8. Dự kiến cấu trúc đề tài
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức, hỗ trợ giáo viên thực hiện quy trình phát triển
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp là nhằm tổ chức cho đội ngũ giáo viên thực hiện phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới ởcác trường THCS một cách tối ưu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới và quản lý phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới.
3.2.2.2. Ý nghĩa của biện pháp
Giúp cho giáo viên trường THCS nắm vững bản chất của tổ chức thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là đổi mới căn bản, cốt lõi nhất của CTDH môn Ngữ văn ở trường THCS. Sự đổi mới này chi phối toàn bộ hoạt động của nhà trường mà trước tiên là việc tổ chức, chỉđạo hoạt động dạy học. Bản chất của tổ chức, chỉđạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức, chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh. Có nắm được bản chất của tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên và cán bộ
92
QLGD mới biết cần tập trung vào những khâu then chốt nào của dạy học; cần “năng lực hóa” nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như thế nào? Ngay cả với CTDH hiện hành nhưng biết “tái cấu trúc” lại thì vẫn có thể đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh.
Giúp cho giáo viên và cán bộ QLGD trường THCS tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Tổ chức phát triển CTDH môn Ngữvănđòi hỏi giáo viên và cán bộ QLGD trường THCS phải rất chủđộng, linh hoạt và sáng tạo. Bởi vì, trong hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn, CTDH không giới hạn ở kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh mà bao gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực chung, năng lực đặc thù; phương pháp dạy học không chỉ chú ý tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống da dạng của cuộc sống và nghề nghiệp sau này của các em; hình thức tổ chức dạy học không bó hẹp trong phạm vi lớp học mà mở rộng ra ngoài lớp học; qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
Phát triển ở giáo viên và cán bộ QLGD trường THCS kỹnăng tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn. Trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn, giáo viên và cán bộ QLGD trường THCS phải vận dụng những kiến thức của mình vào việc thực hiện các thao tác, hành động nhất định để vận hành hoạt động này theo đúng mục tiêu đã xác định. Do vậy, kỹnăng tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văncũngđược hình thành và phát triển.
3.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Chỉđạo giáo viên tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung CTDH môn Ngữ văn hiện hành theo CTGD phổ thông mới. CTDH môn Ngữ văn hiện hành có nhiều ưu điểm nhưng nếu theo CTGD phổ thông mới tiếp cận phát triển năng lực học sinh thì lại còn nhiều hạn chế, bất cập: Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹnăng vận dụng kiến thức của
93
HS; Các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng chưađược thể hiện thống nhất trong từng chủ đề, từng môn học và các môn học. Quan điểm tích hợp và phân hoá chưađược quán triệt đầy đủ, các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm. Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm; phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu, chưa chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủđộng, khả năng sáng tạo của học sinh; Phương thức đánh giá kết quả giáo dục chưa được xác định rõ ràng trong chương trình... Vì thế, song song với xây dựng CTDH môn Ngữ văn mới, cần tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học các môn học trong chương trình hiện hành để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Việc cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học các môn học trong CTDH môn Ngữ văn cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Nâng cao được kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình THCS hiện hành; Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục; Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong mỗi năm học không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình hiện hành; Đảm bảo tính khả thi...
Quy trình tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học các môn học trong chương trình THCS hiện hành. Việc cấu trúc, sắp xếp lại NDDH các môn học trong CTDH môn Ngữ văn cần được tổ chức một cách chặt chẽ, bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành; Bước 2: Cấu trúc, sắp xếp lại NDDH các môn học trong CTDH môn Ngữ văn.Ởbước này, có thể tổ chức nội dung thành những bài học mới, chuyển một số nội dung thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung các nội dung hoạt động khác vào chương trình.
94
Bước 4: Xây dựng CTDH, kế hoạch dạy học môn Ngữvăn mới.
Bước 5: Tổ chức thực hiện CTDH, kế hoạch dạy học môn Ngữvăn mới. Tổ chức giáo viên vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cần vận dụng các phương pháp và hình thức sau đây:
Đối với PPDH, quan tâm nhiều hơn đến phương pháp Thảo luận nhóm, Giải quyết vấn đề, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Dạy học theo dự án, Dạy học kiến tạo, Bàn tay nặn bột... cùng các kỹ thuật dạy học tích cực như Động não, Khăn trải bàn, Trưng bày phòng tranh, Bể cá, Ổ bi...
Đối với hình thức dạy học, bên cạnh hình thức dạy học trên lớp, cần quan tâm nhiều hơnđến các hoạt động xã hội, ngoại khóa,...
Tổ chức cho giáo viên đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Đánh giá kết quả học tập môn Ngữvăn của học sinh theo định hướng phát triển năng lực có ý nghĩa hỗ trợ sự phát triển của học sinh đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực không chỉ quan tâm đến kiến thức, kỹ năng mà còn phải quan tâm đến cả khả năng học sinh giải quyết vấn đề trong các bối cảnh, tình huống phức hợp và thực tiễn; quan tâm đến cả thái độ và giá trị của học sinh… Việc đánh giá như vậy sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của học sinh. Xác định được mức độ phát triển của học sinh ở từng giai đoạn học tập đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực là đánh giá dựa trên chuẩn đầu ra - những yêu cầu mà học sinh cần đạt về phẩm chất và năng lực khi học xong một môn học, lớp học. Chuẩn đầu ra cũng được cụ thể hóa cho từng bài/chương của môn học, cho từng hoạt động giáo dục. Vì thế, khi đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực với việc sử dụng kết quả đánh giá quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học, có thể xác định được mức độ phát triển của học sinh ở từng giai đoạn học tập. Quy trình đánh giá kết quả học tập của học
95
sinh theo định hướng phát triển năng lực bao gồm các bước sau đây: - Xác định mục tiêu đánh giá.
- Lựa chọn các phương pháp, hình thức đánh giá - Triển khai đánh giá.
- Xử lý kết quảđánh giá
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi hiệu trưởng trường THCS phải có năng lực tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới; giáo viên có năng lực thực hiện hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Ngoài ra, các trường THCS phải có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc triển khai hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữvăn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi nhà trường