Việc thực hiện quyết toán ngân sách

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang (Trang 81 - 82)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.2.2. Việc thực hiện quyết toán ngân sách

Văn phòng cơ quan lãnh đạo tỉnh theo nguyên tắc chi theo dự toán ở một số đơn vị trực thuộc còn nhiều khó khăn, xuất phát từ nguyên nhân phương án phân bổ dự toán chưa hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn nên trong quá trình thực hiện còn xuất hiện tình trạng mục lục ngân sách thừa, mục lục thiếu phải điều chỉnh, bổ sung. Vẫn còn tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên: thể hiện ở lĩnh vực chi tiêu hành chính vượt mức quy định (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, chế độ, chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức các ngày lễ hội chưa hợp lý gây lãng phí). Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, máy móc thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu, kho lưu trữ hồ sơ chưa đảm bảo.

Theo quy định quyết toán chi phải đúng thực tế, đúng thực chi được chấp thuận theo quy định, nhưng vẫn còn một số tình trạng quyết toán theo số chuẩn chi hoặc số cấp phát. Cơ quan tài chính chưa kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu. Việc thuyết minh chi tiết, phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm cũng chưa được đầy đủ, do một số nguyên nhân như sau:

- Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý ngân sách nhìn chung chưa đồng đều và còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc như là nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của cán bộ còn hạn chế lại mang tư tưởng ỷ lại, ngại trao dồi học hỏi dẫn đến còn nhiều sai phạm trong công tác quản lý ngân sách. Trình độ nghiệp vụ và kiến thức tin học của một số kế toán còn hạn chế vì vậy hồ sơ, chứng từ kế toán còn nhiều thiết sót, hạch toán không đúng nội dung kinh tế phát sinh.

- Chưa quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng người

thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên thì không được khen thưởng, người sử dụng tủy tiện kém hiệu quả thì không bị xử lý, nhất là ở đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ.

- Đơn vị sử dụng ngân sách chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc công khai tài chính trong đơn vị. Vì vậy, việc công khai dự toán, quyết toán, mua sắm tài sản, kế hoạch đấu thầu, kết quả chỉ định thầu... còn mang tính hình thức, chiếu lệ làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, tại các đơn vị sử dụng ngân sách.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)