Những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 89 - 92)

8. Dự kiến cấu trúc đề tài

2.6.3.Những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Tư tưởng ngại thay đổi, kiến thức, kinh nghiệm về phát triển chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá...theo tiếp cận năng lực còn hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Việc bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, năng lực tự học, tinh thần học tập hợp tác cho học sinh chưa thường xuyên, chưa hiệu quả nên tinh thần tự học, khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh chưa cao. Công tác kiểm tra việc thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD

84

phổ thông mới còn bị xem nhẹ, chưa đánh giá đúng thực chất, ngại đụng chạm nên ảnh hưởng đến hiệu quả CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Việc huy động mọi nguồn lực và tạo động lực thúc đẩy quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cũng còn hạn chế, chưa mạnh, chưa thiết thực nên chưa có sức lan tỏa và quyết tâm thực hiện quản lý CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới là vấn đề còn hết sức mới mẻở địa phương. Bên cạnh đó cơ chế quản lí và các quy định của cấp trên còn nhiều bất cập, khả năng thực thi còn hạn chế. Việc quản lí chương trình, sách giáo khoa, thi cử chưa thống nhất, chưa chặt chẽ. Chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ QLGD, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới của các trường THCS. Nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị còn hạn hẹp.

Công tác quản lý của một số hiệu trưởng còn nhiều thiếu sót, chưa khoa học, nhiều tổtrưởng chuyên môn chưa qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Do đội ngũ giáo viên ở các tổ chuyên môn trong một trường và giữa các trường không đồng bộ về cơ cấu, tuổi nghề, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ. Trong nhà trường chưa phát huy hết nguồn nội lực dồi dào của cán bộ quản lí, giáo viên giỏi và chiến sỹ thi đua các cấp vào hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Kết luận chương 2

Đa số cán bộ QLGD, giáo viên ởđịa bàn khảo sát đã nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới. Tuy nhiên, hiểu biết về nội dung, cách thức phát triển CTDH môn Ngữ văn vẫn còn hạn chế. Vì vậy cần phải có biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới cho đội ngũ này. Bên

85

cạnh đó cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Kết quả khảo sát cho thấy: trong những năm qua việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông đã có những kết quả đáng khích lệ. Hiệu trưởng các trường THCS đã bước đầu có nhận thức tương đối tốt về chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Lãnh đạo các cấp thường xuyên quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực cùng với việc nâng cao năng lực tự chủ trong quản lý của hiệu trưởng cho hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Một bộ phận giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết đã tích cực đầu tư phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới như: Xây dựng chủđề, thiết kế bài giảng trên cơ sở lựa chọn nội dung trọng tâm, lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học thích hợp nhằm phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.

Việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới tại các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như: Việc lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lí phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới còn chung chung, chưa cụ thể, chưa chi tiết, chưa sâu sát, thiếu tính đồng bộ, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Một bộ phận không nhỏ giáo viên còn ngại khó, ngại thay đổi, chưa năng động tham gia phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới. Qua khảo sát cho thấy các yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Từ thực trạng trên, cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

86

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮVĂN Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 89 - 92)