Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang (Trang 39 - 41)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

Xác định được việc tham mưu và quản lý nguồn thu của ngân sách là nhiệm vụ chính huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan đã đảm bảo nguồn chi cho ngân sách của địa phương. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, xây dựng lực lượng uỷ nhiệm thu thuế cho UBND xã, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND, đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen hưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hoá. Nhờ đó, Tuy Phước vượt thu hàng năm. Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở huyện và cơ sở, đáp ứng chi đột xuất của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

1.5.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách tại tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi

của các cấp chính quyền thông qua việc thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định,. Trong quản lý chi thường xuyên, UBND tỉnh đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách theo từng tiêu chí, cụ thể như định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo số học sinh; định mức phân bổ cho sụ nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạo được giao; định mức phân bổ sự nghiệp y tế tính theo giường bệnh; chi quản lý hành chính tính theo biên chế… riêng sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học - công nghệ, tài nguyên môi trường phân bổ trên cơ sở dự toán chi do Trung ương giao và khả năng cân đối của NSĐP.

Thêm vào đó, nhờ vào sự tiến hành giao các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 117/2013/NĐ - CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ - CP ngày 10 tháng 10 năm 2016. Kết quả, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Thái Bình được giao tự chủ đã chủ động trong việc sử dụng biên chế, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, khai thác tối đa nguồn thu theo quy định, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại, từ đó sắp xếp bộ máy hợp lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Theo báo cáo quyết toán chi NSĐP của tỉnh Thái Bình, tổng chi NSĐP đạt 4.803 tỷ đồng, bằng 167% dự toán TW giao + Chi đầu tư phát triển: 1.050 tỷ đồng, bằng 124% dự toán TW giao và chiếm 23% tổng chi NSĐP. + Chi thường xuyên: 2.515 tỷ đồng, bằng 130% dự toán TW giao, chiếm 52,3% tổng chi NSĐP. + Chi chuyển nguồn sang năm sau đạt 783 tỷ đồng, chiếm 16% tổng chi NSĐP. + Chi bằng nguồn thu để lại quản lý qua NSNN: 438 tỷ đồng, chiếm 9% tổng chi NSĐP. Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán (trừ các nội dung bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách khắc phục hậu quả thiên tai và những vấn đề an sinh xã hội). UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện thực hiện chế độ tự chủ cho 100% các cơ quan

quản lý nhà nước theo Nghị định 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện tự chủ cho 100% các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao. Tiếp tục thực hiện phân cấp ngân sách xuống các đơn vị trường học để các đơn vị chủ động quản lý và sử dụng ngân sách. Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho các công trình thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực an sinh xã hội. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương tỉnh Thái Bình đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế địa phương tăng trưởng, ổn định chính trị xã hội.

Tuy nhiên, tỉnh Thái Bình cũng không thể tránh khỏi những khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách tỉnh, đó là về cán bộ quản lý ngân sách. Nhân sự của khối huyện, xã còn thiếu cán bộ cho công tác chủ đầu tư, khối các đơn vị dự toán còn hạn chế về trình độ quản lý tài chính. Định mức chi ngân sách chưa được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung ngoài dự toán vẫn còn xảy ra, hầu hết các sự nghiệp đều phải bổ sung mặc dù cuối năm vẫn phải chi chuyển nguồn sang năm sau (9%). Vốn chi đầu tư phát triển cân đối hàng năm chưa đáp ứng nhu cầu vốn, vẫn ở mức thấp (mới chiếm 23% tổng chi NSĐP).

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)