Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 92 - 100)

Q UN ỂM VẢ PP TĂN ƢỜN P ÒN N T M N ŨN TRON UẢN LÝ N N N NƢỚ

3.1. Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nƣớc

chính nhà nƣớc

Từ trước đến nay, Đảng ta đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15-5-1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dự báo chung là trong thời gian tới, tình hình tham nhũng sẽ còn diễn biến phức tạp cả về tính chất, phạm vi, quy mô và phương thức, thậm chí có thể còn gia tăng nếu như hiệu lực quản lý nhà nước không được nâng cao nhanh chóng, công cuộc đấu tranh PCTN không được đẩy mạnh. Đối tượng tham nhũng sẽ sử dụng những phương thức, thủ đoạn phạm tội đa dạng, tinh vi và khôn khéo hơn trước do bản thân chúng tự rút kinh nghiệm. Lĩnh vực mà đối tượng tham nhũng tập trung vào vẫn là quản lý vốn ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cấp phép xây dựng, mua sắm công… Đặc biệt là tham

nhũng trong việc sử dụng vốn cho xây dựng cơ bản mà tiêu biểu nhất là hành vi đút lót để ăn chia phần trăm, lại quả chưa có hiện tượng thuyên giảm. Thậm chí còn tăng lên theo quy mô đầu tư công của Nhà nước và theo sự bất lực trong việc tìm kiếm bằng chứng để xử phạt nghiêm minh. Khâu đấu thầu vẫn còn ít nhiều thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư…Quy mô hoạt động của tội phạm này ngày càng rộng, từ Trung ương đến địa phương, từ trong bộ máy nhà nước đến doanh nghiệp với mức độ nguy hiểm ngày càng cao, hậu quả gây ra cho Nhà nước, xã hội ngày càng nghiêm trọng hơn.

Để công tác PCTN trong quản lý HCNN trong thời gian tới đạt hiệu quả, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hương công khai, minh bạch dễ tiếp cận để giảm thiểu cơ hội tham nhũng

Như đã nêu trên, sự phức tạp, khó khăn, làm mất thời gian của công dân khi tiếp cận các thủ tục hành chính nhà nước là nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng trong các cơ quan nhà nước. Khi các thủ tục hành chính trở nên minh bạch, được thông báo công khai cho mọi người hiểu rõ và khá đơn giản thì công dân ít có nhu cầu hối lộ quan chức để thực hiện công việc của mình nhanh hơn, do đó giảm thiểu cơ hội để công chức có thể lợi dụng mà tham nhũng.

Mặt khác, khi các thủ tục trở nên đơn giản và công khai, cán bộ kiểm tra và người dân có thể giám sát công chức tốt hơn nên giảm động cơ tham nhũng của công chức.

Trước mắt, cần đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 13/CT-TU, ngày 16/01/2007 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X); Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 06/8/2012 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực

hiện Kết luận số 21-KL/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2011-2020..., trọng tâm là:

- Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, giảm phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp; kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, theo hướng tinh gọn, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bố trí, luân chuyển cán bộ; giáo dục đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức.

- Thực hiện tốt công việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước; chú trọng quản lý chặt chẽ các quỹ đóng góp của nhân dân, kể cả việc quản lý các quỹ từ thiện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội;

Ngoài ra, cần duy trì chế độ khảo sát về sự hài lòng của công dân và doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý HCNN, qua đó kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các sở, ngành… trong việc phục vụ nhân dân.

Hai là, nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trong thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước

Như mọi công việc khó khăn khác, đảng viên và tổ chức đảng phải đi đầu trong đấu tranh PCTN. Hơn ai hết, chi bộ đảng và đảng viên là người cùng sinh hoạt, cùng làm việc với các công chức tham nhũng nên họ có thông tin và điều kiện tốt nhất để đấu tranh vạch trần hành vi tham nhũng.

Tuy nhiên, thời gian qua sức chiến đấu của đảng viên và chi bộ đảng bị giảm thấp do đảng viên ngại va chạm, ngại mất quyền lợi nếu đấu tranh chống tham nhũng, thậm chí một số đảng viên còn tham dự vào đường dây tham nhũng. Cần tích cực đấu tranh để rũ bỏ thái độ cầu an của đảng viên, khuyến khích đảng viên đấu tranh chống tham nhũng ngay trong từng tổ chức đảng. Trong điều kiện đảng cầm quyền, đảng viên và chi bộ đảng phải là lực lượng nòng cốt duy trì sự trong sạch của không chỉ tổ chức đảng mà còn trong các cơ quan nhà nước. Nếu không làm được như vậy thì cơ quan nhà nước và công chức không có khả năng tự sửa chữa sai lầm, có thể dẫn đến thoái hóa. Hơn nữa, đảng viên, tổ chức đảng phải là hạt nhân, nòng cốt lãnh đạo các tổ chức xã hội và nhân dân đấu tranh chống tham nhũng.

Muốn vậy, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác PCTN, lãng phí, cần thiết lập cơ chế bảo vệ hữu hiệu người dũng cảm đứng lên chống tham nhũng, duy trì cơ chế dân chủ thông tin để mỗi đảng viên, mỗi người dân đều có thể cung cấp cho cơ quan chống tham nhũng những dấu hiệu về hành vi tham nhũng từ rất sớm của công chức nhà nước.

Đồng thời cần tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng từ Tỉnh ủy đến cơ sở, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, tính tự giác của tổ chức đảng và đảng viên; kiên quyết xử lý trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu đơn vị, địa phương để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhất là các cơ quan quản lý HCNN. Nâng cao tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình, phê bình của cán bộ lãnh đạo, cấp ủy và đảng viên trong thực hiện công tác PCTN ở từng

chi bộ, đảng bộ. Ở đâu có tham nhũng, lãng phí thì trước tiên cấp ủy, chi bộ cơ sở đó phải chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, cần tăng cường quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và quan hệ xã hội của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; thường xuyên giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra và kịp thời xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm. Đưa nội dung PCTN vào tiêu chuẩn phân tích chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hàng năm. Thực hiện có hiệu quả cơ chế chất vấn trong sinh hoạt đảng.

Ba là, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước

Sự giám sát của công chúng và các tổ chức của họ đối với công chức là vô cùng hiệu quả vì họ là người trong cuộc, người tham gia một cách bất đắc dĩ hoặc có điều kiện quan sát thường xuyên hành vi tham nhũng của công chức nhà nước. Tuy nhiên cần giáo dục, khích lệ tinh thần trách nhiệm, sự dũng cảm của người dân khi tố cáo và sẵn sàng làm chứng trong các cuộc điều tra chống tham nhũng. Đồng thời cần thiết lập kênh liên hệ của công chúng với cơ quan chống tham nhũng để các thông tin tố các đến đúng địa chỉ một cách kịp thời. Ngoài ra, cần thiết lập hệ thống các biện pháp bảo vệ hữu hiệu người tố cáo để không làm thui chột ý định tố cáo của người khác.

Đề cao vai trò của các cơ quan thông tin, các đoàn thể và nhân dân trong việc tham gia phòng, chống tham nhũng. Chủ động công khai việc xử lý các vụ việc tham nhũng và định hướng thông tin cho các cơ quan báo đài để thông tin giải tỏa các bức xúc trong dư luận xã hội. Biểu dương, khen thưởng và bảo vệ những người có thành tích trong việc phát hiện, phản ánh các vụ việc tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm việc để lộ bí mật, gây khó khăn trong công tác xử lý, việc đưa tin sai sự thật, có dụng ý xấu, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu.

Bốn là, chú trọng nội dung phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý công chức nhà nước

Công tác quản lý cán bộ, nhất là có chức, có quyền, cán bộ ở các cương vị có nhiều cơ hội tham nhũng phải được thiết kế lồng ghép nội dung phòng và chống tham nhũng. Trước hết, cần chú trọng xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế tuyển dụng cán bộ; quy định về phân cấp quản lý cán bộ; quy định về xử lý trách nhiệm người giới thiệu, bổ nhiệm, đề bạt sai cán bộ. Thực hiện tốt quy định của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn ở các cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống tham nhũng. Khuyến khích cán bộ lãnh đạo chủ động từ chức do liên quan trách nhiệm để xảy ra tham nhũng ở đơn vị, địa phương mình quản lý.

Đồng thời khẩn trương rà soát, sắp xếp, luân chuyển, bố trí lại cán bộ để củng cố, kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước trọng yếu để bảo đảm yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Kiên quyết thay thế, không bố trí những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực, số cán bộ có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Chủ động xử lý kỷ luật về Đảng và chính quyền ngay khi đủ cơ sở chứng minh cán bộ, đảng viên có vi phạm, không chờ cơ quan pháp luật xử lý.

Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, xác minh bản kê khai của cán bộ, đảng viên và hướng dẫn, kiểm tra việc đảng viên làm kinh tế tư nhân đúng pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng.

Tổ chức quán triệt và hướng dẫn đảng viên, cán bộ, công thức thực hiện nghiêm những quy tắc ứng xử theo quy định của Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (quy định không sử dụng công quỹ làm quà tặng, chiêu đãi, tiếp khách không đúng quy định; quy tắc quan hệ giữa người thực hiện công vụ với công dân, tổ chức, doanh nghiệp; quy tắc trong việc cưới, việc tang,...).

Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Năm là, củng cố, kiện toàn các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng; nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Trung ương khóa IX và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án; chú trọng kiện toàn, bổ sung cán bộ chuyên trách thanh tra công vụ, cán bộ chuyên trách điều tra tội phạm về chức vụ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ cán bộ tư pháp; tăng cường kiểm tra phòng, chống sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức ở các cơ quan tư pháp.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Nội chính Tỉnh ủy; tuyển chọn cán bộ có phẩm chất, bản lĩnh, năng lực bố trí vào Ban Nội chính Tỉnh ủy theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.

Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài.

Sáu là, thực hiện tốt cơ chế, chính sách quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có nhiều cơ hội tham nhũng.

Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, công sở, đầu tư xây dựng cơ bản, thu, chi ngân sách, việc đào tạo và sử dụng lao động, trong sản xuất và tiêu dùng. Có quy định về xử lý trách nhiệm người quyết định đầu tư sai, đầu tư lãng phí, có biện pháp chế tài đối với các đơn vị vi phạm quy định về đầu tư, xây dựng công trình.

Sớm hoàn thành việc điều chỉnh, sắp xếp, thu hồi các mặt bằng, nhà xưởng, đất đai sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, gây lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước.

Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ phần hóa, ngăn chặn, xử lý kịp thời tiêu cực, sai trái trong định giá, đấu giá tài sản doanh nghiệp; công khai việc mua, bán cổ phần của doanh nghiệp đã chuyển đổi. Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước. Xử lý nghiêm những cán bộ được giao quản lý các doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện các giao dịch kinh doanh với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân.

Bảy là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán

Trước hết tỉnh cần tập trung kiểm tra, kiểm toán, thanh tra một số lĩnh vực trọng điểm:

- Việc đầu tư các dự án và xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh; - Việc quản lý, sử dụng nhà và đất thuộc sở hữu nhà nước;

- Việc giải quyết thủ tục hành chính của các sở - ngành, nhất là hải quan, quản lý thị trường, thuế;

- Việc thu, chi ngân sách, quản lý và sử dụng các nguồn vốn ngân sách, tài chính doanh nghiệp, vốn vay, các quỹ từ thiện;

- Việc thực hiện quy chế tự kiểm tra tài chính - kế toán của các cơ quan có sử dụng ngân sách;

- Chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, lãng phí phát hiện ở tỉnh;

- Tăng cường công tác thanh tra công vụ, xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực;

- Tập trung kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra. Chú trọng việc truy thu tài sản bị chiếm đoạt, kê biên tài sản phải đền bù.

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)