6. Kết cấu đề t ài
3.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao yếu tố Cung cấp hàng hóa
Kết quả đánh giá của nhà bán lẻ về hoạt động Cung cấp hàng hóa đều xấp xỉ
bằng 4.
Trên thực tế, hàng hóa luôn đi ngay sau một ngày đặt hàng nhưng vẫn có số ít
khách hàng phản ánh với trường hợp giao hàng chậm nhiều ngày hay số lượng giao không đủ cho thiếu hụt kho hàng gây phiền hà cho khách hàng. Như vậy rõ ràng vẫn
còn điểm thiếu sót trong hoạt động cung cấp đến từ lỗi nhân viên bán hàng hoặc nhân viên giao hàng. Để khắc phục các lỗi trên cần có biện pháp sau:
- Khắc phục lỗi giao hàng không đúng số lượng, chủng loại và thời giao hàng và mâu thuẫncủa nhân viên bán hàng và nhân viên giao hàng bằng cách : Nhân viên bán hàng thực hiện nghiêm túc các bước chốt hàng đơn hàng trong quy trình bán hàng để đảm bảo tính chính xác của đơn hàng mà khách hàng đã yêu cầu. Bộ phận giao hàng chuẩn bị hàng hóa cẩn thận, tránh sót đơn.
- Công ty cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống dự báo nhu cầu, đặc biệt trong
những giai đoạn như lễ Tết. Công ty lên đặt kế hoạch đặt hàng kịp thời và hiệu quả đảm bảo nguồn hàng cần thiết cho hoạt động kinh doanh tại nhà bán lẻ.
3.2.4. Giải pháp nhằm nângcao yếu tố Thông tin bán hàng
Thông tin là yếu tố không thể thiếu, đặc biệt đối với lĩnh vực tiêu dùng. Thông tin phải luôn được cập nhật kịp thời, chính xác. Thông tin tốt sẽ nâng cao được hiệu
quả hoạt động phân phối cho Công ty cũng như làm hài lòng các nhà bán lẻ.
Trong hoạt động thông tin của Nguyễn Đạt – CN Huế, tuy các nhận định “ Thông báo chương trình khuyến mãi đầy đủ”, “ Thông tin khuyến mãi về sản phẩm
mới được cung cấp nhanh chóng”, “Thông báo về giá được cung cấp kịp thời” được đánh giá tố tuy nhiên vẫn còn một số cửa hàng vẫn đánh giá chưa tốt có thể vì họ chưa
nhận được những thông này một cách chính xác.
Để nâng cao hiệu quả thông tin bán hàng cho các nhà bán lẻ, Công ty nên thực
hiện một số biện pháp sau:
- Thông tin chương trình khuyến mãi phải được thống nhất, phải phổ cập cho
toàn bộ nhân viên trong công ty.
- Phải thông báo cho các nhà bán lẻ trước khi việc triển khai chương trình diễn ra để cửa hàng tìm hiểu trước.
- Giá cả sản phẩm phải liên tục cập nhật cho nhà bán lẻ
- Mỗi nhân viên bán hàng phải luôn mang cho mình danh sách các chương trình của Công ty đang triển khai để thông tin đến khách hàng đến một cách chính xác hoàn toàn.
3.2.5. Giải pháp nhằm nâng cao yếu tố Chính sách bán hàng.
Chính sách quan trọng này được đưa vào phân tích sự hài lòng của nhà bán lẻ và thực tế cho thấy nó có tác động đến sự hài lòng của nhà bán lẻ và duy trì tính cạnh
tranh trên thị trường.
Nhìn chung, tất cả các nhận định trong chính sách bán hàng đều nhận được đánh
giá cao từ nhà bán lẻ.
Nhận định “ Hài lòng về hình thức khuyến mãi,ưu đãi hấp dẫn” nhận được phản
hồi tích cực nhất từ nhà bán lẻ. Vì vậy công ty cần giữ vững và phát huy điểm này Tuy
nhiên, để kích thích việc mua hàng đồng thời giữ chân khách hàng và kiếm theo khách hàng mới thì công ty cần:
- Công ty cần quan tâm đến các nhà bán lẻ với các chương trình khuyến khích
nhằm xúc tiến bán hàng hiệu quả hơn và thiết lập mối quan hệ kinh doanh. Đặc biệt là những cửa hàng có doanh số bán hàng lớn, tăng thêm chiết khấu là những biện pháp
cân nhắc dành cho các cửa hàng có doanh số lớn
- Công ty cần duy trì giá cả trong một khoảng thời gian đủ lâu để khách hàng có thể chấp nhận được.
-Thưởng định kỳhằng năm cho các nhà bán lẻ có doanh số lớn.
3.2.6. Giải pháp nhằm nâng cao yếu tố Hỗ trợ Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hoạt động hỗ trợ của Công ty trong các hoạt động về trang thiết bị của các cửa hàng có tác động đến sự hài lòng của nhà bán lẻ.
Kết quả điều tra cho thấy khách hàng còn đánh giá chưa tốt về nội dung trong
chính sách này. Yếu tố hỗ trợ các hỗ trợ trang thiết bị ảnh hưởng rất nhiều đến các cửa
hàng nhỏ lẻ mới gia nhập vào hệ thống phân phối. Họ cần nhận được sự hỗ trợ từ phía
doanh nghiệp để phần nào đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tốt hơn.
- Công ty cần quan tâm đến các sản phẩm của mình tại cửa hiệu, liệu nó có được trưng bày ra ngoài hay nằm phía trong mà người tiêu dùng không thể thấy được, phải
quan tâm hỗ trợ các thiết bị cho các cửa hàng dù lớn hay nhỏ. Ít nhất phải cho họ thấy được sự quan tâm đến từ phía Công ty, điều đó sẽ mang lại lợi nhuận cho cả hai bên.
- Cần xây dựng một bộ tiêu chí hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho từng cửa
hàng phân theo doanh số. Việc này sẽ có tác động kích thích các nhà bán lẻ mua hàng nhiều hơn. Đồng thời, việc công khai khách quan sự hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết
bị theo doanh số cho từng cửa hàng như vậy sẽ làm cho nhà bán lẻ cảm thấy công bằng
so với các cửa hiệu khác, từ đó đưa ra những đánh giá cho nhà phân phối và NSX
khách quan hơn.
- Công ty cần hỗ trợ, cung cấp những công cụ quảng cáo như áp phích, poster chương trình giảm giá,.... và công cụ bán hàng như giá, kệ, tủ,.... gây chú ý cho người tiêu dùng giúp tăng số lượng bán cho các sản phẩm.
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1.Kết luận
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Cổ
phần Phân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt - CN Huế Về cơ bản đề tài thực hiện được
mục tiêu ban đầu là đánh giá của nhà bán lẻ đối với hoạt động phân phối Yến sào của
Công ty Cổ phần Phân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt - CN Huế tại thị trường Thừa
Thiên Huế. Đề xuất những giải pháp giúp Nguyễn Đạt giữ chân khách hàng hiện tại,
thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng trên thị trường Thừa Thiên Huế. Để có thể tiếp tục phát triển thì Nguyễn Đạt – CN Huế phải gấp rút xây dựng một hệ
thống và chính sách phân phối hoàn chỉnh, chuyên nghiệp để đáp ứng các yêu cầu
ngày càng khó tính của khách hàng.
Nguyễn Đạt – CN Huế cần tìm cách cân bằng và đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi
ích và lợi nhuận của Công ty và khách hàng bằng cách tập trung xây dựng kế hoạch,
chiến lược dài hạn để tối ưu hóa phương án xử lý.
Đối với các doanh nghiệp, kênh phân phối có vai trò hết sức quan trọng trong
việc đưa sản phẩm từ NSX đến người tiêu dùng
Sau kết quả điều tra thực tế đã cho thấy các giải pháp có thể ứng dụng trong thực
tiễn trong kinh doanh của Nguyễn Đạt – CN Huế, liên quan đến việc thiết lập một
chính sách hiệu quả và vững chắc. Về cơ bản đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể.Một số kết luận có thể rút ra như sau:
1) Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
2) Thỏa mãn được những yêu cầu của các nhà bán lẻ chính là yếu tố quan trọng
nhất trong việc xây dựng một chính sách phân phối mạnh, thành phần chính trong
chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, có thể thấy sự đánh giá chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố, trong đó có các thành phần của chính sách phân phối đã áp dụng cho các nhà bán lẻ có tác động ở những mức độ khác nhau và việc xây dựng mô hình hồi quy trong trường hợp kênh phân phối của Nguyễn Đạt – CN Huế đã chỉ rõ mức độ quan trọng
cấp hàng hóa, Thông tin bán hàng, Chính sách bán hàng và Hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đánh giá của khách hàng trên các yếu tố trong mô hình các nhà bán lẻ đang ở mức tốt tuynhiên vẫn còn một số nhân tố chưa được tốt cần cải thiện
Dựa trên những kết quả đã thu được qua quá trình khảo sát và phân tích số liệu,
trên cơ sở định hướng của Công ty Cổ phần Phân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt– CN Huế trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện chính sách
phân phối sản phẩm nước yếu trên địa bàn Thừa Thiên Huế để nâng cao sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với Công ty.
● Hạn chế của nghiên cứu
Do thiếu hụt về nguồn lực cũng như kinh nghiệm, khả năng nghiên của của bản
thân và còn có sự hạn chế trong việc cung cấp thông tin, số liệu từ phía Công ty, đề tài còn gặp phải những hạn chế
Thứ nhất,phạm vi nghiên cứu còn nhỏ hẹp, mẫu nhỏ và chỉ khảo sát các nhà bán lẻ nên có thể chỉ tính đại điện của kết quả không cao. Do đó tôi cần tiến hành nghiên cứu với mẫu lớn hơn và khảo sát với những phạm vi lớn hơn cũng như đa dạng về đối tượng điều tra hơn.Từ đó, kết quả của đề tài nghiên cứu tốt hơn.
Thứ hai, quá trình tiếp cận phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát vẫn còn gặp khó khăn nhất định dẫn đến số liệu nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn mang tính
khách quan.
Thứ ba, các giải pháp đề xuất chỉ mang tính ý nghĩa áp dụng trong mỗi phạm vi
nhất định của hoạt động kinh doanh phải còn tùy thuộc vào các điều kiện về chính
sách và chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.
Vì vậy, những nghiên cứu sau có thể khắc phục, được những hạn chế trên và có thểphát triển hướng đề tài cũng như quy mô của nghiên cứu theo hướng đa dạng hóa thông tin điều tra dựa vào sự đánh giá trên những cơ sở khác nhau.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước.
Cần có sự giám sát chặt chẽ cũng như đảm bảo việc đúng các tiêu chuẩn chất lượng đã công bố của nhà cung cấp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là tạo sự thuận lợi trong các thủ
tục cấp phép đầu tư kinh doanh, các chương trình quảng cáo,khuếch trương hìnhảnh. Tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động bán buôn, bán lẻ tránh trường hợp kinh doanh không đủ điều kiện, các hàng hóa vi phạm pháp luật, bản quyền, chất lượng thấp.
2.2.Đối với Công ty Cổ phần Phân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt- CN Huế
Công ty cần xây dựng mối quan hệ tốt với các ban ngành chức năng và đóng góp
vào ngân sách của nhà nước.
Nắm bắt chính sách của các cơ quan Nhà nước, các chuyển biến của thị trường để có thể có những điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là các quy định về giá cả thị trường,
các chương trìnhổn giá của Nhà nước.
Cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực
quản lý cho đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty.
Đẩy mạnh hiệu quả trong việc chăm sóc khách hàng, tạo nên sự khác biệt giữa
Yến sào của Công ty Nguyễn Đạt và các thương hiệu Yến sào khác, tạo nên tâm lý thoải mái, sự hài lòng.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong kênh phân phối, đẩy
mạnh công tác tìm kiếm thành viên mới và tuyển chọn những đại lý, nhà bán lẻ có năng lực trong công việc bán sản phẩm của Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Công ty Cổ phần Phân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt, Giới thiệu, lịch sử
hình thành của Công ty.
2. Đề tài “ Đánh giá của nhà bán lẻ về chính sách phân phối các sảnphẩm nước giải khát thương hiệu Suntory PepsiCo của nhà phân phối Thúy Vân trên địa bàn Thừa Thiên Huế”, Ngô Thị Bảo Trâm, khóa 49 –Kinh doanh
thương mại, Trường Đại học Kinh Tế Huế -Đại học Huế.
3. Đề tài “ Đánh giá của nhà bán lẻ với chính sách phân phốicác sản phẩm
của P&G tại Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Tuấn Việt trên địa bàn thành phối Huế”, Hoàng Hữu Hoát, khóa 46, Trường Đại học Kinh Tế Huế
-Đại học Huế.
4. Đề tài “ Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối
sản phẩm bia của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn thành phố Huế, Phan Thị Mỹ Hằng, khóa 48C – Kinh doanh thương mại, Trường Đại học Kinh Tế Huế- Đại học Huế.
5. Đề tài “Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phân hữu cơ sinh học của
Công ty Sông Gianhở khuvực miền Trung”, Cao Ngọc Anh, khóa 45, Trường Đại học Kinh Tế Huế- Đại học Huế.
6. Trần Hoàng Trọngvà Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu
nghiên cứu SPSS tập 1-2, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, NXB Hồng Đức.
7. Phạm Đức Kỳ, Trần Mỹ Vân, Lương Minh Trí Kỳ 1, tháng 6/2011. Xây
dựng mô hìnhđánh giá sự hài lòng của các nhà bán lẻ dịch vụ viễn thông
trên thị trường Việt Nam. Tạp chí Công nghệ và Truyền Thông.
8. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, NXB Lao động Hà Nội
9. Th.s Lê Huy Kim Phương Thảo(2017), Luận văn thạc sĩ “ Quản trị kênh phân phối sản phẩm Yến Sào Cao cấp Thiên Việt công ty Cổ phần Phân
phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt khu vực Miền Trung – Tây Nguyên”, Đại học
Kinh Tế Đà Nẵng.
10. Thư viện Mở Việt Nam (VOER)
11. Trần Minh Đạo (chủ biên) 2007,Marketing căn bản, Đại học Kinh Tế
Quốc Dân, NXB Thống kê.
12. Trương Đình Chiến (2010), Quản trị kênh phân phối, Đại học Kinh Tế
Quốc Dân, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. 13. Các trang liên kết
http://mekongsaigon.com/tin-tuc/yen-sao-viet-nam-thuc-trang-va-tiem-nang.
https://vjst.vn/vn/tin-tuc/1418/mot-so-dinh-huong-gop-phan-dua-yen-sao-tro-thanh- san-pham-quoc-gia-co-uy-tin.aspx.
II. Tài liệu tiếng Anh
1. Louis W. Stern, and Adel I. El–Ansary (1996) of Marketing Channels. 2. Bert Rosenbloom (1991), Marketing channels: A management view. The Dryden Press. Fourth Edition.
3. Đề tài “ Economic and Social Satisfaction:Measurement and Relevance to Marketing ChannelRelationship” Geynskens; Steenkamp & Kumar (1999).
4. Geyskens, Inge, Jan –Benedict E.M Steenkamp and Nirmalya Kumar
(1999). “A Meta –analysis of Satisfaction in Marketing Channel Relationships”,
Journal of Marketing Research, pp.223-238.
5. Kolter, P. and Leny, S.I (1996), Broadening the concept of Marketing, Journal of Marketing.
6. Philip Kolter & Gary Armstrong (2011), Principles of Marketing
7. Schellhase, R; Hardock, P; Ohlwein, M (2000): Customer satisfaction in Business – to business marketing: The case of retail organization and their suppliers, in: Journal of Marketing & Industrial Marketing, p.p 106-121.
8. Skinner, S.J: Gassenheimer, J.B; Kelley, S.W (1992): Cooperation in Supplier–Dealer Relation, in: Journal of Retailing.
PHỤ LỤC
A- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỪ PHẦN MỀM SPSS 1. Phụ lục A.1 –Thống kê mô tả
Phụ lục A.1.1 –Thống kê mô tả số năm hợp tác giữa Công ty và nhà bán lẻ.
So nam hop tac
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Duoi 1 nam 29 19.3 19.3 19.3 Tu 1 den duoi 3 nam 79 52.7 52.7 72.0 Tu 3 nam den duoi 5 nam 27 18.0 18.0 90.0
Tren 5 nam 15 10.0 10.0 100.0
Total 150 100.0 100.0
Phụ lục A1.2 –Thống kê mô tả các sản phẩm nước yến sào của Công ty Cổ phần Phân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt –CN Huế.
JustNest
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong 32 21.3 21.3 21.3 Co 118 78.7 78.7 100.0 Total 150 100.0 100.0 Thien Viet
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong 19 12.7 12.7 12.7 Co 131 87.3 87.3 100.0