8. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Hoàng thiện việc lập dự toán chi ngân sách Nhà nƣớc tại Văn phòng cơ
3.2.1. Hoàng thiện việc lập dự toán chi ngân sách Nhà nƣớc tại Văn phòng cơ quan lãnh đạo tỉnh cơ quan lãnh đạo tỉnh
- Đối với công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách chi thường xuyên ngân sách tại đơn vị; cần dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT - XH của tỉnh Tiền Giang nói chung và Văn phòng cơ quan lãnh đạo tỉnh nói riêng, cần thực hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thông qua thực hiện chính sách động viên hợp lý nhằm khuyến khích, khơi thông các nguồn lực của các đơn vị trực thuộc, cần đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi đơn vị trực thuộc từ đó tìm được hạn chế.
- Việc giao dự toán cho các cơ quan đơn vị chưa sát với thực tế, hầu hết mới chi giao dự toán lương, phụ cấp lương và chi hoạt động theo biên chế được giao. Các khoản chi của đơn vị trực thuộc tự chủ phần lớn được bổ sung khi có nhu cầu đột xuất, vô hình chung tạo nên cơ chế “xin - cho” không minh bạch trong quản lý NSNN để giải quyết tình trạng trên cần mạnh dạn việc bỏ cơ chế xin cho, hàng năm lập dự toán vào tháng 7 các đơn vị phải tổ chức thực hiện nghiêm túc và chỉ lập 1 lần trong năm.
- Công tác lập dự toán NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả đầu ra, lập dự toán ngân sách trung hạn. Hiện tại việc lập dự toán trung hạn của Văn phòng cơ quan cấp tỉnh chỉ áp dụng (3 năm).
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn : Là phương thức soạn lập NSNN trong trung hạn (cho khoảng thời gian 3 năm). Trong đó, nó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống và kết hợp với các dự toán kinh phí từ dưới lên hợp thành chính sách chi tiêu được phân bổ phù hợp với các ưu tiên chiến lược.
Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn, bao gồm 3 phần chính:
- Soạn lập các kế hoạch chiến lược và xây dựng chính sách tài chính trung hạn dựa vào khuôn khổ kinh tế vĩ mô.
- Phân bổ nguồn lực phù hợp với các ưu tiên chiến lược - Lập kế hoạch chi tiêu ngân sách
Quản lý ngân sách theo đầu ra: là phương thức soạn lập ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của Chính phủ.
Quản lý đầu ra:
- Ấn định mục tiêu và tiêu chuẩn cho mỗi chương trình - Nhà quản lý linh hoạt áp dụng quy trình để đạt mục tiêu - Đánh giá kết quả thực tế (đầu ra)
- Quyết định nguồn lực dựa trên kết quả đầu ra.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và đơn vị sử dụng NSNN trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác lập và thảo luận dự toán.
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ - CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chế độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.