8. Kết cấu của luận văn
2.4.2.1. Về công tác lập dự toán
Ngân sách hàng năm của Văn phòng cơ quan lãnh đạo tỉnh được lập trên cơ sở kết quả thực hiện dự toán ngân sách năm trước mà không xét đến tác động của yếu tố thị trường nên chất lượng chưa cao (ở đơn vị sự nghiệp kinh tế).
Với việc lập dự toán, việc phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa sát với nhu cầu dẫn đến việc phải điều chỉnh, bổ sung ngân sách trong năm. Việc quản lý chi tiêu chủ yếu dựa vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ có sẵn, kết quả là không thể đánh giá được hiệu quả của mỗi đồng kinh phí thường xuyên đã sử dụng. Không có thông tin phản hồi từ hiệu quả chi thường xuyên sẽ cản trở việc đánh giá kết quả sử dụng các khoản chi này, nguyên nhân là do:
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý chi ngân sách (chi thường xuyên, chi đầu tư) tương đối đầy đủ nhưng nhìn chung còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, lại liên tục bổ sung sửa đổi gây khó khăn cho việc áp dụng vào thực tế. Trung tâm Hội nghị thực hiện cơ chế theo Nghị định số 141/2016/NĐ – CP nhưng ngoài việc báo cáo theo Nghi định còn báo cáo theo Luật Doanh nghiệp cùng một nôi dung chi nhưng một bên đưa vào chi phí còn một bên không đưa vào chi phí. Trong suốt 5 năm của thời kỳ ổn đinh ngân sách (2015 - 2020), định mức chi thường xuyên không được HĐND tỉnh bổ sung, sửa đổi trong khi giá cả thị trường liên tục biến động dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu chi hoạt động của các cơ quan đơn vị. Định mức phân bổ ngân sách trên các lĩnh vực KT - XH còn mang tính bình quân, không tính đến yếu tố đặc thù của tỉnh nên gây khó khăn trong việc phân bổ ngân sách cho công tác tài chính.
- Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính của các đơn vị theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, Thông tư 145/2017/TT-BTC ở các đơn vị trực thuộc chưa thực sự phát huy lại hiệu quả, nhất là việc khoản chi hành chính sự nghiệp.