khá tinh xảo mang nét đặc trưng riêng của người Chăm vùng Nam Bộ. Nhà sàn của người Chăm nhỏ nhắn, kiến trúc đẹp được dựng từ các loại gỗ có độ bền cao, chịu được ngập mỗi khi mùa nước nổi về. Mặt tiền nhà sàn luôn có thang gỗ, cửa cái ra vào luôn thấp hơn đầu người với hàm ý khi khách vào nhà phải cúi chào. Cùng với những ngôi nhà sàn có kiến trúc đẹp mắt, những Thánh đường Hồi giáo ở đây cũng được xây với kiến trúc tháp tròn tinh xảo, nguy nga như một cung điện. Làng Chăm càng đẹp hơn bởi hình ảnh những cô gái Chăm dịu dàng, e ấp ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm. Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ bao đời của người Chăm. Các sản phẩm dệt của người Chăm đáp ứng rộng rãi nhu cầu trang phục, trang sức của đồng bào Chăm và là sản phẩm du lịch đặc sắc cho cả du khách trong và ngoài nước.

Người Chăm còn có nhiều lễ hội như: Hội Roya, Ramadan… Ngoài các lễ hội truyền thống thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng, người Chăm ở An Giang còn tham gia nhiều lễ hội khác: Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm búng Bình Thiên ở huyện An Phú (dịp Quốc khánh 2-9); Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang tổ chức hai năm một lần tại các huyện có đồng bào Chăm sinh sống. Trong các lễ hội, thường diễn ra các trò chơi dân gian, liên hoan văn nghệ (ca, múa, nhạc cụ thể hiện bản sắc dân tộc Chăm); ngoài ra, còn có các tiết mục trình diễn trang phục, phục dựng lễ cưới truyền thống nhằm giới thiệu sinh động, rõ nét đặc trưng văn hóa Chăm.

Ngoài ra, văn hóa ẩm thực của người Chăm cũng rất phong phú và đặc sắc như: Cơm nị, cà púa, tung lò mò… Các món ăn ưa thích của người Chăm An Giang đều được sáng tạo trên cơ sở phối hợp hài hòa những nguyên vật liệu sẵn có vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Du lịch làng Chăm đã được quan tâm đầu tư từ năm 2009. Với những vốn quý về văn hóa, cộng đồng người Chăm có điều kiện thuận lợi để làm du lịch nên Trung tâm Du lịch Nông dân (Hội Nông dân tỉnh) thực hiện các tour du lịch văn hóa

đến với làng Chăm. Từ năm 2010, “Du lịch làng Chăm” đã được quan tâm đầu tư tại các làng Chăm Đa Phước (huyện An Phú) và làng Chăm Châu Phong (Thị xã Tân Châu). Với những ngôi thánh đường kỳ vĩ, các làng Chăm này luôn cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp mang đậm màu sắc văn hóa. Khi đến với làng Chăm, du khách có dịp thưởng thức những món ăn truyền thống, những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Đồng bào Chăm đã biết khai thác các sản phẩm truyền thống đặc trưng nên các sản phẩm xà rông, túi xách, khăn choàng… luôn thu hút khách tham quan. Hầu như các sản phẩm vải của người Chăm rất đa dạng hoa văn trang trí, nhất là trên những bộ y phục cổ truyền của thiếu nữ. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công nghiệp được nhuộm màu thủ công. Nhuộm màu sợi là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm ở An Giang. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Để có một sản phẩm, các cô gái phải cần mẫn, miệt mài bên khung cửi hết ngày này sang ngày khác và chuẩn xác trong từng thao tác. Thiếu nữ Chăm đến tuổi lấy chồng, ai cũng biết dệt vải, những tấm khăn, cái áo được coi là thước đo sự đảm đang, khéo léo của các cô gái. Thổ cẩm người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng làng nghề vẫn bảo lưu đậm các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua việc sử dụng khung dệt phóng thoi.

Ngoài ra, người dân làng Chăm còn giới thiệu những đặc sản bánh ngọt tự tay làm ra, tạo thêm nguồn bổ sung cho sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của người dân.

2.4.3. Du lịch cộng đồng ở làng du lịch tại làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bàoKhmer ở xã Văn Giáo huyện Tịnh Biên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)