Các nhân tố tác động đến công tác quản lý chi ngân sách thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang (Trang 37)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý chi ngân sách thƣờng xuyên

1.4.1. Nhân tố khách quan 1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu và chi NSNN. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế phát triển, thu NSNN nhiều và thuận lợi, đo đó quy mô chi NSNN rộng rãi hơn. Ngược lại, các vùng núi và trung du, điều kiện sản xuất khó khăn, giao thương cách trở, kinh tế chậm phát triển, thu NSNN sẽ khó khăn, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gâp áp lực cho quản lý chi NSNN cấp tỉnh.

1.4.1.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi NSNN đều thuận lợi, quản lý chi NSNN nhờ đó dễ dàng hơn. Ngược lại, các tỉnh chậm phát triển, thường thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung từ ngân sách trung ương sẽ bị động trong quản lý chi NS gây khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi…

1.4.1.3. Cơ chế chính sách

Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ như về quản lý chi NSNN (như Luật NSNN, các nghị định, thông tư), từng bước nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai minh bạch, góp phần quan trọng và việc phục vụ các mục tiêu tăng

Ở Việt Nam, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, cũng như các quyết sách của Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Quốc hội có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý ngân sách. Ch ng hạn, hệ thống định mức chi tiêu cho Chính phủ ban hành là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán, kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN. Việc ban hành các định mức chi một các khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi NSNN cấp tỉnh. Cơ chế phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp giữa trung ương và cấp tỉnh trong việc quản lý chi NSNN.

1.4.1.4. Tiềm lực tài chính công chi ngân sách

Chi NSNN phụ thuộc vào tiềm lực tài chính công, tức tài sản và khả năng huy động tài chính của Nhà nước. Nếu Nhà nước có tiềm lực tài chính dồi dào, áp lực giảm chi sẽ giảm đi. Ngược lại, khi nợ công chất cao, tiềm lực tài chính của Nhà nước mỏng manh, áp lực giảm chi lớn, quản lý chi NSNN cấp tỉnh sẽ khó khăn.

1.4.2. Nhân tố chủ quan

1.4.2.1. Tổ chức bộ máy về quản lý chi NSNN

Hiện nay các cán bộ trong bộ máy quản lý NSNN đang dần được hoàn thiện và chuyên môn hóa, phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong quản lý tài chính, bên cạnh đó việc phân công, phân cấp hoàn thiện quy chế làm việc của các cơ quan trong quản lý chi NSNN cũng được chỉ đạo triển khai khá đồng bộ đã tạo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành cho các cấp ngân sách góp phần hoàn thiện công tác chi NSNN.

1.4.2.2. Năng lực lãnh đạo

Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN.

1.4.2.3. Năng lực cán bộ quản lý chi ngân sách

Năng lực cán bộ quản lý chi ngân sách bao gồm năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; năng lực đưa ra được các dự toán hợp lý; năng lực tổ chức thực hiện dự toán năng động, năng lực kiểm tra, giám sát các đơn vị thụ thưởng ngân sách

cấ. Nếu đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách có năng lực tốt, chất lượng quản lý chi ngân sách sẽ cao và ngược lại.

1.4.2.3. Đạo đức

Đạo đức của cán bộ quản lý chi ngân sách cấp cũng ảnh hưởng ở mức độ đến quản lý chi ngân sách. Nếu cán bộ tha hóa, vụ lợi, nguy cơ thất thoát, lạm dụng, lãng phí ngân sách sẽ lớn.

1.4.2.4. Công quản lý chi NSNN cấp tỉnh là yếu tố cần thiết

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào quản lý chi NSNN sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử l công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những cải cách về mặt nghiệp vụ.

1.5. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách ở các địa phƣơng

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

Xác định được việc tham mưu và quản lý nguồn thu của ngân sách là nhiệm vụ chính huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan đã đảm bảo nguồn chi cho ngân sách của địa phương. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, xây dựng lực lượng uỷ nhiệm thu thuế cho UBND xã, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND, đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen hưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hoá. Nhờ đó, Tuy Phước vượt thu hàng năm. Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở huyện và cơ sở, đáp ứng chi đột xuất của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

1.5.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách tại tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi

của các cấp chính quyền thông qua việc thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định,. Trong quản lý chi thường xuyên, UBND tỉnh đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách theo từng tiêu chí, cụ thể như định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo số học sinh; định mức phân bổ cho sụ nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạo được giao; định mức phân bổ sự nghiệp y tế tính theo giường bệnh; chi quản lý hành chính tính theo biên chế… riêng sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học - công nghệ, tài nguyên môi trường phân bổ trên cơ sở dự toán chi do Trung ương giao và khả năng cân đối của NSĐP.

Thêm vào đó, nhờ vào sự tiến hành giao các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 117/2013/NĐ - CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ - CP ngày 10 tháng 10 năm 2016. Kết quả, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Thái Bình được giao tự chủ đã chủ động trong việc sử dụng biên chế, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, khai thác tối đa nguồn thu theo quy định, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại, từ đó sắp xếp bộ máy hợp lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Theo báo cáo quyết toán chi NSĐP của tỉnh Thái Bình, tổng chi NSĐP đạt 4.803 tỷ đồng, bằng 167% dự toán TW giao + Chi đầu tư phát triển: 1.050 tỷ đồng, bằng 124% dự toán TW giao và chiếm 23% tổng chi NSĐP. + Chi thường xuyên: 2.515 tỷ đồng, bằng 130% dự toán TW giao, chiếm 52,3% tổng chi NSĐP. + Chi chuyển nguồn sang năm sau đạt 783 tỷ đồng, chiếm 16% tổng chi NSĐP. + Chi bằng nguồn thu để lại quản lý qua NSNN: 438 tỷ đồng, chiếm 9% tổng chi NSĐP. Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán (trừ các nội dung bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách khắc phục hậu quả thiên tai và những vấn đề an sinh xã hội). UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện thực hiện chế độ tự chủ cho 100% các cơ quan

quản lý nhà nước theo Nghị định 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện tự chủ cho 100% các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao. Tiếp tục thực hiện phân cấp ngân sách xuống các đơn vị trường học để các đơn vị chủ động quản lý và sử dụng ngân sách. Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho các công trình thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực an sinh xã hội. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương tỉnh Thái Bình đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế địa phương tăng trưởng, ổn định chính trị xã hội.

Tuy nhiên, tỉnh Thái Bình cũng không thể tránh khỏi những khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách tỉnh, đó là về cán bộ quản lý ngân sách. Nhân sự của khối huyện, xã còn thiếu cán bộ cho công tác chủ đầu tư, khối các đơn vị dự toán còn hạn chế về trình độ quản lý tài chính. Định mức chi ngân sách chưa được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung ngoài dự toán vẫn còn xảy ra, hầu hết các sự nghiệp đều phải bổ sung mặc dù cuối năm vẫn phải chi chuyển nguồn sang năm sau (9%). Vốn chi đầu tư phát triển cân đối hàng năm chưa đáp ứng nhu cầu vốn, vẫn ở mức thấp (mới chiếm 23% tổng chi NSĐP).

1.5.3. Bài học kinh nghiệm quản lý Ngân sách nhà nƣớc cho Văn phòng cơ quan lãng đạo tỉnh quan lãng đạo tỉnh

Thực tế kinh nghiệm các tỉnh đều cho thấy, phải xác định được mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu ĐTPT phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh, chú trọng ĐTPT kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tăng khả năng cân đối thu - chi NSNN, tăng quyền chủ động của đơn vị.

Đồng thời phải đảm bảo cân đối chi thường xuyên và chi ĐTPT. Trong quản lý chi ĐTPT phải hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải, dẫn đến chậm tiến độ thi công

các công trình và nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài, ngăn ngừa hành vi gây thất thoát, lãng phí do áp sai đơn giá, lập dự toán kinh tế, kỹ thuật chưa sát với thực tế...

Tăng cường khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm chi thường xuyên vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đôi với khoán biên chế trong các cơ quan hành chính.

Giao thẩm quyền, trách nhiệm cho cán bộ quản lý tài chính để họ chủ động, tự do và linh hoạt hơn trong quản lý điều hành. Các cơ quan trực thuộc cần thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý chi ngân sách trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại từng đơn vị.

Tuy nhiên cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương này tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chi ngân sách nhà nước và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan, đưa ra các khái niệm về ngân sách, quản lý chi NSNN, đặc điểm và các nội dung trong hoạt động chi NSNN cấp tỉnh . Qua đó, nêu lên vai trò của nâng cao hiệu quả quản trị chi NSNN, phân tích các nội dung, nhân tố ảnh hưởng đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN. Tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại các địa phương trong nước và các nghiên cứu ngoài nước, rút ra được bài học kinh nghiệm đối với hoạt động quản lý chi NSNN, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp đối với hoạt động quản trị chi thường xuyên tại Văn phòng cơ quan lãnh đạo tỉnh.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI VĂN PHÒNG CƠ QUAN LÃNH ĐẠO TỈNH TIỀN GIANG

2.1. Khái quát hoạt động chi Ngân sách nhà nƣớc và giới thiệu chung về lịch sử hình thành, hoạt động, cơ cấu tổ chức Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

2.1.1. Giới thiệu chung về Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ( sau đây gọi tắt là Văn phòng cơ quan lãnh đạo tỉnh)

2.1.1.1. Hoạt động Văn phòng cơ quan lãnh đạo tỉnh

Thực hiện Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)