Phát triển chương trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học cơ

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 39)

8. Dự kiến cấu trúc đề tài

1.4.Phát triển chương trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học cơ

1.4.1. Xác định mục tiêu phát triển năng lực học sinh qua từng giai đoạn học tập môn Ngữ văn

Đây thực chất là xác định mục tiêu về năng lực cần đạt được của học sinh qua từng giai đoạn học tập môn Ngữ văn ở bậc THCS. Trên cơ sở kết quả phân tích mục tiêu của CTGD phổ thông mới nói chung và CTDH của môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở trường THCS nói riêng cần xác định rõ sau khi học xong một tiết học, bài học của môn Ngữ văn thì học sinh được phát triển như thế nào về các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt. Do vậy, mục tiêu dạy học có thể tồn tại dưới nhiều cấp độ: tiết học, bài học, môn học, chương trình dạy học. Nhưng dù ở cấp độ nào, mục tiêu dạy học cũng phải những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất cần trang bị cho học sinh để đáp ứng mục tiêu dạy học môn Ngữ văn của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Căn cứ vào mục tiêu về năng lực cần đạt được của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới, giáo viên triển khai lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình, lựa chọn các phương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức dạy học các chủ đề trong CTDH của môn Ngữ văn để hình thành năng lực cho học sinh, phương pháp đánh giá mức độ hình thành, phát triển năng lực cho học sinh phù hợp. Nội dung dạy học môn Ngữ văn được lựa chọn đưa vào trong kế hoạch dạy học phải bao gồm những kiến thức, kỹ năng, thái độ góp phần hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Ngoài những nội dung quy định trong chương trình, giáo viên cũng có thể lựa chọn thêm những nội dung từ thực tiễn sinh động của các địa phương, từ cuộc sống thực của học sinh mà hàng ngày các em đang trải nghiệm. Hoạt động này gồm:

- Rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp.

- Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học môn Ngữ văn trong CTDH hiện hành thành những bài học mới, có thể bổ sung các hoạt động giảng dạy khác vào CTDH hiện hành; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối CTDH mới của môn Ngữ văn phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường.

- Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với dạy học môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Để có thể phát huy tốt vai trò của các yếu tố này, giáo viên cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng chuyển từ truyền thụ kiến thức sang chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh; thông qua đó các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành phương pháp học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ văn học. Hoạt động này gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực của học sinh. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

- Vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng coi trọng phát triển năng lực của người học.

1.4.3. Triển khai thực hiện chương trình dạy học

Trên cơ sở CTDH môn Ngữ văn đã được thẩm định, nhà trường triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo đúng quy định. Hoạt động triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cần được tổ chức theo hướng trao quyền tự chủ cho giáo viên, học sinh nhằm phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên, học sinh trong việc hình thành năng lực cho học sinh.

- Chú trọng sử dụng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí… khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học.

- Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học (có hướng dẫn, tập huấn riêng). Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, phân phối CTDH, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

- Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển CTDH môn Ngữ văn ở trường THCS thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.4.4. Đánh giá và điều chỉnh

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, thực hiện CTDH môn Ngữ văn ở trường THCS không chỉ nhằm đánh giá về kiến thức mà phải đánh giá đúng mức độ thực hiện, tính phù hợp của CTDH; đánh giá phải giúp hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy, cách học ngay trong quá trình dạy học; đánh giá bằng nhiều hình thức, kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá định kỳ; sử dụng kết quả đánh giá một cách hợp lý. Đánh giá CTDH môn Ngữ văn ở trường THCS nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình, vì vậy cần được triển khai thường xuyên, liên tục, theo từng khâu của khi triển khai kế hoạch thực hiện chương trình. Việc đánh giá không chỉ là công việc của nhà trường mà cần có sự tham gia của các bên liên quan và cơ quan QLGD địa phương.

1.5. Quản lý phát triển chương trình dạyhọc môn Ngữvăn ở trường trung

học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.5.1. Phân cấp quản lý phát triển chươngtrình giáo dục phổ thông

Tham gia quản lý phát triển CTGD phổ thông có nhiều chủ thể phân cấp theo quy định của Luật giáo dục.

1.5.1.1. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo

Giám đốc Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo”. Đối với quản lý phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới, Giám đốc Sở GD&ĐT có trách nhiệm sau đây:

Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Ban và Hội đồng thẩm định chương trình và phát triển CTGD phổthông trên địa bàn tỉnh/thành phố;

Trên cơ sở CTGD quốc gia và các văn bản pháp quy của BộGD&ĐT ban hành các quy định về tổ chức và quản lý hoạt động phát triển CTGD theo theo CTGD phổ thông mới trên địa bàn tỉnh/thành phố;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Ban hành CTGD địa phương: Căn cứvào điều kiện của địa phương và trên cơ sở của CTGD quốc gia, có thể xây dựng thêm những nội dung, môn học đặc thù của địa phương.

Tổ chức, hướng dẫn các cơ sở giáo dục phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới trên địa bàn tỉnh/thành phố.

Tổ chức, chỉ đạo việc thực thi CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới trên địa bàn tỉnh/thành phố.

Chỉđạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông lấy ý kiến về CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới.

Chỉ đạo, hướng dẫn đánh giá chương trình và việc phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới.

Chỉ đạo, giám sát các trường phổ thông thực hiện phát triển CTGD nhà trường theo CTGD phổ thông mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình và quản lý phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới trên địa bàn tỉnh/thành phố…

Hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu...cho các trường phổ thông thực hiện phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới.

1.5.1.2. Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo cấp huyện

Trưởng phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng GD&ĐT. Có thể nói trưởng phòng GD&ĐT là cán bộ QLGD cấp trung gian, là cầu nối quản lý giữa Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục như trường tiểu học, THCS trong địa bàn cấp huyện. Vai trò quản lý phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới thể hiện:

Trên cơ sở CTGD quốc gia, CTGD địa phương, và chỉđạo của Giám đốc Sở GD&ĐT, trưởng phòng GD&ĐT tổ chức, hướng dẫn các trường tiểu học, THCS trên địa bàn quận, huyện phát triển CTGD nhà trường theo CTGD phổ thông mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tổ chức, chỉ đạo việc thực thi CTGD nhà trường phổ thông cấp tiểu học, THCS theo CTGD phổ thông mới trên địa bàn quận, huyện.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển CTGD theo CTGD phổ thông mới của các trường tiểu học, THCS trên địa bàn quận, huyện.

Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp huyện hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường tiểu học, THCS thực hiện phát triển CTGD nhà trường theo CTGD phổ thông mới.

Tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình và quản lý phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo tiếp cận năng lực cho giáo viên và cán bộ QLGD trường tiểu học, THCS trên địa bàn quận, huyện…

1.5.1.3. Hiệu trưởng trường phổ thông

Hiệu trưởng là chủ thể trực tiếp quản lý phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới ở trong mỗi nhà trường. Hiệu quả phát triển phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới ở mỗi nhà trường phụ thuộc rất lớn vào vai trò của hiệu trường. Cụ thể:

Xây dựng kế hoạch phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo CTGD phổ thông mới.

Việc xây dựng kế hoạch CTGD nhà trường chính là thể hiện quá trình thiết kế, thực hiện và đánh giá toàn diện của nhà trường đối với việc phát triển chương trình.

Tổ chức, chỉđạo việc thực hiện CTGD nhà trường theo CTGD phổ thông mới trong trường mình phụ trách.

Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình theo CTGD phổ thông mới của các tổ chuyên môn và của mỗi giáo viên trong nhà trường.

Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực phát triển CTGD nhà trường theo CTGD phổ thông mới cho giáo viên, cán bộ QLGD ở trường THCS mà mình phụ trách.

Đảm bảo các điều kiện vềcơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chương trình theo CTGD phổ thông mới ởtrường mà mình phụ trách...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.5.1.4. Tổ trưởng chuyên môn

Tổ chuyên môn trong nhà trường có vai trò “hạt nhân” trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, trong đó có việc phát triển CTGD nhà trường theo CTGD phổ thông mới. Có thể nói việc phát triển CTGD nhà trường theo CTGD phổ thông mới có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của tổ chuyên môn, đứng đầu là tổ trưởng.Tổ trưởng chuyên môn trường PT thực hiện vai trò và nhiệm vụ trong việc quản lý phát triển CTGD nhà trường theo CTGD phổ thông mới như sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới của tổ chuyên môn theo năm học, học kì nhằm thực hiện CTGD, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào nhiệm vụ công tác của tổ, kế hoạch chung của nhà trường và điều kiện thực tiễn của tổđể tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới của tổ chuyên môn.

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở tổ chuyên môn. Tổtrưởng chuyên môn tích cực suy nghĩa, vạch ra những công việc, nhiệm vụ phải thực hiện hàng tháng, tuần; nghiên cứu nắm vững những công việc đã làm được, công việc chưa làm được thông qua sinh hoạt tổ để tập hợp ý kiến và tạo sự đoàn kết của các thành viên trong tổ trong thực hiện phát triển CTDH. Tổ trưởng cần thường xuyên giao nhiệm vụ cho tổviên và quan tâm giúp đỡ tổ viên thực hiện nhiệm vụđược giao. Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụđạo học sinh yếu kém.

Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển CTDH môn Ngữ văn của các giáo viên trong tổ. Điều hành hoạt động thực hiện CTDH môn Ngữ văn của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồsơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụđạo học sinh yếu kém...). Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...).

Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực việc phát triển chương trình theo CTGD phổ thông mới cho giáo viên ở tổ chuyên môn thông qua sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp... Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển CTDH môn Ngữ văn cho đội ngũ giáo viên theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên mới tuyển dụng biện pháp thực hiện CTDH mới (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...).

Kiểm tra đánh giá việc phát triển chương trình theo CTGD phổ thông mới ở tổ chuyên môn. Kiểm tra hồsơ sổ sách chuyên môn, trọng tâm là kế hoạch bài dạy, sổđiểm, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ tự bồi dưỡng (tích lũy chuyên môn). Chú trọng thực hiện kế hoạch bài dạy hàng tuần theo CTDH mới. Kiểm tra giờ dạy: Tiến hành dự các giờ dạy của giáo viên. Với mỗi giáo viên, tổ trưởng

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 39)