Các giải pháp chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 109 - 121)

Q UN ỂM VẢ PP TĂN ƢỜN P ÒN N T M N ŨN TRON UẢN LÝ N N N NƢỚ

3.2.4. Các giải pháp chống tham nhũng

3.2.4.1. Nâng cao vai trò của cơ quan chống tham nhũng ở tỉnh Đắk Lắk

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan HCNN trong công tác PCTN. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời, đồng thời xử lý nghiêm các cơ quan HCNN, người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan HCNN vi phạm hoặc thiếu nghiêm túc trong tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Phát huy vai trò và trách nhiệm của cơ quan truyền thông, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan HCNN. Từ đó, làm cho mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với công tác PCTN.

Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, báo chí và mọi người dân trong PCTN; xây dựng văn hóa "chống tham nhũng", trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức.

Xây dựng các cơ quan có chức năng tham mưu, phát hiện, xử lý tham nhũng thực sự vững mạnh về nhân lực và cơ sở vật chất; cần có chính sách thu hút những cán bộ có năng lực, phẩm chất về công tác trong lĩnh vực

PCTN có phẩm chất đạo đức, có kinh nghiệm thực tiễn, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi để nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng.

Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ rất khó khăn, gian khổ, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, phải kiên trì và đấu tranh lâu dài. Cán bộ công tác trong lĩnh vực này cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết, thậm chí phải chịu áp lực trong công việc, do vậy cần có chính sách ưu đãi về chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp thâm niên, chế độ trang phục…, để động viên, khuyến khích cho đội ngũ cán bộ làm công tác này.

Tập trung phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng; thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”: Vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì xử lý hành chính, kỷ luật đảng, chính quyền thật nghiêm; vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng: Phải khởi tố, điều tra; kết luận điều tra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải truy tố; đã truy tố thì phải xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.4.2. Phát huy vai trò của công luận, nhất là của báo chí trong phát hiện tham nhũng ở tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan chống tham nhũng cấp tỉnh cần coi trọng việc thu thập thông tin để phát hiện sớm tham nhũng. Muốn vậy, cần tạo lập cơ chế, quy định thật rõ ràng và minh bạch, tôn trọng quyền tự do hành động của mọi chủ thể (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức) trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc chống tham nhũng, nhất là tôn trọng quyền tự do báo chí của các cơ quan báo chí và phóng viên.

Cần hợp tác và ủng hộ cơ quan báo chí công khai và thẳng thắn chỉ trích sai phạm của công chức, qua đó gạn lọc, tìm các dấu hiệu, bằng chứng tham nhũng để chống lại hiệu quả. Cần bảo vệ phóng viên đã và đang khơi

dậy một không khí phê bình công khai, thẳng thắn và dân chủ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần XI của Đảng; đồng thời tích cực hỗ trợ cho các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, giữ vững kỷ cương, phép nước.

Để báo chí tích cực tham gia chống tham nhũng cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cho phép đăng tải kịp thời, thường xuyên và có hệ thống các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng giúp các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân nắm vững chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước để triển khai, thực hiện có kết quả trong thực tế.

- Khuyến khích báo chí đăng tải các bài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng của địa phương, nước khác nhằm cung cấp tư liệu cho cán bộ và nhân dân vận dụng trong đấu tranh chống tham nhũng ở Đắk Lắk.

- Khuyến khích báo chí tạo áp lực khuyến khích công dân cung cấp thông tin chống tham nhũng cho phóng viên sử dụng viết báo. Ủng hộ báo chí đấu tranh "trực diện" với tham nhũng, "phanh phui", đưa ra công luận những sự việc chứa đựng hành vi tham nhũng. Hướng dẫn báo chí phản ánh, phát hiện các dấu hiệu ban đầu để các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thanh tra, điều tra và xử lý vụ việc tham nhũng.

3.2.4.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra nhằm phát hiện tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk

* Tăng cường kiểm tra hành chính

Về lý thuyết, để chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết các cơ quan hành chính nhà nước phải thường xuyên tiến hành kiểm tra hành chính ngay trong chính cơ quan của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác kiểm tra hành chính ở các cơ quan hành chính tỉnh Đắk Lắk thời gian qua có hiệu quả rất

thấp nên tác dụng chống tham nhũng chưa cao. Để tăng cường tác động chống tham nhũng của kiểm tra hành chính, thời gian tới tỉnh Đắk Lắk cần thực hiện các biện pháp sau:

- Lựa chọn người có kỹ năng, bản lĩnh và điều kiện thực hiện chức năng kiểm tra trong các cơ quan hành chính nhà nước. Lâu nay cán bộ kiểm tra thường bị coi nhẹ do tính chất va chạm, phức tạp và tiền lương thấp của nó. Người làm chức năng kiểm tra trong các cơ quan hành chính thường nể nang, ngại va chạm hoặc hèn nhát, sợ bị trả thù nên tiến hành kiểm tra một cách chiếu lệ, không trung thực, không sâu sát. Cần thay đổi tình trạng này bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm tra, tìm cơ chế để cán bộ kiểm tra có thu nhập ngang với mức trung bình cao của cơ quan và thiết kế cơ chế bảo vệ họ. Đi đôi với các chính sách đó cũng quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm nhiệm vụ kiểm tra, nghiêm khắc xử lý cán bộ vi phạm nguyên tắc trung thực, khách quan, kịp thời trong kiểm tra.

- Trao quyền đủ lớn cho cán bộ kiểm tra để họ có thể đình chỉ văn bản của bên bị kiểm tra cho đến khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về tính hợp pháp của văn bản đó; áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định theo quy định của pháp luật; yêu cầu lãnh đạo cơ quan bị kiểm tra cung cấp thông tin, văn bản và giải trình; tập hợp các nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động kiểm tra.

- Tích cực và khẩn trương xử lý các kiến nghị của người kiểm tra để kích thích tinh thần tự giác tuân thủ của công chức, đồng thời tăng uy quyền thực tế cho hoạt động kiểm tra.

- Xây dựng quy trình kiểm tra nhằm chống các hành vi tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước. Trước hết, quy định các bước thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu và thông tin nội bộ về các hành vi mang tính vụ lợi

cá nhân. Thứ hai, quy định quy trình kiểm tra khi thấy việc chi tiêu và sử dụng tài sản công có dấu hiệu lãng phí và bất hợp lý. Thứ ba, quy trình kiểm tra khi có dư luận của quần chúng nhân dân phản ánh cán bộ công chức chi tiêu, mua sắm một cách không bình thường so với mức thu nhập thực tế của họ. Thứ tư, quy trình kiểm tra khi thấy cán bộ, công chức sử dụng tài sản không rõ nguồn gốc.

Vì phần lớn những người thực hiện hành vi tham nhũng là những người có trình độ cao, có hiểu biết về pháp luật và có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, vì vậy các hành vi tham nhũng của họ được ngụy trang và che đậy rất khéo léo tinh vi. Vì vậy cần nghiên cứu để tìm ra các biện pháp kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng của công chức nhà nước trong các tình huống điển hình để hướng dẫn cho người làm chức năng kiểm tra.

- Ngoài ra, số đông cán bộ công chức là đảng viên nên việc kiểm tra để phát hiện các hành vi tham nhũng không thể thiếu cơ quan kiểm tra đảng vào cuộc. Đối với những thông tin phản ánh các hành vi tham những qua con đường tố cáo (kể cả nặc danh) thì ủy ban Kiểm tra đảng cần kết hợp với chủ thể quản lý hành chính để tiến hành kiểm tra và tìm ra sự thật để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm chặn đứng hành vi tham nhũng của công chức và chuyển qua giai đoạn thanh tra và điều tra để xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.

* Nâng cao chất lượng giám sát hành chính

Để giám sát nhằm chống các hành vi tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước, trước hết phải thực hiện giám sát hành chính ngay trong cơ quan của mình. Phải chỉ đạo hoạt động giám sát thực hiện đúng nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và xem xét hành vi của công chức nhà nước được giao thẩm quyền đối với đối tượng (tổ chức, cá nhân) để kiểm soát hoạt động của họ, buộc họ chịu sự giám sát của cơ quan để đi đúng quỹ đạo.

Vì vậy, hoạt động giám sát chính là hoạt động tất yếu khách quan nhằm hạn chế các hiện tượng vi phạm pháp luật của đối tượng và những căn bệnh cửa quyền đặc lợi vốn thường xuất hiện trong cơ quan hành chính nhà nước.

Để nâng cao chất lượng giám sát nhằm PCTN cần củng cố sức mạnh của cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng và các cơ quan giám sát trong bộ máy nhà nước cấp tỉnh. Cơ quan phòng, chống tham nhũng có nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động PCTN trên phạm vi địa phương.

Đồng thời nâng cao vai trò giám sát nhằm PCTN của các tổ chức chính trị, xã hội và dân cư, trong đó các Ban chỉ đạo thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác nhau làm nhiệm vụ hạt nhân phối hợp. HĐND tỉnh nâng cao trách nhiệm giám sát công tác PCTN tại địa phương. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN theo lĩnh vực mình phụ trách.

* Tăng cường công tác thanh tra hành chính

Ở nước ta, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra ngành và Thanh tra các địa phương không có chức năng truy tố các hành vi về tham nhũng. Công tác thanh tra dừng lại ở khâu phát hiện ra hành vi tham nhũng của đối tượng thanh tra và chuyển vụ việc qua cơ quan điều tra của cơ quan Công an để truy tố trước pháp luật. Mặc dù có quyền lực hạn chế như vậy, nhưng nếu làm tốt nhiệm vụ thanh tra thì nạn tham nhũng sẽ hạn chế rất nhiều. Để thanh tra làm được sứ mệnh của mình trong chống tham nhũng, tỉnh Đắk Lắk cần thực thi các giải pháp sau:

- Tiến hành thanh tra trung thực, khéo léo và phản ánh khách quan kết quả thanh tra.

- Nỗ lực thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Tổ chức thanh tra khẩn trương, trung thực các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thuộc thẩm quyền.

- Tiếp nhận và thu thập thông tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phòng, chống tham nhũng.

Công tác thanh tra trong hành chính cấp tỉnh nhằm chống tham nhũng cần có cơ quan chuyên trách, dù chỉ là bộ phận nghiệp vụ nằm trong Thanh tra nhà nước cấp tỉnh. Do tính chất gay go, phức tạp và đụng chạm của thanh tra chống tham nhũng nên cần có chính sách hỗ trợ riêng cho số cán bộ làm việc này.

3.2.4.4. Khẩn trương xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự những cá nhân có bằng chứng tham nhũng rõ ràng

Thực hiện các biện pháp mạnh tay trong đấu tranh, truy tố người có hành vỉ tham nhũng.

Các nước trên thế giới đều coi tham nhũng là tội phạm hình sự và quy định chế tài nghiêm khắc, để xử lý loại tội phạm này nhằm làm cho công chức không dám tham nhũng. Ở nước ta, trong Bộ luật Hình sự cũng quy định "các tội về chức vụ" trong đó quy định rất rõ tội danh và khung hình phạt cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua việc truy tố các quan chức tham nhũng ở Đắk Lắk vẫn còn nương tay, việc đấu tranh thu thập chứng cứ còn gặp nhiều khó khăn do các cơ quan quyền lực nhà nước, người có chức vụ quyền hạn... thường can thiệp vào công tác điều tra làm cho công tác điều tra kéo dài phải làm đi làm lại nhiều lần. Để chấm dứt tình trạng này công tác điều tra chống tham nhũng ở Đắk Lắk phải triển khai đồng bộ và kịp thời, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ tinh vi như:

- Cho phép cơ quan điều tra nghe "trộm" điện thoại của đối tượng bị điều tra, theo dõi đối tượng ở hầu hết thời gian kể cả ngày và đêm;

- Xây dựng cơ sở bí mật để giám sát các hành vi của đối tượng, không để đối tượng chuyển tiền, tài sản và bỏ trốn;

- Theo dõi cả những người có liên quan đến đối tượng để thu thập thông tin và chứng cứ phục vụ công tác xét xử;

- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước tạm ngưng việc giao dịch chuyển nhượng bất động sản và các tài sản có giá trị...

Ngay sau khi khởi tố, để tránh sự phi tang, cơ quan điều tra phải tiến hành nhanh chóng các bước điều tra, niêm phong tài liệu, tài sản và tiến hành các bước nghiệp vụ khác một cách khẩn trương.

Viện kiểm sát sau khi nhận được hồ sơ phải nhanh chóng nhận định, đánh giá hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra chuyển sang để có thể kịp thời nêu yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục thu thập thêm các chứng cứ, hoặc, nếu thấy đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì ra cáo trạng truy tố trước tòa.

Tòa án xét xử vụ án tham nhũng theo hồ sơ đã được hoàn tất do Viện kiểm sát chuyển sang, đồng thời trong quá trình xét xử, phải thực hiện đầy đủ các bước tranh tụng tại tòa theo đúng quy định của pháp luật, nghị án một cách khách quan, độc lập mới có tác dụng chống tham nhũng.

Vì thế, cơ quan điều tra phải nâng cao chất lượng điều tra, phải thể hiện được đầy đủ chứng cứ trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. Viện kiểm sát phải tích cực phối hợp với cơ quan điều tra và tòa án để có thể buộc bọn tham nhũng phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhằm tăng tính răn đe. Các nỗ lực khác nhằm tạo điều kiện cho việc điều tra và khởi tố tham nhũng bao gồm việc sửa đổi các quy định điều chỉnh việc thu thập và trình bày bằng chứng trước tòa án, và cải thiện các cơ chế áp dụng đối với việc nhận và cung cấp trợ giúp pháp lý. về phương diện này, việc bắt công chức tham nhũng phải trả lại các khoản tiền tham nhũng là một giải pháp có tác dụng vì các quan chức tham nhũng đã biển thủ những khoản tiền lớn từ công quỹ và cất giấu, phải hoàn trả lại các khoản đó để con cháu họ không có nguồn tài chính lo lót cho họ.

3.2.4.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng

Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trong quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 109 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)