Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 92)

8. Dự kiến cấu trúc đề tài

3.1.Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tc đảm bo tính mc đích

Trong CTGD phổ thông, mục tiêu giáo dục được cụ thể hóa tới từng cấp học. Do đó, quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới phải bám sát mục tiêu chương trình quốc gia của mỗi lớp học và cấp học là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học cơ sở, hoàn thiện học vấn và có những hiểu biết thông thường về Ngữ văn, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu định hướng cho các nhiệm vụ như xác định chuẩn đầu ra, thiết kế nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới

3.1.2. Nguyên tc đảm bo tính khoa hc, đồng b

Quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cần xem xét trong mối quan hệ logic giữa các cấp học của giáo dục phổ thông và làm nền tảng cho các bậc học phổ thông trung học. Nghĩa là, CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới phải đảm bảo tiếp nối, liên thông giữa các lớp học, cấp học trước và cấp phổ thông trung học, giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Đảm bảo nguyên tắc này CTDH môn Ngữ văn sẽ đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPTmới.

3.1.3. Nguyên tc đảm bo tính kh thi

Quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới phải xuất phát từ thực tiễn của địa phương như yếu tố kinh tế, truyền thống, văn hóa; từ thực tiễn của nhà trường như chất lượng đội ngũ,điều kiện cơ sở vật chất, thiết

87

bị dạy học, truyền thống văn hóa nhà trường; từ chất lượng, nhu cầu của học sinh; từ sựtham gia đóng góp của cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục khác của nhà trường và cộng đồng.

3.1.4. Nguyên tc đảm bo tính hiu qu

Mỗitrường THCS được trao quyền phát triểnchương trình nhà trườngcủa riêng mình thì chương trình nhà trường của các nhà trường khác nhau sẽ khác nhau. Một nhà trường muốn khẳng định chất lượng giáo dục tốt, thì nhà trường ấy phải có được chương trình nhà trường chất lượng và hiệu quả. CTDH môn Ngữ văn có chất lượng và hiệu quả được hiểu là có tính hiện đại, phù hợp với bối cảnh nhà trường, khả thi và đóng góp đắc lực cho nhiệm vụ giáo dục học sinh vớiđầy đủ phẩm chất năng lực theo mục tiêu giáo dục đề ra. CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới thể hiện tính hiệu quả được thể hiện cả ở khía cạnh giáo dục và hiệu quả kinh tế, xã hội. Đây là nguyên tắc mà quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cần phải xác định ngay từ khâu lập kếhoạch.

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.1. Bin pháp 1: T chc bi dưỡng cho giáo viên trong t chuyên môn vyêu cu ca chương trình giáo dc ph thông mi đối vi dy hc môn Ng yêu cu ca chương trình giáo dc ph thông mi đối vi dy hc môn Ng văn cp trung hc s

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ QLGD và giáo viên về những yêu cầu đặt ra trong phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới, từ đó có những hành động đúng và quan tâm đúng mức đến việc phát triển CTDH môn Ngữ văn của nhà trường.

3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp

Làm cho cán bộ QLGD, giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và phát triển giáo dục ở địa phương. Nhận thức

88

là tiền đề của hoạt động, có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới được coi là hoạt động xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy để nâng cao chất lượng phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trước hết hiệu trưởngcần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho cán bộ QLGD và giáo viên về tầm quan trọng của phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trong tiến trình đổi mới giáo dục nhà trường. Giúp cán bộ QLGD và giáo viên nhận thức rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm và lương tâm nhà giáo trong việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới là điều kiện tiên quyết đảm bảo việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới thành công. Ngoài ra, giúp cán bộ QLGD, giáo viên nhận thức rõ sự cần thiếtquản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trong bối cảnh hiện nay.

3.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ QLGD, giáo viên về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Để hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở trong trường THCS, mỗi tổ chuyên môn và mỗi giáo viên đạt hiệu quả, có chất lượng, người hiệu trưởng cần phải tăng cường công tác thông tin và quán triệt đến tận giáo viên về vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới đối với chất lượng dạy học, giáo dục của trường THCS. Một khi chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao thì uy tín của nhà giáo, của tổchuyên môn cũng được tôn vinh, ngược lại chất lượng giáo dục giảm sút thì uy tín của nhà giáo, của tổ chuyên môn cũng bị giảm xuống.

Cần cung cấp thông tin để tổ trưởng chuyên môn, giáo viên thấy rõ thực trạng phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới hiện nay và những rào cản đối với hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; nhận thức được tính cấp thiết phải phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới và nhìn nhận đúng về định hướng phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.

89

Người hiệu trưởng phải làm cho giáo viên thấy rõ thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới có tác dụng thật sự trong việc nâng cao năng lực chuyênmôn và nghiệp vụ sư phạm cho mỗi giáo viên từ đó họ tự giác, tích cực chuẩn bị nội dung, đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng thực hiện tốt việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Hiệu trưởng trường THCS phải làm cho giáo viên nhận thức rõ sinh hoạt tổ chuyên môn với chuyên đềphát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới trở thành nhu cầu thường xuyên, là nơi học tập, giao lưu về chuyên môn, là nơi hiện thực hoá kế hoạch của nhà trường, là chỗ dựa về chuyên môn, nghiệp vụ,là nơi để cống hiến khả năng của mình. Do đó việc thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới của giáo viên đều được đánh giá một cách khách quan, thiện chí, tạo niềm tin cho giáo viên để họ đầu tư ngày càng sâu hơn hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Từ đó việc thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới của người giáo viên trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ và là động lực thúc đẩy để họ cùng nhau phấn đấu xây dựng mỗi tổ chuyên môn, mỗi nhà trường là đơn vị đi đầu trong việc quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, cần tập trung vào các biện pháp chủ yếu sau đây:

Tổ chức cho giáo viên học tập đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT và địa phương về giáo dục; tầm quan trọng, nội dung phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới; trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong việc chỉ đạo, thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Tổ chức các buổi trao đổi, các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt Chi bộ (Đảng bộ), Công đoàn, Đoàn thanh niên về nội dung phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

90

Giới thiệu tài liệu về phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới và các tài liệu về đổi mới PPDH, KTDH, KTĐG để cán bộ QLGD, giáo viên tự nghiêncứu.

Tổ chức giao lưu với các trường THCS theo phân công của Phòng GD&ĐT về sinh hoạt cụm chuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau thống nhất về nhận thức và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Xác định trách nhiệm của cán bộ QLGD, giáo viên trong việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới.

Khi xem phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới là trách nhiệm của cán bộ QLGD, giáo viên, đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị của nhà trường phải vào cuộc. Mỗi tổ chức, đoàn thể trong nhà trường phải sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Mỗi cán bộ, giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động trên từng công việc của mình được phân công. Mỗi cán bộ QLGD, giáo viên phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc duy trì, cải tiến và phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khắc phục những nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủvề vai trò của cán bộ QLGD trong việc quản lý phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới là công việc còn khá mới mẻ ở các nhà trường phổ thông. Vì vậy, qua việc thực hiện thí điểm phát triển chương trình vẫn còn tồn tại những nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về hoạt động phát triển phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Từ những nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ này mà hoạt động phát triển chương trình chưa trở thành sự quan tâm chung của tất cả mọi thành viên trong nhà trường. Vì thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cần khắc phục những nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về hoạt động này trong các trường THCS.

91

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Chủ thể quản lý thực hiện biện pháp này là Hiệu trưởng trường THCS, Tổ trưởng chuyên môn. Vì vậy, để biện pháp này đạt hiệu quả cao, Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT cần sớm ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới ở các trường THCS; Sở, Phòng GD&ĐT cần đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới cho cán bộ QLGD nhà trường; Cần xây dựng cơ chế, chính sách, kinh phí cho việc tổ chức hoạt động này..

3.2.2. Bin pháp 2: T chc, h tr giáo viên thc hin quy trình phát trin chương trình dy hc môn Ngvăn theo tiếp cn năng lc chương trình dy hc môn Ngvăn theo tiếp cn năng lc

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là nhằm tổ chức cho đội ngũ giáo viên thực hiện phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới ởcác trường THCS một cách tối ưu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới và quản lý phát triển CTDH môn Ngữvăn theo CTGD phổ thông mới.

3.2.2.2. Ý nghĩa của biện pháp

Giúp cho giáo viên trường THCS nắm vững bản chất của tổ chức thực hiện phát triển CTDH môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là đổi mới căn bản, cốt lõi nhất của CTDH môn Ngữ văn ở trường THCS. Sự đổi mới này chi phối toàn bộ hoạt động của nhà trường mà trước tiên là việc tổ chức, chỉđạo hoạt động dạy học. Bản chất của tổ chức, chỉđạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức, chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh. Có nắm được bản chất của tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên và cán bộ

92

QLGD mới biết cần tập trung vào những khâu then chốt nào của dạy học; cần “năng lực hóa” nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như thế nào? Ngay cả với CTDH hiện hành nhưng biết “tái cấu trúc” lại thì vẫn có thể đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh.

Giúp cho giáo viên và cán bộ QLGD trường THCS tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Tổ chức phát triển CTDH môn Ngữvănđòi hỏi giáo viên và cán bộ QLGD trường THCS phải rất chủđộng, linh hoạt và sáng tạo. Bởi vì, trong hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn, CTDH không giới hạn ở kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh mà bao gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực chung, năng lực đặc thù; phương pháp dạy học không chỉ chú ý tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống da dạng của cuộc sống và nghề nghiệp sau này của các em; hình thức tổ chức dạy học không bó hẹp trong phạm vi lớp học mà mở rộng ra ngoài lớp học; qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo…

Phát triển ở giáo viên và cán bộ QLGD trường THCS kỹnăng tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn. Trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văn, giáo viên và cán bộ QLGD trường THCS phải vận dụng những kiến thức của mình vào việc thực hiện các thao tác, hành động nhất định để vận hành hoạt động này theo đúng mục tiêu đã xác định. Do vậy, kỹnăng tổ chức hoạt động phát triển CTDH môn Ngữ văncũngđược hình thành và phát triển.

3.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Chỉđạo giáo viên tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung CTDH môn Ngữ văn hiện hành theo CTGD phổ thông mới. CTDH môn Ngữ văn hiện hành có nhiều ưu điểm nhưng nếu theo CTGD phổ thông mới tiếp cận phát triển năng lực học sinh thì lại còn nhiều hạn chế, bất cập: Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹnăng vận dụng kiến thức của

93

HS; Các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng chưađược thể hiện thống nhất trong từng chủ đề, từng môn học và các môn học. Quan điểm tích hợp và phân hoá chưađược quán triệt đầy đủ, các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm. Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm; phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu, chưa chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủđộng, khả năng sáng tạo của học sinh; Phương thức đánh giá kết quả giáo dục chưa được xác định rõ ràng trong chương trình... Vì thế, song song với xây dựng CTDH môn Ngữ văn mới, cần tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học các môn học trong chương trình hiện hành để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Việc cấu trúc, sắp

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý phát triển chương trình dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 92)