Những hạn chế

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 86 - 89)

1 Công chức giao tiếp

2.3.1. Những hạn chế

Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, giáo dục Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X); Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI); Chương trình số 13-CTr/TU và Kế hoạch số 47-KH/TU của Tỉnh ủy và Luật PCTN; song việc thực hiện chưa được duy trì thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.

Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là việc công khai minh bạch trong hoạt động của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc minh bạch tài sản, thu nhập còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.

Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng qua công tác tự kiểm tra nội bộ tại các cơ quan, đơn vị, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo còn ít, do đó chưa có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa sai phạm, công tác phối hợp trong đấu tranh PCTN của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ.

Việc chuyển đổi vị trí công tác có lúc, có nơi đã bị người có thẩm quyền lợi dụng vì mục đích cá nhân, trù dập cán bộ, công chức, những người thẳng thắn, dám đấu tranh, dám phê bình; điều này không những không hạn chế được tham nhũng mà còn làm nảy sinh thêm tiêu cực, tham nhũng mới.

Lực lượng cán bộ làm công tác PCTN tại các cấp, các ngành còn ít; điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCTN còn hạn chế, chế độ đãi ngộ cho những người làm công tác này, thời gian qua tuy đã được quan tâm nhưng chưa thỏa đáng, phù hợp với điều kiện hiện nay. Cán bộ làm công tác PCTN chưa được đào tạo một cách chuyên sâu về công tác này, từ đó kết qủa PCTN còn hạn chế.

Một số nơi, công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN mới tập trung đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên; việc tuyên truyền chưa được sâu rộng đến cấp cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân. Nội dung tuyên truyền, giáo dục về PCTN chưa thật sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn; số báo, đài có chuyên trang, chuyên mục về PCTN còn ít và chưa duy trì thường xuyên. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, quần chúng nhân dân nhận thức về công tác PCTN còn hạn chế, thiếu tự giác trong chấp hành các quy định của pháp luật về PCTN.

Công tác tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp phòng ngừa, chống tiêu cực, tham nhũng thiếu đồng bộ, nhất là việc thực hiện các biện pháp phòng

ngừa. Công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát và chất lượng kiểm tra, giám sát chưa cao. Công tác PCTN ở một số đơn vị còn lúng túng, mang tính hình thức.

Trong thời gian qua công tác PCTN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) đã có nhiều cố gắng, song việc phát hiện tham nhũng trong nội bộ còn hạn chế (các vụ việc tham nhũng được phát hiện chủ yếu là qua thanh tra, điều tra và tố cáo của công dân, phản ánh của cơ quan công luận và việc phát hiện tham nhũng chủ yếu là ở cấp cơ sở). Công tác PCTN trong các lĩnh vực: Quản lý đất đai; đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng vốn ngân sách, tài sản nhà nước và đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng và quản lý thuế đôi lúc, đôi nơi chưa làm tốt, đã dẫn đến những sai phạm xảy ra trong các lĩnh vực trên.

Một số vụ án tham nhũng giải quyết còn kéo dài; vẫn còn một số vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung do thiếu một số chứng cứ. Sự phối kết hợp của một số cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình điều tra một số vụ án tham nhũng chưa thật chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Một số cơ quan chưa thực hiện hết nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường kéo dài, không đúng thời hạn quy định; tội phạm tham nhũng được cho hưởng án treo tuy đã giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; việc thu hồi và bồi thường tài sản bị tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng gây ra còn hạn chế… Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, sai phạm chưa nghiêm, không tương xứng với số vụ tham nhũng được phát hiện, xử lý.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội vẫn còn có một số tồn tại, như: còn hiện tượng phô trương, hình thức kéo dài 2-3 ngày, một số vùng nông thôn có xu hướng mời khách mở rộng hơn; còn có cán bộ, đảng viên, công chức chưa gương mẫu trong việc tổ chức tiệc cưới gây dư luận không tốt trong nhân dân; còn có cơ quan, đơn vị chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách quá mức quy định…

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)