Nội dung quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 31 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ

thông mi trường Trung học cơ sở

1.4.2.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởtrường Trung học cơ sở

Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lí vì nó liên quan tới việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng quản lí (Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Lập kế hoạch hoạt động hướng theo chương trình Giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở là tập hợp những hành động của người Hiệu trưởng được sắp xếp một cách khoa học, gắn với các điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu hướng nghiệp đã đề ra. Để tiến hành lập kế hoạch tổ chức hoạt động hướng nghiệp, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở cần phải:

- Phân tích hiện trạng giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, bao gồm xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các điều kiện con người, tài chính, cơ sở vật chất, phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động hướng nghiệp. Từ đó công tác quản lí hoạt động hướng nghiệp mới có cơ sở đưa ra các giải pháp quản lí phù hợp.

- Xác định nhu cầu hướng nghiệp của học sinh thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm... từ phía nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh...

- Nghiên cứu các quy định về giáo dục hướng nghiệp của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chiến lược phát triển giáo dục, các quy định hướng dẫn thực hiện hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động hướng nghiệp .

- Xây dựng các nguồn lực giáo dục hướng nghiệp: nhân lực, tài chính, tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương thức tổ chức, phối hợp các nguồn lực để đạt mục tiêu giáo dục hướng nghiệp.

Dựa vào các phân tích trên, người Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở lập kế hoạch thực hiện hoạt động hướng nghiệp của nhà trường. Trong bản kế hoạch này sẽ:

- Xác định rõ mục tiêu hoạt động hướng nghiệp phải đạt tới là gì?

- Nội dung hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới; - Thời gian thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Nhân lực thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ

- Phương thức thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Cơ sở vật chất thực hiện hoạt động hướng nghiệp;

- Các thế mạnh của nhà trường, của địa phương cũng như những khó khăn

thách thức trong việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Dự kiến và dự phòng những tình huống có thể xảy ra trong tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp và phương án xử lí.

Việc lập kế hoạch còn giúp các trường Trung học cơ sở có kế hoạch, biện pháp đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường giáo dục; đề ra được các phương án tối ưu để phối hợp với các nguồn lực và tạo ra sự thống nhất ý chí, hành động của các tác nhân hướng nghiệp vào việc thực hiện mục tiêu chung của công tác hướng nghiệp. Lập kế hoạch còn tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng cho việc thực hiện các chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá đối với công tác hướng nghiệp.Việc thiết kế hợp lí, logic, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế về các nguồn lực và các tác động từ bên ngoài là cơ sở ban đầu rất quan trọng mang tính định hướng và quyết định sự thành công của công tác quản lí hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở.

Như vậy kế hoạch hóa chương trình hướng nghiệp là chức năng cơ bản nhất, mang tính mở đường cho việc thực hiện các chức năng quản lí khác. Tất cả các cán bộ quản lí ởtrường Trung học cơ sở đều phải bắt đầu chu trình quản lí của mình bằng việc thực hiện chức năng kế hoạch hóa thông qua việc lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo từng cấp quản lí để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả bền vững của các hoạt động hướng nghiệp.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp động theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởtrường Trung học cơ sở

Tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở là thực hiện quy trình thiết kế bộ máy sắp xếp, sử dụng và phát triển các nguồn lực. Việc tổ chức tốt chức năng tổ chức sẽ thiết kế, hoàn thiện được bộ máy quản lí và xác định được cơ chế vận hành, phối hợp giữa các bộ phận thực hiện nhiệm vụ công tác hướng nghiệp một cách hợp lí, khoa học, Nhờ đó, phát huy cao nhất khả năng của mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cá nhân và mỗi tác nhân

trong công tác hướng nghiệp; đồng thời tạo ra được sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, các bộ phận, các nguồn lực và các tác nhân vào việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động hướng nghiệp, có thể xảy ra những tình huống ngoài dự kiến của kế hoạch, việc tổ chức lại các nguồn lực sẽ giúp điều chỉnh các kế hoạch một cách kịp thời đểđạt được mục tiêu.

Nội dung của chức năng tổ chức bao gồm:

- Xây dựng lực lượng tham gia hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường thông qua việc thành lập Ban hướng nghiệp và giao nhiệm vụ cho Ban hướng nghiệp xây dựng các kế hoạch và hành động cụ thể thực hiện công tác hướng nghiệp.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trên cơ sở đánh giá được năng lực, phẩm chất của từng thành viên trong Ban hướng nghiệp. Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường cùng tham gia hoạt động hướng nghiệp (Các đoàn hội trong trường và ngoài nhà trường, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương...)

Có thể khẳng định, việc thực hiện chức năng tổ chức là hết sức cần thiết vì nó có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành bại của việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ

thông mới ởtrường Trung học cơ sở

Chỉ đạo thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường là quá trình tác động có chủ đích, có ảnh hưởng của cán bộ quản lí hướng nghiệp tới hành vi, thái độ của những người thực hiện hoạt động hướng nghiệp nhằm biến những yêu cầu chung của công tác hướng nghiệp thành nhu cầu của cán bộ, giáo viên, học sinh và những đối tượng khác tham gia công tác hướng nghiệp. Trên cơ sởđó, động viên và khích lệ mọi người tích cực, chủđộng và tự giác phát huy tối đa khả năng để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ hướng nghiệp với chất lượng cao. Đồng thời giám sát, điều chỉnh và hỗ trợ mọi đối tượng quản lí thực hiện các nhiệm vụ được giao; ra các quyết định quản lí và thúc đẩy các hoạt động hướng nghiệp phát triển. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động hướng nghiệp, hiệu trưởng trường Trung học cơ sở sẽ:

- Chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường học tập, nghiên cứu hoạt động hướng trong chương trình giáo dục phổ thông mới và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chương trình (nghiên cứu mục tiêu, nội dung,

phương thức tổ chức, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp của học sinh; nghiên cứu các điều kiện cụ thể của địa phương và nhà trường để vận dụng thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới).

- Chỉ đạo thành lập Ban hướng nghiệp, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hướng nghiệp của đơn vị và hướng dẫn thực hiện.

- Chỉ đạo quán triệt thực hiện mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở Trường Trung học cơ sở.

- Chỉ đạo thực hiện các nội dung của hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở (Chỉ đạo hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp cho học sinh, bao gồm việc tổ chức thực hiện các nội dung tìm hiểu nghề nghiệp cho học sinh ở từng khối lớp và các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp; Chỉ đạo hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp của học sinh (khảo sát hứng thú nghề nghiệp, khảo sát đánh giá phẩm chất năng lực của học sinh, đánh giá năng lực, phẩm chất, hứng thú nghề của học sinh và việc rèn luyện phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của nghề); Chỉ đạo hướng dẫn học sinh lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp (tư vấn nghề cho học sinh và giúp học sinh lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp và quyết định hướng đi sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở).

- Chỉ đạo giáo viên lựa chọn, sử dụng, vận dụng phối hợp các phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với các điều kiện trường Trung học cơ sở và điều kiện địa phương.

- Chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở.

- Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động hướng theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Chỉ đạo việc cấp kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Chỉ đạo tổng kết quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp , nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ

thông mới ởtrường Trung học cơ sở

Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết nhằm xem xét các hoạt động hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục, các bộ phận và cá nhân thực hiện hoạt động hướng nghiệp có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch hoạt động hướng nghiệp hay không? Xem xét những ưu

điểm, thiếu sót và nguyên nhân của những thiếu sót trong quá trình hướng nghiệp để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lí; xem xét tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp có phù hợp với các nguồn lực hiện có của cơ sở gáo dục hay không? Có căn cứ để đưa ra và hoàn thiện các quyết định quản lí, đồng thời có cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp của các quyết định quản lí đối với công tác hướng nghiệp. Qua đó, điều chỉnh kịp thời đối với những quyết định quản lí chưa phù hợp và kém hiệu quả trong thực tiễn và có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu thấy cần thiết.

Muốn đánh giá các hoạt động hướng nghiệp thì nhà quản lí trước hết phải xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp, đánh giá hoạt động hướng nghiệp một cách thường xuyên và theo định kỳ; thông qua đánh giá của giáo viên và học sinh; phối hợp các phương pháp đánh giá hoạt động hướng nghiệp. Hiệu trưởng cần phải kiểm tra các hoạt động sau:

- Kiểm tra công tác lập kế hoạch thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của giáo viên.

- Kiểm tra thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp theo từng khối lớp của giáo viên (kiểm tra hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp; kiểm tra hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp; kiểm tra lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp)

- Kiểm tra sử dụng, vận dụng các phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Kiểm tra kết quả đạt được về phẩm chất và năng lực của học sinh đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở.

Trong quá trình kiểm tra, Hiệu trưởng cần chỉ ra những kết quả đã thực hiện tốt và những điểm còn tồn tại, giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công việc.

Các quá trình trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo tiền đề và thúc đẩy lẫn nhau cùng thực hiện tốt các mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp.

Tóm lại kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét, đánh giá xem các hoạt động hướng nghiệp có theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không? Đánh giá không chỉ thực hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cảquá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả quá trình giáo dục hướng nghiệp.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ởtrường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)