8. Dự kiến cấu trúc đề tài
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Trong bốn biện pháp đề xuất trên đây, mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng quản lý phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới ở các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên vì chúng được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới ở các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
Trong các biện pháp đã nêu, căn cứ vào thực tiễn của trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc, chúng tôi thấy có hai vấn đề lớn nhất cần tập trung, đó là Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ chuyên môn về tầm quan trọng phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở các trường THCS; vấn đề lớn thứ hai là Tổ chức, chỉđạo giáo viên thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ vănở các trường THCS theo CTGD phổ thông mới. Thực trạng nghiên cứu quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã cho thấy những hạn chế trong quản lý về những
103
nội dung này. Những biện pháp trên cần phải được kết hợp thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ và linh hoạt để tạo ra bước đột phá quan trọng, góp phần tăng cường công tác quản lý của nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.