Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 57 - 61)

8. Dự kiến cấu trúc đề tài

1.6.2.Yếu tố bên ngoài

1.6.2.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ, xu thếđổi mới giáo dục trên thế giới

Bước vào thế kỷ XXI nhân loại chứng kiến những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự xuất hiện của cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đã đem lại cơ hội phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là chất lượng nguồn nhân lực. Để phát triển và hội nhập, nhiều quốc gia trên thế giới đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tảng văn hóa vữngchắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu, trong đó cốt lõi là đổi mới CTGD, CTDH, phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

1.6.2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo

Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó nhấn mạnh: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn “Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông”. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để cán bộ QLGD nói chung, cán bộ quản lý nhà trường THCS các cấp tổ chức triển khai, thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông.

1.6.2.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa, lịch sử của địa

phương

Mỗi địa phương đều có đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống, bản sắc văn hóa, lịch sử riêng. Các yếu tố này có tác động mạnh mẽ tới các quyết định quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Vì vậy, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng miền, từng địa phương mà cán bộ QLGD các cấp, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà trường THCS lựa chọn các nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dung giáo dục cho phù hợp, đảm bảo tính cân đối, hài hòa giữa CTGD quốc gia, CTGD địa phương, CTDH môn Ngữ văn của nhà trường, gắn nội dung CTDH môn Ngữ văn của nhàtrườngvớithựctiễnđịaphương và đảmbảo mục tiêu phát triển năng lực học sinh.

1.6.2.4. Sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục ngoài trường

Giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả phát triển phát triển phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cán bộ QLGD ở trường THCS phải tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền. Đồng thời Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể ở địa phương, với cha mẹ học sinh để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường cho hoạt dộng phát triển chương trình. Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Kết luận chương 1

Năng lực học sinh là thuộc tính cá nhân học sinh được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép học sinh huy động các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác để thực hiện thành công và có hiệu quả hoạt động học tập trong những điều kiện cụ thể. Tiếp cận năng lực trong giáo dục là xu thế phát triển của giáo dục thế giới trong thế kỷ XXI nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, trong đó cốt lõi là CTGD.

Phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới xuất phát từ kết quả mong đợi dưới dạng các năng lực đầu ra của học sinh THCS. Việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới đặc biệt chú trọng tới khả năng cảm thụ văn học, giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh, xuất phát từ học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sinh, đồng thời tính đến nhu cầu, hứng thú, lợi ích, khả năng của học sinh. Mục tiêu hình thành, phát triển năng lực của học sinh trong học tập môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở trường THCS.

Quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến các hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới thông qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá chương trình để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới bao gồm các nội dung như: Lập kế hoạch; tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá; đảm bảo các điều kiện cho phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới... Tham gia quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới có nhiều chủ thể với vai trò, trách nhiệm khác nhau. Việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Cần quan tâm đến các yếu tố này trong nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

55

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNGHỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 57 - 61)