Nguyên tắc phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 37 - 40)

Tham nhũng trong cơ quan nhà nước là điểm gặp nhau của lợi dụng quyền lực công và lòng tham nên khi nào còn có cơ hội cho hai tác nhân này gặp nhau thì còn tham nhũng. Lòng tham của con người mang tính bản năng không thể triệt tiêu hoàn toàn. Vì thế, để hạn chế tham nhũng phải có cơ chế kiềm chế lòng tham của con người trong những phạm vi được xã hội chấp nhận. Quyền lực công là cần thiết nhưng cần phải được giám sát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị lạm dụng.

Sự công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước khiến công chức khó che giấu được hành vi không đúng của mình do đó giảm động cơ tham nhũng. Công khai, minh bạch còn cung cấp cơ chế tự giám sát công chức của người dân và của đồng nghiệp nên mỗi sai lầm của công chức đều được phát hiện nhanh và đề nghị sửa chữa, vì thế cơ hội thực hiện tham nhũng giảm thiểu. Điều 11, Luật PCTN về “Nguyên tắc và nội dung công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị” quy định: Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ; cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và các nội dung khác theo quy định của Chính phủ.

* Nguyên tắc giám sát của người giao quyền hoặc ủy quyền

Mặc dù quyền lực công đã được giới hạn và giao phó cho từng cá nhân công chức và cơ quan nhà nước, nhưng trong quá trình sử dụng vẫn có thể xuất hiện sự sai lạc nếu công chức không chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Sự kiểm tra của người giao quyền hoặc ủy quyền là cần thiết để một mặt tạo môi trường định hướng công chức, mặt khác tạo áp lực và răn đe các công chức nào có ý định sử dụng quyền lực công không đúng mục đích. Hơn nữa, kiểm tra, giám sát còn để phát hiện kịp thời sai lệch nhằm điều chỉnh kịp thời, ngăn ngừa công chức phạm sai lầm nghiêm trọng hoặc dấn quá sâu vào con đường tham nhũng mà không bị phát hiện.

* Nguyên tắc giải trình

Công chức phải có nghĩa vụ giải trình hành động và kết quả hành động trước những người thuê hoặc giao phó công việc cho họ. Trách nhiệm giải trình càng cao thì ý thức tuân thủ nghĩa vụ càng lớn. Đây là lớp vỏ giúp công chức khó tiếp cận với các cơ hội tham nhũng.

Không tham nhũng phải được coi là tiêu chuẩn đạo đức hành nghề của công chức. Hành vi tham nhũng có thể buộc công chức mãi mãi ra khỏi đội ngũ công chức hoặc bị truy tố trước pháp luật. Hơn nữa, với tư cách là người thay mặt Nhà nước thực hiện dịch vụ công, công chức nhà nước phải tuân thủ một hệ thống các quy tắc, hành vi được coi là tiêu chuẩn đạo đức công chức. Các tiêu chuẩn hành vi đó phải được xây dựng cụ thể, thiết thực, phù hợp với công việc hành chính nhà nước và văn hóa, tập quán dân tộc. Cơ quan nhà nước phải có bộ phận thường xuyên xây dựng, điều chỉnh, ban hành và theo dõi thực hiện đạo đức công chức. Trong thực tế, với việc thực hiện nghiêm chỉnh đạo đức công chức, cơ hội để tham nhũng sẽ được giảm thiểu rất nhiều.

* Nguyên tắc độc lập của bộ phận phụ trách công việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bộ phận phụ trách công việc đấu tranh PCTN trong cơ quan HCNN cần có vị thế độc lập trong hệ thống phân cấp quyền lực của bộ máy Nhà nước để đảm bảo yêu cầu kiểm tra, xét xử nghiêm minh, khách quan các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức. Hơn nữa bộ phận này phải nhận được sự bảo vệ an toàn đủ mức của xã hội, Nhà nước để công chức chống tham nhũng không bị đe dọa, an tâm làm công việc khó khăn của mình.

* Nguyên tắc xử lý tham nhũng

Điều 4, Luật PCTN về “Nguyên tắc xử lý tham nhũng” quy định mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh; người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật; tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật; việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật; người có hành vi tham nhũng đã

nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện…

* Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng

Tham nhũng về bản chất là một hành vi có tính chất vụ lợi và một trong những hậu quả mà tham nhũng gây ra là tài sản công bị chiếm đoạt. Chính vì vậy, mục tiêu quan trọng của đấu tranh chống tham nhũng là phải bảo vệ được lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích của tập thể và cá nhân. Điều 70, Luật PCTN quy định: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng; Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước; Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định…

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)