Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 89 - 92)

1 Công chức giao tiếp

2.3.2.Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa thống nhất. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tồn tại nhiều văn bản dưới luật giải thích, hướng dẫn chưa cụ thể, chưa chính xác; các tiêu chí đánh giá chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế.

Các vụ án tham nhũng, đa số đối tượng phạm tội là những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước; có nhiều thủ đoạn để che đậy hành vi phạm tội. Hành vi tham nhũng thường gắn với các vụ án kinh tế, quá trình điều tra, thu thập chứng cứ phải thu thập nhiều tài liệu, ở nhiều nơi khác nhau, liên quan đến nhiều người, nhiều vụ án phải giám định tài sản, giám định tài liệu, chữ viết.

Các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng phát hiện qua thanh tra chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra, đã được Cơ quan điều tra kết luận, truy tố, xét xử theo quy định và xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế từ khi phát hiện đến tiến hành các hoạt động điều tra vụ án tham nhũng là một quá trình dài và trong thời gian đó đối tượng tham nhũng đã kịp tẩu tán tài sản, trong khi đó Nhà nước ta lại chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của toàn xã hội, dẫn đến hiệu quả công tác thu hồi tài sản do tham nhũng mà có thấp.

Một số nét văn hoá như tặng quà và nhận quà tặng... bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng.

* Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ đảng, địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc triển khai, thực hiện PCTN, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn thiếu cụ thể, chưa đầy đủ.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN chưa sâu rộng, chưa đổi mới hình thức tuyên truyền; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thực hiện còn vướng mắc; việc xứ lý các hành vi vi phạm một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc.

Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn còn những sơ hở, lỏng lẻo; cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin - cho” trong hoạt động công vụ vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý.

Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia của lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức.

Giữa quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước với hành động thực tiễn của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN còn có khoảng cách. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN; việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức còn yếu; hiện tượng bao che, nể nang, sợ va chạm, tình trạng trù dập, định kiến với người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí còn xảy ra ở một số nơi.

Việc phổ biến tuyên truyền, quán triệt nghị quyết cũng như chương trình của Tỉnh ủy ở một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, liên tục; mới tập trung vào những cán bộ, đảng viên chủ chốt, chưa tiến hành sâu rộng đến công chức, viên chức, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, một số cơ quan, đơn vị chưa liên hệ chặt chẽ tình hình và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở cơ quan, đơn vị mình.

Tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận, cán bộ, đảng viên ở nhiều nơi còn hạn chế, năng lực, sức chiến đấu của một số tổ chức, cơ sở

đảng (nhất là chi bộ) còn yếu kém, nhất là trong đấu tranh phê bình và tự phê bình nên việc tự phát hiện hành vi tiêu cực tham nhũng trong đơn vị mình qua công tác tự kiểm tra, giám sát không thực hiện được. Bên cạnh đó, chưa phát huy tốt vai trò giám sát của các tổ chức xã hội và người dân.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 Tập trung phân tích những nội dung khoa học chủ yếu sau đây:

Một là, những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động tác động trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay, những đặc điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua.

Hai là, phân tích thực trạng, kết quả đạt được qua thực tế công tác phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay, theo các nội dung đã được đề cập trong phần lý luận ở Chương 1.

Ba là, đánh giá hạn chế và những nguyên nhân của công tác phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Đặc biệt luận văn đã chỉ ra các hạn chế và những vấn đề nguyên nhân của hạn chế. Đây cũng được coi là nội dung bức xúc cần nghiên cứu xử lý trong công tác phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

Những nội dung khoa học trên là căn cứ thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện ở chương 3.

Chƣơng 3

QU N ỂM V Ả P P TĂN ƢỜN P ÒN , N T M N ŨN TRON QUẢN LÝ N N N NƢỚ

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 89 - 92)