Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 103 - 109)

Q UN ỂM VẢ PP TĂN ƢỜN P ÒN N T M N ŨN TRON UẢN LÝ N N N NƢỚ

3.2.3.Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

3.2.3.1. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 18- CTr/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 323/QĐ-UBND của UBND tỉnh về chương trình cải cách HCNN tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020, gắn trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị chủ trì; nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đảm bảo 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị được tiếp nhận để giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; niêm yết, công khai khoa học, rõ ràng tất cả TTHC theo từng lĩnh vực; công khai địa chỉ, hộp thư điện tử, số điện thoại chuyên dùng để tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính tại bộ phận một cửa và Trang thông tin điện tử của đơn vị, địa phương, đặc biệt phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, xử lý công việc trong các cơ quan HCNN. Kết quả CCHC hàng năm của cơ quan đơn vị là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN các cấp, một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân.

Thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong PCTN, nhằm tăng cường công tác

theo dõi, đôn đốc, lãnh đạo để xử lý các vụ việc kịp thời, đạt hiệu quả cao trong công tác PCTN ở tỉnh.

3.2.3.2. Xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, công tâm, khách quan

Tăng cường đào tạo nghiệp vụ và tuyển chọn công chức đáp ứng yêu cầu thành thạo, chuyên tâm, tận tụy trong công vụ là giải pháp mang tính cấp bách. Tuy nhiên đào tạo phải chọn lựa, tốt nhất là đào tạo theo nhu cầu và theo chức danh chuyên biệt, tránh cách đào tạo hình thức. Cán bộ được đào tạo phải đảm nhận công việc có kỹ năng phù hợp với khóa đào tạo trong thời gian đủ dài mới hiệu quả. Không nên đào tạo không theo nhu cầu, không cho một địa chỉ nào vì cách làm như vậy vừa tốn kém thời gian, tiền của, vừa làm mất giá trị của đào tạo.

Đi đôi với tạo dựng tính chuyên nghiệp cho công chức, cần hình thành hệ thống chuẩn mực về đạo đức cho cán bộ, công chức ở Đắk Lắk bởi vì đạo đức xuống cấp của công chức là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra nạn tham nhũng. Vì thế nâng cao đạo đức công chức là giải pháp phòng ngừa tham nhũng hữu hiệu. Trước mắt cần khẩn trương triển khai thi hành Quy tắc ứng xử của công chức làm việc trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở Đắk Lắk trên các mặt sau:

- Quy định cứng những điều công chức không được làm nhằm đảm bảo đạo đức công chức và uy tín của cơ quan nhà nước, nhất là quy định về nhận quà biếu.

- Quy định về các mối quan hệ của công chức và họ hàng họ với các tổ chức, cá nhân là đối tượng quản lý.

- Quy định về bảo mật thông tin nhà nước, về việc làm của công chức có chức vụ hay nắm được thông tin liên quan đến công việc làm sau khi ra khỏi cơ quan nhà nước...

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức về đức tính cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; để chống thoái hóa đạo đức trong công chức, cần củng cố và thực hiện nghiêm túc cơ chế kiểm soát nội bộ liên quan đến việc thực hiện đạo đức công chức. Thường xuyên tổ chức quán triệt và bồi dưỡng đạo đức cho công chức cả dưới hình thức học tập lẫn dưới hình thức biểu dương người tốt, việc tốt trong các cơ quan hành chính nhà nước. Đặc biệt, cần đẩy mạnh phong trào học tập đạo đức liêm khiết, tận tụy với dân, với nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn bộ công chức cấp tỉnh.

Đi đôi với hai nhóm giải pháp trên, cần cải thiện các thủ tục quản lý hồ sơ và tuyển dụng công chức theo hướng đưa vào sổ đen các công chức đã có hành vi tham nhũng đến mức phải chịu hình thức kỷ luật thấp nhất là khiển trách. Kiên quyết không tuyển dụng vào hàng ngũ công chức những người đã bị liệt vào sổ đen dù họ vi phạm ở đâu. Tăng cường trao đổi thông tin giữa các bộ phận quản lý cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan khác để tránh tuyển dụng lại những người có đạo đức không tốt.

3.2.3.3. Minh bạch hóa và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công trong các cơ quan hành chính nhà nước

Thực hiện việc công khai, minh bạch, dân chủ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa tham nhũng, trong đó đặc biệt chú ý là công khai trong lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực thuế, lĩnh vực đất đai, trong xét chọn nhà thầu các dự án đầu tư; công khai về công tác cán bộ, lựa chọn những cán bộ thực sự có năng lực, phẩm chất, đồng thời có cơ chế loại thải những cán bộ yếu năng lực, thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan HCNN; công khai tài sản, thu nhập, có cơ chế kiểm tra, giám sát tính trung thực trong việc kê khai; các cơ quan HCNN phải thực hiện nghiêm túc việc công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn cho cán bộ, công

chức và nhân dân nắm bắt và giám sát…, đồng thời xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức đặc biệt là người đứng đầu cơ quan HCNN không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về phòng ngừa tham nhũng.

Tăng cường hiệu quả của công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước gồm: Sở Tài chính, Kiểm toán nhà nước khu vực, Cục Thuế, Chi cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Sở Nội vụ và các cơ quan tư pháp cấp tỉnh đồng lòng giám sát việc sử dụng tiền của Nhà nước vào các công trình, chương trình triển khai trên địa bàn tỉnh. Tốt nhất là nên thiết lập một hệ thống thông tin chung dành cho các cơ quan kiểm soát việc sử dụng tài chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đi đôi với sự quản lý chung, cần tăng cường hoạt động giám sát của các bộ phận kiểm soát tài chính nội bộ trong các cơ quan HCNN ở tỉnh.

Quy định nghĩa vụ công khai tài chính trong hoạt động của các cơ quan HCNN, nhất là trong kinh phí mua sắm tài sản công, trong đầu tư xây dựng trụ sở, trong sử dụng kinh phí của các dự án, chương trình mục tiêu. Đối với việc chi tiêu tài chính công có liên quan đến thụ hưởng của dân cư, cần công khai sử dụng kinh phí dự án, chương trình đến tận từng người dân.

Tiến hành kiểm tra theo kế hoạch hàng năm về công tác PCTN tại các cơ quan HCNN. Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với một số lĩnh vực trọng điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm. Những cán bộ, công chức phạm tội tham nhũng phải được thông báo nhiều lần trên các phương tiện thông tin, đại chúng để mọi người biết và dư luận xã hội lên án, xem đây như là tội phản quốc, vì có nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ, đồng thời bắt buộc phải ghi hành vi tham nhũng và mức xử lý kỷ luật vào lý lịch đời con, đời cháu của họ.

3.2.3.4. Tạo cơ chế và điều kiện để nhân dân giám sát cán bộ, công chức nhà nước

Tạo mọi điều kiện nâng cao quyền tiếp cận thông tin của công dân, nhằm cho phép người dân có quyền tiếp cận đối với những thông tin liên quan tới các vấn đề về quản lý HCNN về các lĩnh vực xã hội, kinh tế, giáo dục, y tế… cải cách việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông thông qua các diễn đàn, đối thoại trực tiếp của truyền hình, báo, đài, internet về trách nhiệm của chính quyền các cấp, ngành và các chương trình nghị sự của những người đứng đầu các cơ quan quản lý HCNN. Ngoài ra, có thể còn hướng sự chú ý của quần chúng tới nạn tham nhũng, ví dụ thông qua báo cáo về việc chi sai mục đích các khoản đầu tư công mà chính phủ cấp cho các ngành, các địa phương; các khoản cắt xén (cứu trợ nhân đạo hay phòng chống lụt bão, các dự án, đề tài liên quan tới nghiên cứu khoa học …); các giao dịch không rõ ràng liên quan tới những lĩnh vực độc quyền đang có nhiều vấn đề về tham nhũng…Để huy động sự tham gia của người dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với cơ quan hành chính nhà nước. Quy định rõ các loại thông tin mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại khi không được cơ quan hành chính nhà nước cung cấp thông tin được phép yêu cầu. Đồng thời, cũng cần quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin nếu có hành vi vi phạm quy định theo luật thì phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

ngày theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin cần tiến hành đối chiếu nội dung thông tin được yêu cầu; trả lời bằng văn bản và hướng dẫn cách tiếp cận thông tin nếu thông tin đã được công khai; cung cấp thông tin theo yêu cầu. Việc quy định chi tiết các nội dung trên nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng thời hạn giải quyết công việc theo quy định của Luật PCTN.

- Xây dựng cơ chế để nhân dân dễ dàng giám sát và phát hiện tham nhũng, phát huy tinh thần trách nhiệm của công dân. Khuyến khích dân chúng thực hiện quyền "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" bằng những cách dân chúng có thể làm chủ được.

Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong PCTN. Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư tố cáo của công dân về các hành vi tham nhũng. Công khai đường dây nóng, điện thoại liên lạc để nhân dân thuận tiện trong việc tố cáo hành vi tham nhũng lãng phí. Có cơ chế, biện pháp thiết thực để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, danh dự cho người tố cáo tham nhũng, lãng phí đồng thời có hình thức răn đe, trấn áp đối với những hành vi trả thù người tố cáo. Kịp thời biểu dương khen thưởng, nhân rộng những tấm gương liêm chính, dũng cảm tố cáo và những tập thể, đơn vị có thành tích đấu tranh PCTN. Khuyến khích nhân dân tích cực tham gia đấu tranh PCTN.

Các tổ chức xã hội, chính trị cần phát huy vai trò tạo cơ sở và tổ chức cho công dân chống tham nhũng. Cơ quan có khả năng nhất là UBMTTQ, cần nâng cao khả năng phản biện của cơ quan Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh. Cơ quan Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh phải là nơi để dân tin tưởng cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của công chức. Hơn nữa, bản thân cơ quan này cũng phải là hạt nhân tích cực trong phong trào chống tham nhũng với tư cách vừa là

người trong cuộc, vừa thể hiện tiếng nói của nhân dân.

Tăng cường vai trò người đại diện nhân dân của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát hoạt động của chính quyền, đối với các công chức có dấu hiệu tham nhũng bị điều tra phải điều trần trước Hội đồng nhân dân, đấu tranh để bãi miễn những công chức tham nhũng, không đủ tư cách làm việc trong bộ máy quản lý của chính quyền tỉnh...

Ngoài ra, càn tạo kênh thông tin phản hồi về các chính sách đã, đang và sắp được thi hành trên địa bàn tỉnh cũng như thông tin đánh giá về các chính sách đó để nhân dân có đối chứng mà giám sát.

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 103 - 109)