Chính sách kênh phân phối của Công ty Cổ Phần Phân Phối và Dịch Vụ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá sự hài lòng của các nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các sản phẩm Yến Sào của Công ty Cổ phần Phân phối và dịch vụ Nguyễn (Trang 62 - 63)

6. Kết cấu đề t ài

2.2. Chính sách kênh phân phối của Công ty Cổ Phần Phân Phối và Dịch Vụ

Nguyễn Đạt –CN Huế ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà bán lẻ

Để xây dựng được mối quan hệ tốt với nhà bán lẻ, Công ty Cổ phầnPhân phối và Dịch vụ Nguyễn Đạt cũng như Nguyễn Đạt – CN Huế luôn đảm bảo cung cấp hàng hóa với các tiêu chí: giao hàng đúng thời gian, đảm bảo về số lượng và chất lượng trong các đơn hàng.

Để cho việc cung cấp hàng hóa được diễn ra thuận lợi thì cần phải có một sự phối

hợp thực hiện nhịp nhàng giữa nhiều bộ phận.

Đầu tiên, kế toán thủ kho sẽ thông báo cho giám sát bán hàng và cả nhân viên bán hàng về sản phẩm hiện có trong kho. Điều này để nhân viên bán hàng xác định được những sản phẩm hiện có thể cung cấp cho nhà bán lẻ. Nếu có sai sót mà nhà bán lẻ đặt những sản phẩm đã hết thì nhà bán lẻ phải đợi từ 2-3 ngày để có hàng. Nếu để

nhà bán lẻ chờ đợi thì sẽ tạo ra ảnh hưởng xấu đến nhân viên bán hàng và cả Công ty.

Mỗi sáng hàng ngày luôn có cuộc họp tại phòng kinh doanh để xác định tuyến đường chạy hôm nay, đưa ra doanh thu cần đạt được trong ngày cho mỗi nhân viên.

Nhân viên cũng được đào tạo quy trình bán hàng tại các điểm bán lẻ: tiến hành phân tích tồn kho của nhà bán lẻ, kiểm tra dữ liệu đơn hàng trước. Sau đó tiến hành

tính toán ước lượng số sản phẩm cần nhập thêm theo công thức:

- Số lượng sản phẩm cần nhập thêm (đối với nhà bán lẻ không có công cụ trưng

bày)=Sản lượng ước tính – Tồn kho + Số lượng dự trù.

- Số lượng sản phẩm cần nhập thêm (đối với nhà bán lẻ có công cụ trưng bày)=

Công cụ trưng bày * Sản lượng chất đầy công cụ trưng bày – Tồn kho hiện tại + Sản lượng dự trù

Sau khi đã giới thiệu sản phẩm, giá cả và chương trình khuyến mãi và đã thuyết

phục khách hàng nhập hàng, nhân viên bán hàng chốt đơn của khách hàng thông qua

ứng dụng AMIS và tiếp tục đến cửa hàng tiếp theo. Vào cuối ngày, trước 16h30 nhân

viên bán hàng phải hoàn thành xong việc chốt đơn hàng lên hệ thống. Lúc này, kế toán

bán hàng sẽ có nhiệm vụ chốt hóa đơn và in hóa đơn.

Trong trường hợp mức công nợ của nhân viên vượt mức thì kế toán bán hàng phải báo trước cho nhân viên bán hàng, nếu mức công nợ vẫn vượt thì không cho chốt hàng. Ngày hôm sau, nhân viên giao hàng đến nộp công nợ và nhận hóa đơn từ kế toán bán hàng và đến kho nhận hàng sau đó đi giao hàng như thông tin đã ghi trong hóa

đơn. Trong trường hợp có quá nhiều hóa đơn cần phải giao, để đảm bảo khách hàng luôn nhận được hàng thì nhân viên bán hàng có thể đi giao một phần hàng nếutuyến đi

hôm nay thuận đường với cửa hàng giao. Trong quá trình làm việc, giữa ba bộ phận

nếu có gì thắc mắc sẽ trực tiếp liên hệ để trao đổi với nhau qua điện thoại để đảm bảo

quá trình cung cấp hàng hóa diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá sự hài lòng của các nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các sản phẩm Yến Sào của Công ty Cổ phần Phân phối và dịch vụ Nguyễn (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)