Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 29 - 31)

Khi nói đến đặc điểm của quản lý HCNN cấp tỉnh là nói đến những nét đặc thù của quản lý HCNN để phân biệt với các dạng quản lý xã hội khác. Với cách tiếp cận như trên, quản lý HCNN nói chung và quản lý HCNN cấp tỉnh có các đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính chấp hành và điều hành. Tính chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lý HCNN là: đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước và mọi hoạt động quản lý HCNN đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Tính điều hành của quản lý HCNN thể hiện ở chỗ: Để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý HCNN phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. Trong mỗi hoạt động quản lý HCNN, tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen, song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý HCNN, nhờ đó có thể phân biệt với hoạt động tư pháp: Trong tư pháp, chấp hành là để bảo vệ pháp luật tránh khỏi sự xâm hại; trong quản lý hành chính, chấp hành là để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước trong quản lý HCNN trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện

nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý HCNN. Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước, như các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục cưỡng chế… Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động quản lý HCNN với những hoạt động quản lý không mang tính quyền lực nhà nước, như quản lý trong nội bộ của các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp.

Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp. Quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan HCNN, tuy nhiên trong rất nhiều hoạt động khác như: việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước, hoạt động quản lý được tiến hành bởi các sở…Trong các trường hợp này quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành pháp của các cơ quan HCNN. Do dó, có thể kết luận chủ thể quản lý hành HCNN là các chủ thể mang quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, bao gồm: cơ quan HCNN và công chức của những cơ quan này; thủ trưởng của các cơ quan nhà nước; các công chức nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định.

Thứ tư, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. Tính thống nhất và được tổ chức chặt chẽ của hoạt động quản lý HCNN dựa trên nguyên tắc “hai chiều phụ thuộc”: mỗi cơ quan khác trong bộ máy này đều lệ thuộc vào hai cơ quan: một cơ quan theo chiều dọc để đảm bảo sự thống nhất của bộ máy; một cơ quan theo chiều ngang (sở, ban, ngành và tương đương thuộc tỉnh), để đảm bảo sự chủ động của mỗi cấp quản lý. Tính thống nhất và tổ chức chặt chẽ của hoạt động quản lý nhà nước

ở cấp tỉnh là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước cấp tỉnh được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả tỉnh, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương thuộc tỉnh tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả tỉnh, tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau; đồng thời tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương trong quản lý bộ máy HCNN ở địa phương.

Thứ năm, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính liên tục

Để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội, quản lý HCNN luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt. Đây là một trong những cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy định về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy HCNN; tạo ra bộ máy hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tổ chức, có đội ngũ công chức.

Nền HCNN có nghĩa vụ phục vụ nhân dân một cách thường xuyên, cho nên quản lý HCNN cấp tỉnh phải đảm bảo tính liên tục để thoả mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của xã hội và phải có tính ổn định cao để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị - xã hội nào.

Hoạt động quản lý HCNN không chạy theo lợi nhuận mà nhằm phục vụ lợi ích công, lợi ích nhân dân; tất cả các hoạt động của nền hành chính nhà nước đều có mục tiêu phục vụ con người, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm xuất phát điểm của hệ thống pháp luật, thể chế, quy tắc và thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)