8. Dự kiến cấu trúc đề tài
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo chương trình
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp này là xây dựng quy trình quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này. Đề xuất việc tổ chức quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới theo quy trình phù hợp với đặc trưng phát triển CTGD phổ thông mới ở các trường THCS.
3.2.3.2. Ý nghĩa của biện pháp
Giúp cho cán bộ QLGD, giáo viên tổ chức phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới một cách tối ưu, chủ động, linh hoạt và sáng tạo Chương trình phổ thông được xây dựng bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh THC, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo
96
đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. Vì vậy, việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới đòi hỏi cán bộ QLGD, giáo viên phải chủđộng, linh hoạt, vận dụng sáng tạo chương trình quốc gia, chương trình địa phương cho phù hợp với thực tiễn học sinh và điều kiện, đặc điểm riêng của nhà trường nhằm đápứng yêu cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của cấp học, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Phát triển ở cán bộ QLGD, giáo viên kỹnăng tổ chức phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới và phát triển chương trình môn học. Trong quá trình tổ chức phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới, cán bộ QLGD, giáo viên phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng phát triển chương trình vào việc thực hiện các thao tác, hành động theo quy trình nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. Do vậy, kỹnăng tổ chức phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới được hình thành và phát triển.
3.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Việc tổ chức phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cần tiến hành theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo và phân công các thành viên Ban Chỉ đạo. Thành lập Ban Chỉ đạo hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Việc thành lập Ban chỉđạo phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới cần đảm bảo tính dân chủ, hệ thống, hiệu quả, phù hợp với điều lệ nhà trường. Cần cân nhắc kỹ lưỡng xem mỗi thành viên có vai trò, nhiệm vụ gì và vị trí nào trong Ban chỉđạo, để họ có điều kiện ham gia một cách tích cực và hiệu quả nhất hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Ban chỉ đạo phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cũng cần phải đảm bảo tính ổn định, có thể làm việc liên tục trong nhiều năm liền để quá trình đổi mới được thường xuyên, liên tục.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉđạo hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.
97
+ Đối với hiệu trưởng: Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; phải hiểu biết đầy đủ các mục tiêu, nội dung, phương thức phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; phải kiên trì tổ chức hướng dẫn các giáo viên trong nhà trường thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; đồng thời phải chăm lo các điều kiện, phương tiện trong và ngoài nhà trường phục vụ phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới. Hiệu trưởng cũng cần phải biết phân công hợp lý để lãnh đạo và các tổ chức trong nhà trường tham gia có hiệu quả vào hoạt động quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.
+ Đối với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý các hoạt động chuyên môn theo dõi hoạt động dạy và học, bố trí sắp xếp thăm lớp, dự giờ, thao giảng, thực hiện các chuyên đề, kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới.
+ Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn về phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; chuẩn bị các chuyên đề, các hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa phục vụ hoạt động phát triển; lập danh sách phân công giáo viên đăng ký thao giảng đi tiên phong trong việc thực hiện đổi mới phương pháp; phân công giáo viên bộ môn dạy khối, lớp có định hướng phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới phù hợp với khả năng bước đầu của từng giáo viên và có định hướng bồi dưỡng phát triển lâu dài.
Bước 2: Phân tích nhu cầu và bối cảnh nhà trường. Phân tích bối cảnh nhà trường là xem xét và phân tích tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài trường; phân tích nhu cầu của học sinh, nhu cầu của các bên liên quan đểđưa ra các quyết định về mục tiêu, cấu trúc, nội dung và việc triển khai chương trình giáo dục của nhà trường.
Bước 3: Xác định sứ mệnh của nhà trường và mục tiêu của CTDH. Căn cứ vào kết quả phân tích bối cảnh để xác định sứ mệnh, triết lý của nhà trường
98
và mục tiêu cho CTDH môn Ngữ văn của nhà trường. Xác định sứ mạng là tạo ra bối cảnh để nhà trường kiến tạo nên các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Việc xác định sứ mạng quyết định cách thức phân bổ nguồn lực và hình thức phát triển cũngnhưđịnh hướng tương lai của nhà trường.
Bước 4: Xác định chuẩn đầu ra CTDH. Chuẩn đầu ra nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa mục tiêu của một CTGD. Chuẩn đầu ra cũng nhằm khẳng định chất lượng, năng lực của người học sau khi hoàn thành CTDH một cấp học. Chuẩn đầu ra góp phần định hướng cụ thể cho các hoạt động phát triển chương trình hướng đến người học, định hướng lựa chọn các biện pháp chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học và dựa vào đó kiểm tra đánh giá xem người học đạt được chuẩn đầu ra đến mức nào.
Bước 5: Thiết kế chương trình. Căn cứ vào mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTDH nhà trường, triển khai lựa chọn nội dung và khối lượng các môn học để đưa vào CTDH môn Ngữ văn. Trên cơ sở đó thiết kế dự thảo khung kế hoạch triển khai các môn học, hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm trong nhà trường để thực hiện CTDH đã thiết lập.
Bước 6: Tổ chức hội thảo góp ý kiến. Sau khi Dự thảo CTDH môn Ngữ văn nhà trường được hoàn thành, tổ chức hội thảo góp ý với sự tham gia của tất cả giáo viên, đại diện học sinh và đại diện cha mẹ các em, đại diện của cộng đồng. Tranh thủ ý kiến chỉđạo của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, của các cấp chính quyền. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh Dự thảo văn bản Chương trình.
Bước 7: Tổ chức thẩm định chương trình. Đây là hoạt động đảm bảo chất lượng cho việc triển khai CTDH nhà trường đápứng bối cảnh mới, đápứng mục tiêu và chuẩn đầu ra đã được xác lập.
Bước 8: Hoàn thiện chương trình và ban hành. Sau khi được hoàn thiện, CTDH được trình lên cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục xem xét và phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, hiệu trưởng ký ban hành và tổ chức
99 triển khai.
Bước 9: Tổ chức thực hiện chương trình. Sau mỗi năm học, học kỳ và sau khi đã triển khai áp dụng ở tất cả các lớp, CTDH được đánh giá và được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm sự phù hợp của chương trình với đặc điểm và nhu cầu phát triển của xã hội và của cá nhân học sinh, đảm bảo CTDH vừa ổn định vừa phát triển và đạt được hiệu quả cao nhất.
Bước 10: Đánh giá chương trình giáo dục nhà trường. Đánh giá CTDH nhà trường nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình. Ngoài các việc quản lý chặt chẽ các hoạt động triển khai CTDH sao cho đúng mục tiêu, đúng kế hoạch đã đề ra, tất cả các bên liên quan định kỳ cần có đại diện tham gia hoạt động đánh giá này. Chỉ có như vậy, mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả của CTDH môn Ngữ văn.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Chủ thể quản lý thực hiện biện pháp này là Hiệu trưởng trường THCS, Tổ trưởng chuyên môn. Vì vậy, để biện pháp này đạt hiệu quả cao, cần đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển CTDH môn Ngữ văn cho cán bộ QLGD, giáo viên nhà trường. Hiệu trưởng cần thành lập Ban xây dựng chương trình và các tổ, nhóm chuyên môn vừa đủ tư vấn cho Hiệu trưởng, vừa chủ trì thực hiện các nội dung phát triển chương trình; cần kiện toàn các tổ chuyên môn để mỗi tổ là một đơn vị học thuật thường xuyên sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp. Thiết lập các hệ điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chương trình. Việc vận dụng nội dung qui trình cần linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cấp học, của từng nhà trường.
3.2.4. Biện pháp 4: Tạo cơ chế để đẩy mạnh hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý phát triển chương trình môn học giữa các tổ chuyên môn