8. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc cấp tỉnh
1.3.2.1. Chấp hành các khoản chi thƣờng xuyên
Sau khi được HĐND tỉnh thông qua dự toán và phân bổ dự toán chi, UBND tỉnh ban hành quyết định giao dự toán và phân bổ sự toán cho các đơn vị, Căn cứ quyết định của UBND tỉnh , phòng Quản lý Ngân sách - Tài chính hành chính sự nghiệp tỉnh thuộc Sở Tài chính thực hiện thông báo dự toán cho các đơn vị dự toán đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện dự toán, các đơn vị dự toán lập dự toán chi tiết hàng quí, năm theo mục lục ngân sách gửi phòng phòng Quản lý Ngân sách - Tài chính hành chính sự nghiệp tỉnh và KBNN làm căn cứ quản lý và kiểm soát chi.
Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên cần lưu ý phải dựa trên một số căn cứ sau:
- Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán. Đây là căn cứ mang tính quyết định nhất.
- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo.
- Dựa vào chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành.
Để đạt được mục tiêu cơ bản của khâu chấp hành dự toán chi thường xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả cần tập trung vào các yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã xác định.
- Đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô, làm thất thoát nguồn vốn của NSNN.
- Phải đề cao nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn NSNN. Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên cần phải tránh hai khuynh hướng: quá cứng nhắc hoặc quá tùy tiện đang xen làm giảm hoặc mất đi tính hiệu quả của các khoản chi thường xuyên. Cần phải thiết lập được một cơ chế đồng bộ nhằm phát huy được quyền dân chủ ở cơ sở trong quản lý tài chính, kiểm soát tốt nhất sự lạm quyền hay quá tải của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong sử dụng kinh phí đối với những đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính.
1.3.2.3. Xử lý ngân sách cuối năm
Theo quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, việc khóa sổ kế toán ngân sách cuối năm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước, nhưng nếu nộp trong năm sau thì phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau.
- Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước, nhưng nếu chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện hết không được chuyển sang năm sau chi tiếp; trừ trường hợp
được Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với NSTƯ), Chủ tịch UBND (đối với NSĐP) quyết định cho chi tiếp thì hạch toán và quyết toán như sau:
- Nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán, thì dùng tồn quỹ ngân sách năm trước để xử lý và hạch toán, quyết toán vào chi ngân sách năm trước;
- Nếu được quyết định thực hiện trong năm sau thì cơ quan tài chính thủ tục chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp. Các đơn vị thực hiện hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau; ngân sách các cấp thực hiện quyết toán số chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau vào chi ngân sách năm trước.
- Các khoản đã tạm ứng kinh phí trong dự án để chi trong dự án để chi đến hết ngày 31 tháng 12 chưa đủ thủ tục thanh toán, được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào ngân sách năm trước. Việc xử lý tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì phải báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên để đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp cho phép chuyển tạm ứng năm trước sang tạm ứng năm sau; nếu không được sự đồng ý của cơ quan tài chính thi KBNN thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị. Nếu dự toán năm sau không bố trí các mục chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi tạm ứng, KBNN thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp xử lý.
- Số dư tài khoản tiền gửi các khoản ngân sách cấp của đơn vị dự toán mở tại KBNN đến cuối ngày 31 tháng 12 phải nộp trả NSNN, trừ các trường hợp được chuyển năm sau chi tiếp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp có thu, các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam được chuyển kinh phí ngân sách bảo đảm hoạt động thường xuyên chưa sử dụng hết, số dư tài khoản tiền gửi và tiền mặt sang năm sau theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.3.3. Quyết toán và báo cáo quyết toán chi ngân sách cho hoạt động đơn vị cấp tỉnh vị cấp tỉnh
1.3.3.1. Quyết toán chi thƣờng xuyên
- Mục đích của quyết toán chi thường xuyên là nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cho kỳ chấp hành dự toán sau.
- Khi quyết toán chi thường xuyên cần các yêu cầu:
+ Phải lập đầy đủ và gửi kịp thời các loại báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định
+ Phải đảm bảo tính trung thực, chính xác đối với các số liệu trong báo cáo; nội dung báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung trong dự toán và theo mục lục NSNN đã quy định.
+ Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của KBNN đồng cấp trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thủ tướng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc.
1.3.4. Kiểm tra, giám sát chi ngân sách cho hoạt động đơn vị cấp tỉnh
Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý NSNN là yếu tố không thể thiếu trong suốt chu trình ngân sách; trong đó thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền trên từng lĩnh vực công tác.
Việc kiểm tra thực hiện NSNN của các ngành, các cấp phải được thực hiện thường xuyên và thường được tiến hành dưới hình thức kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính. Mục tiêu kiểm tra và giám sát là xem xét việc chấp hành luật pháp, chính sách của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với việc hình thành và sử dụng các nguồn thu; tính cân đối và hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính; xem xét mức độ đạt được về hiệu quả KT - XH của các khoản thu và chi NSNN; hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công.
Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách; công tác quản lý ngân sách; việc chấp hành luật pháp, chính sách trong lĩnh vực tài chính; thu nhập và phân tích dữ liệu, thông tin tài chính để rút ra những nhận xét, đánh giá.
Thông qua kết quả kiểm tra, các chủ thể được kiểm tra có thể đề xuất các kiến nghị về mặt pháp luật, chính sách và các biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh quá trình phân phối, phân bổ và cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, hoàn thiện việc hình thành và sử dụng các nguồn thu ngân sách.
1.4. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý chi ngân sách thƣờng xuyên
1.4.1. Nhân tố khách quan 1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu và chi NSNN. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế phát triển, thu NSNN nhiều và thuận lợi, đo đó quy mô chi NSNN rộng rãi hơn. Ngược lại, các vùng núi và trung du, điều kiện sản xuất khó khăn, giao thương cách trở, kinh tế chậm phát triển, thu NSNN sẽ khó khăn, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gâp áp lực cho quản lý chi NSNN cấp tỉnh.
1.4.1.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi NSNN đều thuận lợi, quản lý chi NSNN nhờ đó dễ dàng hơn. Ngược lại, các tỉnh chậm phát triển, thường thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung từ ngân sách trung ương sẽ bị động trong quản lý chi NS gây khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi…
1.4.1.3. Cơ chế chính sách
Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ như về quản lý chi NSNN (như Luật NSNN, các nghị định, thông tư), từng bước nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai minh bạch, góp phần quan trọng và việc phục vụ các mục tiêu tăng
Ở Việt Nam, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, cũng như các quyết sách của Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Quốc hội có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý ngân sách. Ch ng hạn, hệ thống định mức chi tiêu cho Chính phủ ban hành là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán, kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN. Việc ban hành các định mức chi một các khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi NSNN cấp tỉnh. Cơ chế phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp giữa trung ương và cấp tỉnh trong việc quản lý chi NSNN.
1.4.1.4. Tiềm lực tài chính công chi ngân sách
Chi NSNN phụ thuộc vào tiềm lực tài chính công, tức tài sản và khả năng huy động tài chính của Nhà nước. Nếu Nhà nước có tiềm lực tài chính dồi dào, áp lực giảm chi sẽ giảm đi. Ngược lại, khi nợ công chất cao, tiềm lực tài chính của Nhà nước mỏng manh, áp lực giảm chi lớn, quản lý chi NSNN cấp tỉnh sẽ khó khăn.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
1.4.2.1. Tổ chức bộ máy về quản lý chi NSNN
Hiện nay các cán bộ trong bộ máy quản lý NSNN đang dần được hoàn thiện và chuyên môn hóa, phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong quản lý tài chính, bên cạnh đó việc phân công, phân cấp hoàn thiện quy chế làm việc của các cơ quan trong quản lý chi NSNN cũng được chỉ đạo triển khai khá đồng bộ đã tạo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành cho các cấp ngân sách góp phần hoàn thiện công tác chi NSNN.
1.4.2.2. Năng lực lãnh đạo
Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN.
1.4.2.3. Năng lực cán bộ quản lý chi ngân sách
Năng lực cán bộ quản lý chi ngân sách bao gồm năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; năng lực đưa ra được các dự toán hợp lý; năng lực tổ chức thực hiện dự toán năng động, năng lực kiểm tra, giám sát các đơn vị thụ thưởng ngân sách
cấ. Nếu đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách có năng lực tốt, chất lượng quản lý chi ngân sách sẽ cao và ngược lại.
1.4.2.3. Đạo đức
Đạo đức của cán bộ quản lý chi ngân sách cấp cũng ảnh hưởng ở mức độ đến quản lý chi ngân sách. Nếu cán bộ tha hóa, vụ lợi, nguy cơ thất thoát, lạm dụng, lãng phí ngân sách sẽ lớn.
1.4.2.4. Công quản lý chi NSNN cấp tỉnh là yếu tố cần thiết
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào quản lý chi NSNN sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử l công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những cải cách về mặt nghiệp vụ.
1.5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách ở các địa phƣơng
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định
Xác định được việc tham mưu và quản lý nguồn thu của ngân sách là nhiệm vụ chính huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan đã đảm bảo nguồn chi cho ngân sách của địa phương. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, xây dựng lực lượng uỷ nhiệm thu thuế cho UBND xã, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND, đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen hưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hoá. Nhờ đó, Tuy Phước vượt thu hàng năm. Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở huyện và cơ sở, đáp ứng chi đột xuất của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách tại tỉnh Thái Bình
Tỉnh Thái Bình đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi
của các cấp chính quyền thông qua việc thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định,. Trong quản lý chi thường xuyên, UBND tỉnh đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách theo từng tiêu chí, cụ thể như định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo số học sinh; định mức phân bổ cho sụ nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạo được giao; định mức phân bổ sự nghiệp y tế tính theo giường bệnh; chi quản lý hành chính tính theo biên chế… riêng sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học - công nghệ, tài nguyên môi trường phân bổ trên cơ sở dự toán chi do Trung ương giao và khả năng cân đối của NSĐP.
Thêm vào đó, nhờ vào sự tiến hành giao các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 117/2013/NĐ - CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ - CP ngày 10 tháng 10 năm 2016. Kết quả, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Thái Bình được giao tự chủ đã chủ động trong việc sử dụng biên chế, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, khai thác tối đa nguồn thu theo quy định, quản lý chặt chẽ và