Định hƣớng về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang (Trang 84 - 85)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Định hƣớng về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

Trước thực tiễn về tình hình quản lý chi NSNN ta trong thời gian qua, cũng những yêu cầu đổi mới về phát triển KT - XH trong thời kì hội nhập. Nhà nước ta đã đưa ra những phương hướng để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách phục vụ công cuộc đổi mới và hướng đến mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào trước năm 2010, tạo đà phát triển để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là Việt Nam cần phải xây dựng được một nền tài chính quốc gia đủ mạnh để điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội.

Về chính sách tài khóa, tập trung cải cách cơ chế xây dựng dự toán NSNN, trong đó chú trọng đến kế hoạch ngân sách trung và ngắn hạn mang tính khả thi gắn với việc quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, nhằm phục vụ tốt cho việc thực hiện các chiến lược phát triển KT - XH. Đồng thời tiến hành rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách hiện hành để bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm cơ chế chính sách tài chính liên quan đến trợ cấp từ NSNN.

Nâng cao vai trò định hướng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước trong đầu tư phát triển KT - XH, trong đó vốn đầu tư của NSNN tập trung chủ yếu cho xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng KT - XH, và bảo đảm cho các công trình trọng điểm quốc gia về các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược như đầu tư phát triển con người nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, điều chỉnh cơ cấu đầu tư để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp, vừa đảm bảo tập trung thống nhất, vai trò chủ đạo và điều phối của ngân sách trung ương, vừa phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm và tính chủ động trong quản lý ngân sách của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách.

Đồng thời hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngân sách, xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Hiện đại hóa quản lý tài chính ngân sách, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành tài chính công theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.

Đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN phải bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải cách Tài chính công. Trong đó quan tâm đến một số nhiệm vụ trọng tâm: đối mới cơ chế cấp phát ngân sách theo hướng khoán chi, tiến tới kiểm soát theo kết quả đầu ra, khối lượng công việc hoàn thành, phát huy tính dân chủ và công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng NSNN; hiện đại hóa công nghệ giám sát, kiểm soát chi, chuẩn mực kế toán và quyết toán NSNN.

Việc quản lý chi NSNN phải hướng tới việc nhiệm vụ chính của đơn vị, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Cải cách tiền lương là một trong những lĩnh vực được ưu tiên cho giai đoạn tới vì đây là gốc rễ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Việc quản lý chi NSNN cũng phải tập trung cải thiện cơ bản hiệu quả sử dụng ngân sách. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên nhiệm vụ chính trị, ở những góc độ nhất định, sẽ khắc phục được những bất cập về hiệu quả sử dụng vốn. Gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, và tạo ra các hình thức thưởng - phạt trên cơ sở kết quả đạt được cũng cần phải từng bước áp dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách...

Đồng thời cần xác định lấy công nghệ hiện đại mà nòng cốt là công nghệ thông tin là công cụ phục vụ cho quá trình quản lý chi NSNN; công nghệ thông tin có ý nghĩa trong việc tác động và hỗ trợ có hiệu quả, quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong lập, chấp hành, phân bổ và quyết toán NSNN.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)