Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 93 - 97)

8. Dự kiến cấu trúc đề tài

3.2.1.Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ chuyên môn

văn cp trung hc s

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ QLGD và giáo viên về những yêu cầu đặt ra trong phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới, từ đó có những hành động đúng và quan tâm đúng mức đến việc phát triển CTDH môn Ngữ văn của nhà trường.

3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp

Làm cho cán bộ QLGD, giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và phát triển giáo dục ở địa phương. Nhận thức

88

là tiền đề của hoạt động, có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới được coi là hoạt động xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy để nâng cao chất lượng phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trước hết hiệu trưởngcần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho cán bộ QLGD và giáo viên về tầm quan trọng của phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trong tiến trình đổi mới giáo dục nhà trường. Giúp cán bộ QLGD và giáo viên nhận thức rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm và lương tâm nhà giáo trong việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới là điều kiện tiên quyết đảm bảo việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới thành công. Ngoài ra, giúp cán bộ QLGD, giáo viên nhận thức rõ sự cần thiếtquản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trong bối cảnh hiện nay.

3.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ QLGD, giáo viên về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Để hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở trong trường THCS, mỗi tổ chuyên môn và mỗi giáo viên đạt hiệu quả, có chất lượng, người hiệu trưởng cần phải tăng cường công tác thông tin và quán triệt đến tận giáo viên về vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới đối với chất lượng dạy học, giáo dục của trường THCS. Một khi chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao thì uy tín của nhà giáo, của tổchuyên môn cũng được tôn vinh, ngược lại chất lượng giáo dục giảm sút thì uy tín của nhà giáo, của tổ chuyên môn cũng bị giảm xuống.

Cần cung cấp thông tin để tổ trưởng chuyên môn, giáo viên thấy rõ thực trạng phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới hiện nay và những rào cản đối với hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; nhận thức được tính cấp thiết phải phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới và nhìn nhận đúng về định hướng phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.

89

Người hiệu trưởng phải làm cho giáo viên thấy rõ thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới có tác dụng thật sự trong việc nâng cao năng lực chuyênmôn và nghiệp vụ sư phạm cho mỗi giáo viên từ đó họ tự giác, tích cực chuẩn bị nội dung, đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng thực hiện tốt việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Hiệu trưởng trường THCS phải làm cho giáo viên nhận thức rõ sinh hoạt tổ chuyên môn với chuyên đềphát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trở thành nhu cầu thường xuyên, là nơi học tập, giao lưu về chuyên môn, là nơi hiện thực hoá kế hoạch của nhà trường, là chỗ dựa về chuyên môn, nghiệp vụ,là nơi để cống hiến khả năng của mình. Do đó việc thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới của giáo viên đều được đánh giá một cách khách quan, thiện chí, tạo niềm tin cho giáo viên để họ đầu tư ngày càng sâu hơn hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Từ đó việc thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới của người giáo viên trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ và là động lực thúc đẩy để họ cùng nhau phấn đấu xây dựng mỗi tổ chuyên môn, mỗi nhà trường là đơn vị đi đầu trong việc quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, cần tập trung vào các biện pháp chủ yếu sau đây:

Tổ chức cho giáo viên học tập đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT và địa phương về giáo dục; tầm quan trọng, nội dung phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong việc chỉ đạo, thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Tổ chức các buổi trao đổi, các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt Chi bộ (Đảng bộ), Công đoàn, Đoàn thanh niên về nội dung phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

90

Giới thiệu tài liệu về phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới và các tài liệu về đổi mới PPDH, KTDH, KTĐG để cán bộ QLGD, giáo viên tự nghiêncứu.

Tổ chức giao lưu với các trường THCS theo phân công của Phòng GD&ĐT về sinh hoạt cụm chuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau thống nhất về nhận thức và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Xác định trách nhiệm của cán bộ QLGD, giáo viên trong việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Khi xem phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới là trách nhiệm của cán bộ QLGD, giáo viên, đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị của nhà trường phải vào cuộc. Mỗi tổ chức, đoàn thể trong nhà trường phải sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Mỗi cán bộ, giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động trên từng công việc của mình được phân công. Mỗi cán bộ QLGD, giáo viên phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc duy trì, cải tiến và phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Khắc phục những nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủvề vai trò của cán bộ QLGD trong việc quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới là công việc còn khá mới mẻ ở các nhà trường phổ thông. Vì vậy, qua việc thực hiện thí điểm phát triển chương trình vẫn còn tồn tại những nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về hoạt động phát triển phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Từ những nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ này mà hoạt động phát triển chương trình chưa trở thành sự quan tâm chung của tất cả mọi thành viên trong nhà trường. Vì thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cần khắc phục những nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về hoạt động này trong các trường THCS.

91

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Chủ thể quản lý thực hiện biện pháp này là Hiệu trưởng trường THCS, Tổ trưởng chuyên môn. Vì vậy, để biện pháp này đạt hiệu quả cao, Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT cần sớm ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở các trường THCS; Sở, Phòng GD&ĐT cần đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cho cán bộ QLGD nhà trường; Cần xây dựng cơ chế, chính sách, kinh phí cho việc tổ chức hoạt động này..

3.2.2. Bin pháp 2: T chc, h tr giáo viên thc hin quy trình phát trin chương trình dy hc môn Ngvăn theo tiếp cn năng lc

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 93 - 97)