Chủ thể phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 31 - 37)

* Cơ quan, lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng

Kết luận 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí” ghi rõ: Ở địa phương, không tổ chức ban chỉ đạo tỉnh về PCTN. Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo công tác PCTN và có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc đảng bộ tỉnh phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, viện kiểm sát trong PCTN. Chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, VKSND tỉnh; Đảng ủy thanh tra tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác PCTN và việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, Ban Nội chính Trung ương về tình hình, kết quả công tác PCTN; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xử lý kỷ luật về chính quyền đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự…

* Cơ quan tham mưu cho cấp ủy trong phòng, chống tham nhũng

- Về “Trách nhiệm của Ban Nội chính tỉnh ủy”, ngày 08/4/2013, Ban Bí thư ban hành Quy định 183-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Theo đó, ban nội chính tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy về công tác nội chính và PCTN. Ban nội chính tỉnh ủy có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp: Tham mưu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác PCTN; tham mưu, đề xuất cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN; Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy cho chủ trương,

định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm…

- Về “Trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy”, công tác kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, có vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản khác của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát. Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy có nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh ủy và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện, xử lý kịp thời tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí…

* Đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng

Luật PCTN cũng quy định trách nhiệm của những cơ quan có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, bao gồm:

- Về “Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh”, Luật Thanh tra được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010, tại Điều 5 quy định chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước như sau: “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN theo quy định của pháp luật”. Vị trí, vai trò của thanh tra tỉnh trong đấu tranh PCTN còn được thể hiện ở chỗ xác định phạm vị thanh tra bao gồm cả thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của các cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Đối tượng thanh tra bao gồm cả những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước…

- Về “Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước”, Điều 77 quy định: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện và phối hợp xử

lý hành vi tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, VKSND hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Về “Trách nhiệm của Công an tỉnh”, Điều 78 quy định: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng. Ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế - chức vụ thuộc Công an tỉnh với chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công an địa phương tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm về tham nhũng trên địa bàn thuộc địa phương mình quản lý, đồng thời trực tiếp điều tra các vụ án về tham nhũng theo quy định của pháp luật và của giám đốc Công an địa phương chỉ đạo.

- Về “Trách nhiệm của VKSND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh”, VKSND tỉnh nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng được giao cho Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế - chức vụ thuộc VKSND tỉnh, giúp Viện trưởng VKSND tỉnh phối hợp trong hoạt động với Cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Tòa án trong các lĩnh vực; trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về PCTN cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp PCTN. Tòa án nhân dân tỉnh, nhiệm vụ xét xử án tham nhũng được giao cho Tòa hình sự thuộc Tòa án nhân dân tỉnh.

- Về “Mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng”, trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, VKSND, Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong công tác PCTN, Điều 7 Luật PCTN quy định, cụ thể: Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, VKSND, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ

quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng; cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.

Luật PCTN quy định trách nhiệm phối hợp của cơ quan như: Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác PCTN; chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp PCTN… Các quy định này vừa quy định phương thức phối hợp công tác giữa các cơ quan trong đấu tranh chống tham nhũng, vừa tạo cơ chế ràng buộc, giám sát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan để tránh tình trạng có thể bỏ lọt vụ việc tham nhũng trong quá trình hoạt động của các cơ quan này.

Về “Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng” Điều 74, Luật PCTN quy định: … HĐND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác PCTN tại địa phương; Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.

* Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên được coi là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị trong thiết chế quyền lực của nhà nước ta, trong đó MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của bộ máy chính quyền nhân dân. Về “Vai trò và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên”, tại Điều 85 Luật PCTN quy định: Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình

thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng; động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN.

Như vậy, một mặt, Luật PCTN ghi nhận vai trò hết sức to lớn của MTTQ Việt Nam và các thành viên trong đấu tranh chống tham nhũng; mặt khác, Luật cũng đặt ra yêu cầu rất cao về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xem xét, thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức thành viên thực hiện tốt quyền giám sát của mình.

* Vai trò và trách nhiệm của báo chí

Về “Vai trò và trách nhiệm của báo chí”, Điều 86 Luật PCTN quy định: Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động PCTN; Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác PCTN; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan báo chí, phóng viên phải đưa tin trung thực, khách quan; Tổng biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

* Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

Các doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về “Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề” Điều 86, Luật PCTN quy định: Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo về hành vi

tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng; hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và hội viên có trách nhiệm kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm PCTN; Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham ô, đưa hối lộ…

* Trách nhiệm công dân, Ban thanh tra nhân dân

Tham nhũng là căn bệnh của bộ máy nhà nước đồng thời đó cũng là một tệ nạn xã hội cần bài trừ, lên án. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ các điều kiện tồn tại của tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội. Vai trò của xã hội thể hiện ở việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và trong công tác PCTN nói riêng, xã hội có quyền đòi hỏi Nhà nước thực hiện đúng chức năng của mình cũng như đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức, những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hình thành nên từ sự đóng góp của các thành viên trong xã hội.

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)