6. Kết cấu đề t ài
1.2. Tình hình sản phẩm Yến sào tại Việt Nam và thị trường Yến sào tại Huế
Theo thống kê của Cục chăn nuôi, hiện tại nước ta có 42/63 tỉnh thành phố có
nuôi chim yến với tổng số lượng là 8.304 nhà yến, tổng số lượng con đạt khoảng
10.153.170 con với sản lượng ước tính đạt 100 tấn/ năm. Tuy sản lượng tổ yến Việt
Nam tuy lớn nhưng việc tiêu thụ nội địa chỉ chiếm một phần nhỏ, còn chủ yếu là xuất khẩu sang Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Úc,... với kim ngạch ước tính từ 100 –125 triệu USD/năm. Vì thế đây được xem là ngành chăn nuôi quan trọng, có hiệu
quả kinh tế cao. Tuy ngành chim yến đang phát triển mạnh mẽ nhưng còn mang tính tự phát, theo phong trào nên hiệu quả không cao. Dù sản lượng khá cao nhưng việc
nuôi chim yến tại các hộ dân cư tự phát khiến cho sản phẩm yến không đạt được giá
trị chất lượng và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái chim yến tại Việt Nam. Để khắc
phục được tính tự phát trong ngành nuôi yến, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tiên phong sáng tạo trong việc cải tiến, xây dựng các công trình, môi trường sống phù hợp cho chim yến nhằm đảm bảo quần thể chim yến được phát triển bền vững về góc độ sinh học.
Tại thị trường yến sào tại Thừa Thiên Huế, các sản phẩm về yến của Công ty
Cổ phần Cổ phần và Dịch vụ Nguyễn Đạt đang dần khẳng định vị thế, ưu thế cạnh
tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhận định Công ty tạo ra trong
tâm trí của người tiêu dùng là các sản phẩm thuộc Nguyễn Đạt như sản phẩm Yến
sào Thiên Việt là sản phẩm yến Cao cấp. Các sản phẩm của Nguyễn Đạt đang xuất
hiện trên tất cả các kênh phân phối tiêu dùng như ở tạp hóa, chợ, siêu thị lớn nhỏ và
Nguyễn Đạt – CN Huế nói riêng đã rất nỗ lực trong việc xây dựng, mở rộng các hệ
thống kênh phân phối, mạng lưới đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối và người tiêu
dùng tin tưởng sản phẩm của Nguyễn Đạt. Tuy vậy, các đối thủ cạnh tranh cũ và mới xuất hiện đang không ngừng nỗ lực phát triển để tranh giành thị phần tại Thừa
Thiên Huế. Vì vậy Tổng Công ty nói chung và Nguyễn Đạt – CN Huế vẫn luôn
phấn đấu để đối đầu với những thách thức, khó khăn để giữ thị phần của mình. Chính vì vậy, việc xây dựng và nâng cao những chiến lược trong kênh phân phối
sản phẩm của Nguyễn Đạt – CN Huế tại Thừa Thiên Huế luôn là phần quan trọng
trong quá trình phát triển của công ty Cổ phần Phân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt.
1.3. Tổng quan nghiên cứu
1.3.1. Mô hình nghiên cứu liên quan.
● Nghiên cứu nước ngoài
- Đề tài “ Economic and Social Satisfaction Measurement and Relevance to Marketing Channel Relationship” của Geynskens, Steenkam& Kumar (1999) công
bố đã phát hiện ra rằng sự hài lòng trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ sản xuất có
thể thuộc 2 loại: sự hài lòng về kinh tế và sự hài lòng về xã hội. Hài lòng về kinh tế liên quan đến phản ứng tích cực của một thành viên kênh đối với sản lượng kinh tế
tích cực của mối quan hệ của doanh số và lợi nhuận. Hài lòng về xã hội là những
phản ứng cảm tính tích cực của thành viên kênh đến khía cạnh xã hội, không liên
quan đến lợi ích kinh tế như giao tiếp cá nhân với đối tác.
Nghiên cứu tiếp theo của Geynskens, Steenkamp (2000) còn cho thấy 2 loại
hài lòng có một ảnh hưởng đến các nhân tố khác nhau trong mối quan hệ. Ví dụ sự
hài lòng về kinh tế ảnh hưởng đến sự trung thành theo một hướng tích cực. Sự phàn nàn ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng về xã hội nhiều hơn và ít ảnh hưởng sự hài lòng về kinh tế. Nghiên cứu này đãđóng góp quan trọngvà việc nghiên cứu sự hài lòng của cácnhà bán lẻ đối với NSX.
- Nghiên cứu của Bert Rosenbloom (1991) đã chỉ ra đa số các thành viên kênh phân phối thường đánh giá cao những đảm bảo của NSX trong 5 lĩnh vực: (1) dòng
sản phẩm mang lại lợi nhuận cao, (2) hỗ trợ xúc tiến quảng cáo; (3) hỗ trợ về quản
lý; (4) chính sách buôn bán và quan hệ hữu nghị. Nghiên cứu này đã phát triển ra
những yếu tố chính được các thành viên trong kênh phân phối nói chung và các nhà bán lẻ nói riêng đều đánh giá cao.
- Nghiên cứu của Schellhase, Hardock và Ohlwein (2000) về sự hài lòng của
các nhà bán lẻ đối với công ty Edeka, Metro, Rew, Spar và một số công ty khác thì xác định được 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với NSX,
nhà phân phối đó là: (1) tiếp xúc cá nhân; (2) đóng góp/hậu cần; (3) khuyến mãi; (4) mức độ hợp tác; (5) trưng bày; (6) quản lý sản phẩm; (7) chính sách giá; (8) chính
sách bán hàng; (9) chất lượng và linh động; (10) các tình huống.
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu sựhài lòng của các nhà bán lẻcủa Schellhase, Hardock và Ohlwein (2000)
● Nghiên cứu trong nước
- Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về sự hài lòng của các nhà bán lẻ như mô hìnhđánh giá sự hài lòng của các nhà bán bán lẻ dịch vụ viễn thông trên thị trường Việt Nam của Phạm Đức Kỳ, Trần Mỹ Vân, Lương Minh Trí (2011) chỉ ra 6
yếu tố bao gồm: (1) cung cấp hàng hóa; (2) chính sách bán hàng; (3) thông tin bán hàng; (4) nghiệp vụ bán hàng; (5) cơ sở vật chất thiết bị; (6) quan hệ cá nhân.
- Nghiên cứu nổi bật về quản trị kênh phân phối đó là Luận văn thạc sĩ “ Quản
trị kênh phân phối sản phẩm Yến sào Cao cấp Thiên Việt công ty Cổ phần Phân
phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt khu vực Miền Trung –Tây Nguyên (Th.s Lê Huy Kim
Phương Thảo- Đại học Kinh tế Đà Nẵng). Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận
về hệ thống kênh phân phối, nêu rõ thực trạng công tác kênh phân phối chỉ ra những
nguyên nhân cần khắc phục trong quá trình quảntrị kênh phân phối.
- Trong phạm vi trường Đại học Kinh tế Huế cũng có nhiều đề tài khóa luận
nghiên cứu về vấn đề phân phối. Cụthểmột số khóa luận sau:
+ Đánh giá của nhà bán lẻ với chính sách phân phối các sản phẩm P&G tại Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Tuấn Việt trên địa bàn thành phố Huế
(Hoàng Hữu Hoát, 2016). Đề tài chỉ ra rõ sự hài lòng của các nhà bán lẻ trong kênh là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng được một kênh phân phối mạnh. Tuy
nhiên, có thể thấy sự hài lòng đó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có các
thành phần của chính sách mà Công ty áp dụng cho các thành viên trong tư cách là
những khách hàng của mình. Các thành viên của chính sách khuyến khích có tác động ở những mức độ khác nhau.
“Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phân hữu cơ sinh học của Công ty
Sông Gianh ở khu vực miền Trung” (Cao Ngọc Anh, 2015). Trên cơ sở vật dụng
các lý luận và phương pháp phân tích khoa học, tác giả nghiên cứu thực trạng quá
trình phân phối và từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện kênh phân phối cho đơn vị. Đề tài “ Đánh giá của nhà bán lẻ về chính sách phân phối các sản phẩm nước
giải khát thương hiệu Suntory PepsiCo của nhà phân phối Thúy Vân trên địa bàn Thừa Thiên Huế”, Ngô Thị Bảo Trâm, khóa 49 – Kinh doanh thương mại, Trường Đại họcKinh Tế Huế-Đại học Huế.
Đề tài “ Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối sản
phẩm bia của Công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam trên địa bàn thành phố Huế,
Phan Thị Mỹ Hằng, khóa 48C – Kinh doanh thương mại, Trường Đại học Kinh Tế